Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Vương quốc Anh

[MINH HUỆ 18-09-2019] Tôi đã may mắn đắc Đại Pháp lúc mười tuổi. Đến giờ, tôi vẫn còn nhớ mồn một cảnh tượng luyện công tập thể ở Trung Quốc. Hồi đó, tôi thường tham gia luyện công buổi tối và các buổi sáng cuối tuần.

Một lần, Sư phụ điểm hóa cho tôi thấy chỗ thiếu sót của mình. Khi còn nhỏ, tôi rất hoạt bát và ham chơi. Hôm đó, chúng tôi luyện công trong một phòng thể thao, bắt đầu từ lúc tinh mơ. Tôi chỉ ngồi thiền 40 phút, rồi lấy một quả bóng đá ra sân chơi. Đến trưa, khi quay về, tôi thấy một học viên trẻ tầm 20, 30 tuổi gì đó vẫn đang tọa thiền!

Tôi thấy anh ấy ngồi đó từ lúc tờ mờ sáng tới trưa. Trong cái nóng oi bức giữa mùa hè mà anh vẫn ngồi đó thiền định bất động trong thế song bàn, tay kết ấn. Nhìn anh mà tôi cảm thấy một trường tĩnh lặng, hòa ái. Bao nhiêu năm sau, mỗi khi nhớ lại khoảnh khắc đó, tôi lại thấy trạng thái mà một học viên nên có và nhận ra khoảng cách giữa học viên đó với bản thân tôi trong tu luyện.

Với động lực này, tôi bắt đầu chú ý nhiều hơn đến việc luyện công. Sau đó, tôi đã cố gắng hết sức thực hiện theo yêu cầu của Sư phụ,

“Thời gian xếp bằng yêu cầu càng lâu càng tốt.” (Chương II: Đồ hình và giải thích động tác, Đại Viên Mãn Pháp)

Một đêm, tôi luyện công cùng bố mẹ ở nhà. Khi họ luyện xong và đi ngủ, tôi vẫn đả tọa. Bố tôi bảo tôi đi ngủ, nhưng tôi trả lời bố: “Luyện công tốt hơn là ngủ.” Rồi tôi cứ tiếp tục.

Nhà chúng tôi ở trong trung tâm thành phố và là một điểm học Pháp. Vào buổi tối, có đến 20 học viên tới cùng đọc “Chuyển Pháp Luân” và “Tinh Tấn Yếu Chỉ”; chúng tôi cũng thường xuyên xem các video bài giảng của Sư phụ. Sau khi học Pháp, mọi người chia sẻ trải nghiệm tu luyện gần đây của mình. Có người chia sẻ thể ngộ, có người chia sẻ các vấn đề tâm tính mà họ gặp phải trong công việc.

Pháp của Sư phụ rất giản dị và dễ hiểu. Tư duy vô thần và những quan niệm biến dị khác mà tôi hình thành trong cuộc sống đã bị giải thể trong môi trường tu luyện nhóm. Tôi không còn phủ nhận năng lực siêu nhiên và bỗng nhiên tin hết thảy mọi điều Sư phụ dạy. Bà tôi, cha mẹ, họ hàng và bè bạn là những tấm gương sống về những trường hợp cải biến cả sức khỏe lẫn tâm tính sau khi bước vào tu luyện.

Mặc dù vẫn luyện công, nhưng tôi không chú tâm học Pháp. Có lẽ chính mong muốn và hy vọng cháy bỏng xuất phát tự sâu thẳm trong tâm đã khiến tôi muốn tham gia học Pháp nhóm. Một lần, một kinh văn mới của Sư phụ được công bố đúng vào dịp nghỉ hè. Mẹ tôi tổ chức một buổi học Pháp nhóm toàn khu vực tại phòng họp lớn có loa ở công ty của mẹ.

Lần đó, trời nóng như đổ lửa, nhưng vừa nghe tin có kinh văn mới của Sư phụ, học viên nào cũng đến học Pháp. Nhà chúng tôi ở bên kia thành phố. Tôi ở nhà một mình, mà lại muốn tham gia buổi học Pháp nhóm này. Vì vậy, tôi đã rủ một tiểu đệ tử nữa đi bộ từ bên này sang bên kia thành phố để tham gia học Pháp.

