Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-09-2019] Theo thông tin tổng hợp từ Minh Huệ Net, có 53 học viên Pháp Luân Công ở độ tuổi từ 60 trở lên hiện đang bị giam giữ tại Nhà tù Nữ Liêu Ninh chỉ vì không từ bỏ đức tin của mình.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện dựa trên việc thực hành nguyên lý Chân–Thiện–Nhẫn. Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại môn tu luyện vào tháng 7 năm 1999, nhiều học viên đã bị bắt và bị giam giữ, bị cầm tù, bị tra tấn, bị cưỡng bức lao động và thậm chí còn bị thu hoạch tạng.

Trong số 53 học viên bị giam giữ, 15 học viên ở độ tuổi từ 70 tuổi trở lên và học viên cao tuổi nhất là 78 tuổi. Bản án của họ kéo dài từ 18 tháng đến 13 năm.

Do sự phong tỏa thông tin của ĐCSTQ nên thường không thể báo cáo kịp thời cũng như không có sẵn tất cả thông tin về số lượng học viên Pháp Luân Công đang bị cầm tù.

Dưới đây là ghi nhanh về một số học viên bị cầm tù.

Một cư dân Thẩm Dương 61 tuổi bị tra tấn trong tù

Bà Trương Thanh Hoa, 61 tuổi, người dân thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh, được chẩn đoán mắc bệnh u não khi bà mới ngoài 30 tuổi. Gia đình đã đưa bà đến một bệnh viện nổi tiếng ở Thiên Tân để chữa trị bệnh nhưng bác sỹ cũng nói không có hy vọng.

65a0dc287c1a838481776c596f38780d.jpg

Bà Trương Thanh Hoa

Trong lúc tuyệt vọng, bà Trương tình cờ biết đến Pháp Luân Công và bắt đầu tu luyện. Nhờ đó, bệnh tình của bà nhanh chóng được chữa khỏi.

Tuy nhiên, sau khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc bức hại, vì không từ bỏ tu luyện mà bà Trương đã bị bắt giữ ba lần và bị kết án tổng cộng 8,5 năm tù.

Lần đầu tiên bà Trương bị bắt là vào năm 2000 khi bà đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Bà đã bị giam giữ ở trại lao động trong hai năm.

Bà Trương bị bắt một lần nữa vào ngày 10 tháng 8 năm 2008 và bị kết án 3,5 năm tù vào ngày 29 tháng 10 năm 2008. Sau đó, bà bị đưa đến Nhà tù Nữ Liêu Ninh vào ngày 13 tháng 1 năm 2009. Do bị tra tấn nên các dây thần kinh ở xương đùi và xương sọ của bà Trương bị tổn thương nghiêm trọng khiến bà rơi vào tình trạng rối loạn ý thức trong một thời gian dài.

Lần thứ ba bà Trương bị bắt là vào ngày 14 tháng 11 năm 2016 tại nhà riêng. Bà bị kết án ba năm tù vào ngày 29 tháng 9 năm 2017 và bị phạt 20.000 Nhân dân tệ.

Ngày 9 tháng 1 năm 2018, bà Trương bị đưa đến Nhà tù Nữ Liêu Ninh. Tại đó, các tù nhân đã cấm bà ngủ, đổ nước lạnh lên người bà trong suốt mùa đông và trùm túi nhựa lên đầu bà rồi sau đó bắt đầu đánh đập khiến bà khó thở. Một tù nhân thậm chí còn chọc kim vào phần thịt dưới móng tay của bà.

9b25b093bdd225e9ab7a875e3a72c515.jpg

Tái hiện lại hình thức tra tấn: Chọc kim vào phần thịt dưới móng tay

Một phụ nữ ở Cẩm Châu bị cấm ngủ trong 24 giờ đồng hồ

Bà Từ Quế Hiền, ngoài 60 tuổi, ở thành phố Cẩm Châu, bị kết án bốn năm tù vào đầu tháng 3 năm 2019 và bà đã bị tra tấn trong tù.