Đến nơi, vừa mở cửa, tôi đã thấy các học viên ngồi chật kín phòng. Điều phối viên ngồi ở giữa. Bà dõng dạc, kính cẩn đọc từng từ trong kinh văn mới của Sư phụ. Bầu không khi trang nghiêm, tĩnh lặng.

Sư phụ giảng:

“Học Pháp tập thể là do tôi lưu lại cho mọi người, luyện công tập thể là do tôi lưu lại cho mọi người.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Ký ức về việc các đồng tu học hỏi lẫn nhau khiến tôi nhớ mãi về tầm quan trọng của việc học Pháp nhóm. Tôi đã thụ ích rất nhiều từ môi trường tu luyện nhóm. Nền tảng hình thành trong khoảng thời gian ngắn ấy đã khởi tác dụng quan trọng trong tu luyện của tôi sau này. Cảm tạ Sư phụ!

Nâng cao nhận thức về cuộc bức hại ở trường

Tháng 7 năm 1999, trên đường về nhà, tôi mong đến buổi học Pháp nhóm. Tôi còn chưa bước vào nhà thì nhà hàng xóm đã mở cửa sổ hối tôi: “Vào mà xem TV đi!” Tôi liền bật TV lên và thấy nhiều cảnh tượng ghê rợn. Đại Pháp đã bị công kích qua các chương trình phát sóng liên tục của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Để giảng chân tướng về Đại Pháp cho mọi người, cho chính quyền, và kêu gọi khôi phục lại môi trường tu luyện yên bình của Pháp Luân Công, nhiều đồng tu đã không chấp nhận kiểu đối xử bất công như vậy. Họ càng không chấp nhận những công kích đối với Đại Pháp và Sư phụ. Họ bước ra đối mặt với cuộc bức hại.

Năm 1999, sau khi cha tôi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa, chúng tôi không được nghe tin gì từ cha cả một thời gian dài. Mong muốn duy hộ Đại Pháp của mẹ tôi cũng rất mạnh mẽ, nhưng khi mang trên vai trách nhiệm với gia đình, mẹ phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn. Còn ông bà 80 tuổi ở nhà cần được chăm sóc, tôi thì còn nhỏ và còn phải đi học. Một lần, chúng tôi chia sẻ sau khi học Pháp. Chúng tôi có nên đến Bắc Kinh không? Tôi bày tỏ suy nghĩ của mình với mẹ và đọc một bài thơ của Sư phụ:

Thuỳ Cảm Xả Khứ Thường Nhân Tâm
Thường nhân chỉ tưởng tố Thần Tiên
Huyền diệu hậu diện hữu tâm toan
Tu tâm đoạn dục khứ chấp trước
Mê tại nạn trung hận thanh thiên”

Tạm dịch:

Ai dám xả bỏ tâm người thường

Người thường chỉ mong làm Thần Tiên
Phía sau huyền điệu bao tâm phiền
Tu tâm đoạn dục bỏ chấp trước
Mê trong khổ nạn hận thanh thiên

(Hồng Ngâm)

Chúng tôi quyết định buông bỏ tư tưởng người thường và đến Bắc Kinh để duy hộ Pháp. Dưới sự bảo hộ của Sư phụ, chúng tôi đã đến Bắc Kinh hai lần, lần nào cũng trở về an toàn. Công việc của mẹ tôi không bị ảnh hưởng và mẹ vẫn hoàn thành trách nhiệm chăm sóc gia đình. Việc học của tôi cũng không bị ảnh hưởng.

Sư phụ giảng:

“Những đệ tử Đại Pháp nào không thể thực thi tác dụng duy hộ Đại Pháp thì không có cách nào viên mãn, bởi vì chư vị đều khác với tu luyện trong quá khứ và tương lai; sự vĩ đại của các đệ tử Đại Pháp chính ở chỗ này.” (Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, Tinh tấn Yếu chỉ II)

Cha mẹ tôi bị bức hại chỉ vì đức tin của họ. Trong hai năm mà nhà tôi bị lục soát phi pháp tới ba lần, cha mẹ tôi bị bắt giữ hơn năm lần, bị giam giữ và thẩm vấn phi pháp. Họ phải chuyển tới nơi khác. Lúc cuộc bức hại nổ ra, tôi mới 12 tuổi. Để tránh bị truy tìm và phải khai ra chỗ ở của cha mẹ, tôi thường phải ở nhà của các bạn cùng lớp.

Tôi luôn tập trung hoàn thành việc học và giữ mối quan hệ tốt với các thầy cô giáo và các bạn. Hồi tôi còn học trung học, hiệu trưởng nhà trường, giám đốc trường và giáo viên chủ nhiệm lớp tôi đều bị sách nhiễu. Một lần, hai cảnh sát yêu cầu ban giám hiệu nhà trường giúp họ theo dõi tôi để điều tra ra bố mẹ tôi. Họ đợi ngoài cổng trường để đi theo tôi, hòng tìm ra cha mẹ tôi. Tôi đã được một giáo viên tốt bụng cảnh báo rằng thân phận của tôi đã bị lộ.

Khi ra ngoài, tôi nhận thấy hai cảnh sát mặc thường phục nhìn tôi. Tôi liền báo với các bạn cùng lớp, rồi chúng tôi chạy lên một chiếc xe buýt sắp chuyển bánh để cắt đuôi họ.

Sau đó, họ lại đến trường, lên thẳng phòng hiệu trưởng để ép thầy hiệu trưởng trợ giúp. Ban giám hiệu nhà trường gạt đi, rồi nghiêm giọng bảo họ: “Các anh tự lo đi. Đừng đến chỗ chúng tôi nữa!”

Những năm học trung học của tôi rất bận rộn. Để có thêm thời gian học, tôi ở nội trú tại trường. Tôi thường tới buổi tụ họp buổi tối của các giáo viên để chia sẻ về vẻ đẹp của Đại Pháp và chân tướng cuộc bức hại. Các giáo viên đón nhận rất cởi mở, họ còn chia sẻ với tôi về những gì họ nghe được và những câu chuyện văn hóa truyền thống.

Với các bạn cùng lớp, những lúc rảnh, chúng tôi vượt tường lửa internet của Đảng để xem các video chân tướng do các học viên nước ngoài sản xuất. Việc này rất hữu ích và khởi tác dụng mạnh mẽ. Ngay cả trong giờ học, các bạn cũng nói về cuộc bức hại và tỏ ra nghi ngờ truyền thông nhà nước. Các chương trình mà học viên nước ngoài sản xuất được chiếu mấy lần trong lớp, và các bạn đều chăm chú xem.

Bố mẹ của một bạn học hiểu lầm tôi. Một trong hai bác ấy là doanh nhân thành đạt, có ảnh hưởng lớn trong xã hội. Bác báo tôi với Phòng Giáo dục. Cả trường náo động. Trường tôi vốn là trường danh tiếng, cũng là trường trực thuộc sự quản lý của viện giáo dục nhà nước của Đảng.

Ban lãnh đạo nhà trường rất căng thẳng. Họ liên tục gặp tôi nói chuyện, khuyên tôi từ bỏ tu luyện và viết bản cam kết. Mỗi lần họ đến gặp tôi là một cơ hội tốt để tôi giảng chân tướng.

Một hôm, thầy hiệu trưởng gọi tôi lên văn phòng của thầy. Thầy đang chịu áp lực của Đảng. Khi thấy tôi không sẵn sàng hợp tác, thầy bắt đầu dọa tôi, bảo nếu tôi không từ bỏ tu luyện và viết bản cam kết thì tôi sẽ bị đuổi học. Tôi không động tâm, chỉ giảng đi giảng lại chân tướng cho thầy.

Sau đó, có một chuyện khiến tôi sợ hãi.

Một hôm, cảnh sát đến trường bắt tôi. Họ đợi ở phòng hiệu trưởng. Trong trường khá yên tĩnh, còn thầy giáo lớp chúng tôi không xuất hiện. Sau này, tôi mới biết thầy nghe được ý đồ đó nên tới ngăn cảnh sát. Thầy còn bảo thẳng với họ: “Cậu ấy là một học sinh tốt, các anh không được động đến cậu ấy!”