Lính canh ở nhà tù đã xúi giục các tù nhân trừng phạt bà Từ bằng cách bắt bà đứng yên không được ngủ trong 24 giờ đồng hồ. Ngoài ra, bà cũng không được dùng nhà vệ sinh, việc này khiến bà không dám ăn để tránh sử dụng nhà vệ sinh.

Vào những ngày thời tiết lạnh giá, các tù nhân cũng lấy áo khoác của bà chỉ để bà mặc một lớp áo đồng phục nhà tù mỏng manh. Sau đó, họ kéo bà đến một nơi mà camera giám sát không thể thấy rồi bắt bà đứng trong bồn nước lạnh, rồi sau đó lại tiếp tục đổ nước lạnh lên người bà. Việc này diễn ra trong sáu ngày, khiến bà bị bất tỉnh.

Khi bà Từ được đưa đến bệnh viện để cấp cứu, một bác sỹ cho biết nếu tình trạng ngược đãi này vẫn tiếp diễn thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Sau khi bà Từ trở lại nhà tù, các lính canh đã dội nước lạnh lên ga trải giường của bà rồi sau đó yêu cầu bà nằm lên giường và đắp chăn lại.

Bà Từ cũng không được cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày và không ai trong nhà tù được phép cho bà ăn hoặc sử dụng bất cứ thứ gì.

Từng bị tra tấntrong tù, một phụ nữ Cẩm Châu lại một lần nữa bị kết án năm năm

Bà Hà Đào, 62 tuổi, là một công nhân đã nghỉ hưu của Nhà máy Giấy Nhi Hà ở thành phố Cẩm Châu.

Kể từ khi bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công, bà đã nhiều lần bị bắt và bị giam giữ. Lần cuối bà bị bắt là vào ngày 18 tháng 5 năm 2016 khi đang phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công tại một khu chợ.

Bà Hà bị đưa đến Trại tạm giam Nữ Cẩm Châu và tại đó bà bị đánh đập và bị bắt phải đứng gần ba tiếng đồng hồ. Ngày 19 tháng 9 năm 2016, bà bị Tòa án Quận Thái Hoà kết án năm năm tù và bị chuyển đến Nhà tù Nữ Liêu Ninh vào tháng 12 năm 2016.

Lần đầu tiên bà Hà bị bắt là vào tháng 2 năm 2000 sau khi cảnh sát lừa bà tới Sở Cảnh sát Thái Hoà, nói rằng họ muốn nói chuyện với bà. Bà bị giam ở một trại tạm giam trong sáu tháng.

Ngày 11 tháng 11 năm 2002, bà Hà bị bắt một lần nữa khi đang nói chuyện với cảnh sát về Pháp Luân Công và gửi một cuốn sách về Pháp Luân Công đến đồn cảnh sát địa phương. Bà bị kết án bốn năm tù và phải chịu nhiều hình thức tra tấn ở Nhà tù Đại Bắc tại tỉnh Liêu Ninh.

Để ép buộc bà Hà từ bỏ đức tin, lính canh đã cấm bà ngủ trong hơn 40 ngày. Bà bị ngăn cấm không được uống nước trong ba tháng và trong thời gian đó lính canh chỉ cho bà ăn bánh ngô hấp.

Nhà tù cũng bắt bà phải lao động nặng nhọc trong 16 tiếng một ngày và hạn chế việc bà sử dụng nhà vệ sinh. Ban đêm, lính canh còn chỉ đạo các tử tù thay phiên nhau tra tấn bà. Một lần, một tù nhân đã cởi bỏ quần áo của bà, dùng khăn bịt miệng bà rồi dùng dây thừng trói bà lại, sau đó treo bà lên.