Cảnh sát cum cúp bỏ đi. Sau đó, bạn cùng lớp và bố mẹ bạn ấy đã chủ động xin lỗi tôi. Tôi biết đây là uy lực của Đại Pháp triển hiện, trấn nhiếp tà ác nơi thế gian, là sự bảo hộ từ bi của Sư phụ đối với đệ tử của Ngài.

Tôi luôn nhớ lời dạy của Sư phụ:

“Chư vị là học sinh, thiên chức của chư vị chính là nên học tập cho tốt, xứng đáng với phụ huynh, xứng đáng với nhà trường, xứng đáng với thầy cô giáo.” (Giải đáp thắc mắc tại giảng Pháp ở Quảng Châu, Chuyển Pháp Luân Pháp Giải)

Tôi liên tục giành được nhiều huy chương vàng, bạc và đồng trong các cuộc thi cá nhân và nhóm cấp trường, năm nào cũng được mời tham gia các buổi hòa nhạc của nhà trường. Tôi cũng giành được nhiều giải thưởng cấp quốc gia và quốc tế trong các cuộc thi học thuật. Sau khi tốt nghiệp, tôi nhận được học bổng của một trường đại học nổi tiếng thế giới và sang Anh để học cao lên.

Tinh tấn đề cao

Khi tôi mới sang Anh, mọi thứ đều lạ lẫm. Bạn bè tôi chỉ nói chuyện đi chơi đâu. Còn ở Trung Quốc, cuộc bức hại vẫn đang diễn ra, con người thế gian đang trong nguy cơ bị hủy đi bởi những dối trá độc hại. Ra nước ngoài cũng không gỡ đi gánh nặng cho tôi được. Tôi biết mình vẫn phải giảng chân tướng.

Tôi thường đọc các bài viết trang web Minh Huệ về các học viên cao tuổi, một mình ra đường, bất kể thời tiết khắc nghiệt thế nào, khó khăn đến đâu. Nghĩ đến điều đó, tôi quyết định ra ngoài giảng chân tướng.

Sư phụ giảng:

“Chúng ta vào thời gian gần đây, từ [Trung Quốc] Đại Lục có không ít học viên đã ra quốc ngoại. Bất kể tới đây như thế nào, có rất nhiều [người trong số đó] tôi biết rằng, ở trong nước làm được rất tốt; có rất nhiều [vị] tôi cũng biết rằng, làm rất kém. Nhưng hễ ra nước ngoài rồi, một khi thấy hoàn cảnh này rất lơi lỏng, không có bức hại nữa, bèn nghĩ muốn an nhàn. Không thực hiện thệ ước là rất nguy hiểm! Tại sao? Chư vị là có trách nhiệm! Chư vị là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp! Đệ tử Đại Pháp thời kỳ này cần ‘trợ Sư’, phải đảm đương trách nhiệm cứu người, [vậy mà] chư vị không đi làm! Thậm chí những thứ bị tà ác nhồi nhét vào [đầu khi xưa] ở trong nước, qua thời gian lâu vẫn không trừ bỏ đi. Chư vị làm tốt ba việc thì mới có thể trừ khử, mới có thể cải biến các loại tư tưởng trong văn hoá đảng, gồm cả tâm hoảng sợ.” (Giảng Pháp ở Pháp hội Quốc tế Miền Tây Mỹ quốc năm 2013)

Đoạn Pháp này đã truyền cho tôi rất nhiều động lực. Vì vậy, trong năm năm tiếp theo, ngoài đi học và đi làm, hầu như tuần nào tôi cũng tham gia giảng chân tướng, và đã thu hoạch được rất nhiều trong tu luyện cá nhân. Quan trọng hơn, những trải nghiệm này giúp tôi nhận rõ sự cấp bách của việc giảng chân tướng cứu người.