Bà Hà tiếp tục bị bắt một lần khác vào ngày 28 tháng 9 năm 2009, khi bà quay lại thành phố Xích Phong để thăm gia đình. Bà đã bị nhân viên Đồn Cảnh sát Xích Phong và Nhi Hà ở Cẩm Châu bắt giữ trong vòng một giờ đồng hồ sau khi bà đến nơi. Bà bị giam giữ ở một trại tạm giam tại Khu tự trị Nội Mông Cổ trong gần sáu tháng.

Báo cáo liên quan:

Bà Hà Đào – một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Liêu Ninh bị kết án năm năm tù giam

Một phụ nữ vẫn bị cầm tù sau khi bị đột quỵ

Bà Ung Phương, 63 tuổi, ở thành phố An Sơn, đã bị Tòa án Quận Thiết Đông đưa ra xét xử vào ngày 28 tháng 2 năm 2013 và sau đó bị kết án chín năm tù. Tháng 7 năm 2015, bà Ung Phương bị đột quỵ do bị tra tấn ở Nhà tù Nữ Liêu Ninh và được đưa đến Bệnh viện Số 739 để cấp cứu. Khi gia đình bà đến bệnh viện, họ thấy bà Ung vẫn bị còng tay vào giường dù đang bất tỉnh.

3321a148efedc62693e886e5ccdc293f.jpg

Bà Ung Phương

Đây là lần thứ ba bà Ung bị bắt giữ. Vào ngày 25 tháng 10 năm 2012, ngày bà Ung bị bắt, bà đã đến Tòa án Thiết Đông cùng với em gái là bà Ung Phương Trí, để tham gia phiên xử năm học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên, cảnh sát đã bắt giữ cả hai chị em bà Ung và hơn 40 học viên cùng những người thân đang chờ ở bên ngoài tòa án. Sau đó cảnh sát đã lục soát nhà của hai chị em bà Ung và tịch thu nhiều vật dụng cá nhân của họ.

Ngày hôm sau, bà Ung bị đưa đến trại tạm giam An Sơn nhưng trại tạm giam đã từ chối tiếp nhận do vì huyết áp của bà ở mức cao nguy hiểm 220 mmHg. Tuy nhiên, cảnh sát vẫn đưa bà vào trại tạm giam. Ngày hôm sau, bà được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch.

Bà Ung bị bắt lần đầu tiên vào tháng 11 năm 1999 và bị kết án tù vào năm 2000. Lần bắt giữ thứ hai xảy ra vào tháng 7 năm 2004, sau đó bà bị giam giữ tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia cho đến năm 2005.

Báo cáo liên quan:

Học viên Ung Phương ở thành phố An Sơn bị giam trong tù, em gái bà qua đời vì bức hại

Tỉnh Liêu Ninh: 45 học viên ở thành phố An Sơn bị kết án, tra tấn ở trong tù

Một phụ nữ 65 tuổi bị bắt phải đứng trong nhiều giờ đồng hồ

Bà Hạ Ninh, 65 tuổi, ở thành phố Hồ Lô Đảo, đã bị bắt giữ tại nhà vào ngày 15 tháng 7 năm 2017 và bị đưa ra xét xử vào ngày 31 tháng 1 năm 2018. Sau đó, bà bị kết án 4,5 năm tù.

Vào tháng 4 năm 2018, bà Hạ bị đưa đến Nhà tù Nữ Liêu Ninh. Để ép buộc bà từ bỏ đức tin, nhà tù đã không cho phép bà vệ sinh cá nhân. Bà chỉ có thể lấy một ít nước từ nhà vệ sinh để rửa mặt và rửa chân khi không ai canh trừng. Lính canh cũng buộc bà Hạ đứng yên mỗi ngày từ sáng cho đến gần nửa đêm.

Ngoài ra bà Hạ còn bị hai tù nhân theo dõi liên tục, những tù nhân này được chỉ đạo phải báo cáo mọi hành động của bà Hạ cho cảnh sát.

Đây không phải là lần đầu tiên bà Hạ bị bắt.

Vào ngày 1 tháng 1 năm 2001, bà Hạ bị bắt khi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Bà đã bị đưa đến đồn cảnh sát và tại đó bà đã bị đánh đập, bị dội nước lạnh và miệng thì bị bỏng do bật lửa và thuốc lá. Việc tra tấn này kéo dài trong sáu ngày.

Bà Hạ tiếp tục bị bắt một lần nữa vào tháng 4 năm 2001 và bị đưa đến giam cầm tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia vào tháng 6 năm 2001 trong ba năm. Bà bị đánh đập và bị còng tay vào giường trong hơn tám tháng, bị bắt phải đứng trong bốn đêm và bị nhốt vào phòng biệt giam. Ngoài ra, bà còn bị bắt phải ngồi trên ghế kim loại trong hơn 40 ngày, việc này khiến da thịt bà bị thối rữa.

Lần bắt giữ thứ ba xảy ra vào ngày 13 tháng 9 năm 2004. Bà Hạ bị giam ở trại tạm giam trong bốn ngày. Tại đó, bà đã bị đánh đập, bị còng tay. Ngoài ra, họ còn dùng gậy đánh bà và đâm bà bằng một bộ chìa khoá.

Bà Hạ bị bắt một lần khác vào ngày 11 tháng 3 năm 2008 khi bà đang nói chuyện với người dân về Pháp Luân Công trên phố. Trong mười ngày bị giam giữ ở trại tạm giam, bà bị đánh đập và hai lần bị bức thực.

Sau đó bà Hạ bị chuyển đến Trại Lao động Mã Tam Gia nhưng bị từ chối tiếp nhận do kết quả kiểm tra sức khoẻ không đạt.

Tuy nhiên, ngày 13 tháng 5 năm 2008, cảnh sát đã đến nhà bắt giữ và đưa bà quay trở lại trại lao động. Khi đến nơi, cảnh sát nói rằng bà sẽ bị giam giữ ở đó trong hai năm.

Trong hai năm đó, gần như ngày nào bà cũng bị còng tay vào giường, bị đánh đập và bị sốc điện bằng dùi cui điện. Bà cũng không được phép ngủ và đi vệ sinh. Lính canh thậm chí còn lột quần áo của bà rồi kéo bà vào một căn phòng đầy lính canh nam để vũ nhục bà.

Một lính canh còn “kéo căng” bà bằng cách còng bàn tay trái của bà vào một cột giường và dùng dây thừng trói bàn tay phải của bà vào một cột giường phía bên kia.

4d86a56c49e2f601e84977ffa89ab0eb.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Kéo căng

Việc bị tra tấn trong thời gian dài khiến bà Hạ không thể duỗi thẳng lưng được.

Báo cáo liên quan:

Học viên Pháp Luân Công là bà Hạ Ninh bị bức hại ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia

Một phụ nữ ở Phủ Thuận bị kết án tù chỉ vì có ý định tham dự phiên tòa xét xử những người bạn của mình

Bà Mạnh Tú Nga, 67 tuổi, ở thành phố Phủ Thuận bị kết án ba năm tù vì dự định sẽ tham dự phiên tòa xét xử hai học viên Hách Lập Trung và Triệu Tĩnh.

Ngay khi bà xuống xe buýt để đi đến trại tạm giam Nam Câu, nơi dự kiến sẽ tổ chức phiên xét xử vào ngày 14 tháng 10 năm 2016, thì một người lạ đã chặn bà lại và hỏi: “Bà đến đây làm gì?” Bà trả lời: “Tôi đang tới tham dự một phiên tòa.”

Người lạ mặt này lập tức bắt giữ bà. Sau này bà mới biết người đàn ông lạ mặt này là nhân viên Đồn Cảnh sát Cổ Thành Tử. Cảnh sát đã lục soát nhà bà vào chiều ngày hôm đó và tịch thu nhiều vật dụng cá nhân của bà.

Bà Mạnh bị tra tấn bức cung và bị cấm ngủ trong ba ngày liên tiếp. Viện kiểm sát địa phương đã chuyển hồ sơ vụ việc lên Tòa án Quận Thuận Thành vào ngày 4 tháng 1 năm 2017 và bà Mạnh ra hầu tòa vào ngày 28 tháng 2.