Chủ động cứu người

Bảo tàng Anh, một trong những điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất ở Anh và thế giới, thu hút hàng triệu người tham quan, gồm cả khách du lịch Trung Quốc. Mỗi sáng, khách du lịch xếp hàng chờ vào bảo tàng. Những lúc cao điểm, dòng người kéo dài tới hàng trăm mét. Các học viên Đại Pháp thường giảng chân tướng ở lối vào và lối ra.

Đây là một nơi tốt để giảng chân tướng, cũng tạo cơ hội tu luyện cá nhân nữa. Tôi phát hiện ra mình có chấp trước rất mạnh vào tự ngã và tâm tranh đấu. Tôi chỉ muốn bày tỏ quan điểm của bản thân, và sợ bị phản đối nên tôi không sẵn lòng lắng nghe người khác.

Mọi người muốn biết sự thật. Họ sẵn sàng nghe và trao đổi ý kiến. Nhưng họ bị tôi chặn họng vì cứ thao thao bất tuyệt. Người phương Tây thường tỏ ra không hài lòng khi tôi đề nghị họ ký đơn thỉnh nguyện. Tôi từng nghĩ nếu tôi nghe những suy nghĩ phản diện của họ, họ sẽ làm dao động chính niệm của tôi mất.

Cách tiếp cận này đã phản tác dụng, không thể cứu người. Khi hiểu xã hội phương Tây hơn, tôi đã thay đổi. Tôi cảm thấy tôi nên để mọi người có nhiều không gian hơn khi giảng chân tướng cho họ. Sư phụ cũng đã giảng rõ rằng:

“Nhất định cần thực thi một cách có lý trí, thực thi một cách tỉnh táo. Khi giảng chân tướng cho người ta cần xét đến trình độ tiếp thụ của họ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003)

Tôi cũng nhận ra tôi có chấp trước mạnh vào tình. Tôi đang sống ở nước ngoài, xa quê hương, nhưng lại lo cho người thân và bạn bè ở Trung Quốc. Tôi biết tình là một loại ma. Song, khi nghĩ đến nhiều người mà tôi còn chưa giảng chân tướng được, tôi rất buồn và rơi vào trạng thái tiêu trầm.

Khi tôi rơi vào trạng thái này, một đồng tu an ủi tôi, ở Trung Quốc đại lục còn các đệ tử Đại Pháp khác, và tôi nên tin rằng Sư phụ đã có an bài tốt nhất cho họ rồi.

Sau khi ngộ ra điều này, tôi lại tới bảo tàng giảng chân tướng, mỗi ngày từ 4 đến 6 tiếng, trong khoảng ba tháng. Ở đó, tôi đã gặp hơn 30 bạn cùng lớp, bạn bè và người thân từ Trung Quốc sang. Điều đó đã khiến những hối tiếc của tôi dần nguôi ngoai. Nhân duyên tiền định cho chúng tôi gặp lại nhau từ cách xa ngàn dặm. Tôi rất đỗi kinh ngạc!

Vì còn trẻ, tôi có tâm cầu danh mạnh mẽ. Như Sư phụ đã giảng:

“Họ cảm thấy năm tháng đời này còn là một chặng đường rất dài, còn cần chạy vạy này khác, [còn cần] phấn đấu một phen để đạt được một mục tiêu nào đó nơi người thường.” (Bài Giảng thứ Ba, Chuyển Pháp Luân)

Khi mới tốt nghiệp, điều tôi cần nhất là tìm việc làm. Do ít cơ hội nên sinh viên quốc tế cần phải dành nhiều thời gian và công sức hơn để tìm việc. Vì muốn đi giảng chân tướng, tôi có rất ít thời gian để tìm việc. Vì thế mà tâm tôi thường không định lại được.

Tôi đã gửi đi nhiều đơn xin việc, nhưng ngay cả đơn xin việc gửi công ty mà tôi từng thực tập cũng không có hồi âm. Tình hình ngày càng tuyệt vọng. Một hôm, người quản lý công ty đến thăm bảo tàng và tôi đã gặp ông ấy. Tôi đã giảng chân tướng cho ông. Chẳng mấy chốc, tôi đã nhận được thư mời làm việc từ bộ phận của ông.

Trong số khách tham quan bảo tàng, có rất nhiều người Anh thuộc giới chủ lưu. Những người tôi gặp cũng có duyên tiền định với tôi.

Tôi đã gặp một hiệp sỹ của Đế quốc Anh. Tôi từng có dịp nghe ông phát biểu ở trường nhưng chưa có cơ hội giảng chân tướng cho ông. Vào một chiều nhá nhem tối mùa đông, tôi đứng bên ngoài cổng bảo tàng để phát tờ rơi cho khách ra vào. Tôi thấy một dáng người cao lớn bước ra khỏi cửa. Ông nhận lấy tờ rơi từ tôi và cất vào túi áo. Đúng lúc ấy, tôi đã nhận ra ông.

Một lần khác, một giáo sư đại học của tôi ký đơn thỉnh nguyện. Một phụ nữ Trung Quốc đã dõi theo tôi hồi lâu. Khi tôi đang giảng chân tướng cho vị giáo sư này, cô tiến lại, quát lên rằng tôi đang lừa mọi người. Nhưng giáo sư không những không bị tác động, mà còn bác lời cô ấy: “Cậu ấy không nói dối đâu, cậu ấy là sinh viên của tôi đấy. Tôi tin những gì cậu ấy nói”, rồi ký đơn kiến nghị. Người phụ nữ Trung Quốc sững sờ, không nói nên lời, sau đó bạn cô phải kéo đi.

Nghị sỹ của tôi biết Pháp Luân Công đang bị bức hại và tội ác thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ. Ông đã gửi thư tới Bộ Ngoại giao kêu gọi điều tra nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng và yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại. Một ngày cuối tuần, tôi gặp ông cùng gia đình khi họ đến thăm bảo tàng. Tôi kể với ông rằng tôi đã nhận được thư của ông và Bộ Ngoại giao. Vì thế, tôi đã có cơ hội trực tiếp cảm ơn ông vì sự ủng hộ chính nghĩa của ông.

Ngày qua ngày, tôi cảm thấy Sư phụ luôn ở bên và an bài chu đáo hết thảy:

“Pháp thân của Sư phụ cũng vậy, các chính Thần cũng vậy, hay trường cự đại đo Đại Pháp tại thế gian tạo dựng ra cũng vậy, đều có thể khiến những người có duyên, khiến những người có thể được cứu độ theo các loại hoàn cảnh ấy mà đến trước mặt chư vị, cho họ một cơ hội để biết được chân tướng; nhưng chư vị phải làm, nếu chư vị không làm thì không được. Hình thế đành rằng đã biến đổi rất nhiều rồi, nhưng áp lực đặt trước mặt mọi người vẫn không hề nhỏ đi; hiện nay cứu người là rất cấp bách, những ai chưa tỏ về chân tướng bây giờ vẫn rất nhiều.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thủ đô Mỹ quốc [2006])

Kết luận

Mới đây, tôi được nhìn thấy cảnh tượng ở không gian khác – một ngọn núi tuyết khổng lồ xuất hiện trên bầu trời xanh thăm thẳm, nó đứng sừng sững trên một Pháp Luân khổng lồ. Ba chữ vàng kim “Chân-Thiện-Nhẫn” ở giữa rặng núi và những đám mây trắng. Khung cảnh ấy hết sức rõ ràng, tráng lệ và thần thánh không gì sánh nổi.

Hàng trăm triệu năm trước, chúng ta đã theo chân Sư phụ đến thế gian. Chúng ta đã thệ nguyện sẽ trợ Sư chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Tôi không còn quan tâm mình có trở thành người giàu có, nổi danh hay thành đạt không nữa. Tôi chỉ lo có bao nhiêu chúng sinh xung quanh tôi chưa được cứu vì tôi không làm tốt mà thôi.

Tôi chỉ muốn phối hợp tốt với các đồng tu, liên tục đề cao trong Pháp, diệt trừ tà ác và cứu nhiều chúng sinh hơn.

Xin Sư phụ gia trì cho con. Con xin cảm tạ Sư phụ.

(Bài viết được trình bày tại Pháp hội Châu Âu)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/18/讲真相-救人急-393356.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/20/179971.html

Đăng ngày 10-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share