Tháng 10 năm 2017, bà Mạnh bị kết án tại Nhà tù Nữ Tỉnh Liêu Ninh và sau một tháng bà bị chuyển đến đó.

Báo cáo liên quan:

Nhân viên công ty điện lực bị kết án tù vì có kế hoạch tham gia phiên tòa của bạn

Một phụ nữ ở An Sơn vẫn bị cầm tù dù một chân bị liệt

Bà Lưu Tố Hoàn, 68 tuổi, trước đó đã nhiều lần bị bắt và hai lần bị kết án tù chỉ vì không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Bà Lưu bị giam cầm và bị tra tấn ở nhiều cơ sở khác nhau trong tổng cộng 16 năm.

906a1c38c0c4395fc5b026495a237c91.jpg

Bà Lưu Tố Hoàn

Bà Lưu bị bắt lần cuối vào ngày 13 tháng 11 năm 2015 khi bà tặng lịch có thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Sau đó, bà bị giam tại trại tạm giam Nữ An Sơn.

Ngày 14 tháng 6 năm 2016, bà Lưu phải ngồi xe lăn ra hầu tòa vì bà quá yếu không thể đứng được do bị ngược đãi trong thời gian bị giam giữ. Ngày 24 tháng 6, tòa án đã kết án bà Lưu bốn năm tù.

Bà Lưu bị bắt lần đầu tiên vào tháng 10 năm 1999 và bị giam giữ trong 15 ngày khi bà đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Hai tháng sau đó, bà lại bị bắt và bị giam giữ thêm 15 ngày nữa khi bà quay lại Bắc Kinh để kháng cáo.

Năm 2000, bà Lưu bị bắt sau khi cảnh sát tìm thấy tài liệu về cuộc bức hại Pháp Luân Công trong túi xách của bà. Bà bị kết án ba năm lao động cưỡng bức.

Bà tiếp tục bị bắt một lần khác vào tháng 8 năm 2004 và bị kết án ba năm tù. Ngay sau khi được thả, bà lại bị bắt vào tháng 10 năm 2007 và bị đưa đến trại tạm giam Số 1 An Sơn. Tại đó, bà bị tra tấn, bị còng tay và cùm chân. Bà Lưu còn bị trói vào một tấm ván và không được phép ngồi lên trong một tuần. Sau đó, bà bị kết án sáu năm tù.

Báo cáo liên quan:

Hai chị em ở thành phố An Sơn bị bức hại trong 16 năm

Hai lần bị tuyên án vì niềm tin của mình, một bà lão ở Liêu Ninh tiếp tục bị xét xử chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công

Một học viên 71 tuổi bị kết án năm năm tù

Bà Vương Hiếu Chi, hiện 72 tuổi, là học viên Pháp Luân Công ở thành phố Triều Dương. Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, bà bị bệnh tim nặng và ung thư gan. Bà không thể tự chăm sóc bản thân và phải sống dựa vào người con trai nhỏ, vì chồng bà phải làm việc. Tuy vậy, bà đã khỏi bệnh sau khi tu luyện Pháp Luân Công.

Sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, bà Vương bắt đầu chia sẻ với mọi người về trải nghiệm của chính bản thân mình để làm sáng tỏ những lời phỉ báng vu khống của ĐCSTQ về môn tu luyện. Tuy nhiên, chính vì thế mà cảnh sát đã bắt giữ bà Vương vào ngày 10 tháng 5 năm 2018. Bà bị kết án năm năm tù và bị chuyển đến Nhà tù Nữ Liêu Ninh vào ngày 18 tháng 3 năm 2019.

Một học viên 72 tuổi bị kết án tù vì đức tin của mình

Bà La Thục Chi, hiện đã 74 tuổi, ở thành phố Triều Dương, được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu vào năm 1994. Vì gia đình không đủ điều kiện kinh tế để điều trị cho bà, nên bà đã thử dùng thuốc Trung y nhưng không có tác dụng. Để giảm bớt cơn đau, bà La thường nhai đá viên. Việc này kéo dài trong hai năm cho đến khi một người hàng xóm khuyên bà thử tập Pháp Luân Công.

Bà La đã đồng ý và bắt đầu tu luyện. Dần dần, sức khỏe của bà được cải thiện, và bà có thể làm được những việc vặt trong nhà và công việc đồng áng. Bà tín tâm vào Pháp Luân Công vì nhờ đó mà bệnh bạch cầu của bà được chữa khỏi và bà có được một cuộc sống thứ hai.

Khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, bà La trở mục tiêu bị nhắm đến của cảnh sát địa phương, và họ thường xuyên đến nhà và sách nhiễu bà.

Có lần cảnh sát đã đột nhập vào nhà, bắt giữ và đưa bà đến Sở Cảnh sát Long Thành để thẩm vấn. Một số cảnh sát đã tát vào mặt và đe dọa bà.

Bà La đã nói với họ: “Trước đây tôi từng bị bệnh bạch cầu và Pháp Luân Công đã cứu mạng tôi. Tôi có sức khỏe tốt là nhờ Pháp Luân Công. Ai trong số các anh có thể cho tôi điều đó? Tôi đang kín đáo tu luyện Pháp Luân Công. Vậy bây giờ tôi sẽ tu luyện Pháp Luân Công một cách công khai!“

Vào ngày 21 tháng 5 năm 2016, bà La bị bắt vì đặt tài liệu về Pháp Luân Công gần Đồn Công an Hướng Dương. Bà bị đưa đến Sở Cảnh sát Tân Hoa và sau đó là trại tạm giam Triều Dương. Cảnh sát đã lục soát nhà và tịch thu các sách Pháp Luân Công của bà.

Bà La sau đó bị kết án năm năm tù và bị chuyển đến Nhà tù Nữ Liêu Ninh vào ngày 28 tháng 2 năm 2017.

Báo cáo liên quan:

Một bà lão 72 tuổi bị kết án tù chỉ bởi niềm tin của bà

Cựu hiệu trưởng 73 tuổi tiếp tục bị cầm tù khi vừa mãn hạn bảy năm tù

Bà Lý Quế Vinh, 73 tuổi, là hiệu trưởng một trường tiểu học đã nghỉ hưu ở quận Đại Đông, thành phố Thẩm Dương. Cảnh sát đã bắt giữ bà vào ngày 7 tháng 2 năm 2015 chỉ vì bà phát tài liệu Pháp Luân Công và cảnh sát đã lục soát nhà bà. Sau đó, Tòa án Quận Hồn Nam đã kết án bà năm năm tù và chuyển bà đến Nhà tù Nữ Liêu Ninh.

Trước đó, bà Lý vừa mới được trả tự do sau khi mãn hạn bảy năm tù trong lần bắt giữ gần nhất vào năm 2013.

Ngày 17 tháng 10 năm 2006, bà Lý bị bắt vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Bà bị kết án bảy năm tù vào ngày 14 tháng 5 năm 2007 tại Nhà tù Nữ Tỉnh Liêu Ninh. Tại đó, bà không được phép ăn, ngủ hay đi vệ sinh. Bà còn bị bắt phải ngồi xổm trong nhiều ngày đêm, và lính canh còn dội nước lạnh vào chân bà trong lúc bà phải ngồi xổm. Chính vì thế mà chân bà đau đớn tới không thể chịu nổi, và sau đó bà không thể đứng hoặc ngồi đúng tư thế.

Lính canh còn ra lệnh cho các tù nhân đánh đập và dẫm lên tay bà, khiến mặt bà chảy máu, bàn tay sưng tấy và cơ thể đầy vết thâm tím. Sau đó họ bắt bà ngồi xổm trong một thời gian dài bên dưới ghế làm việc.

Bà Lý được thả vào ngày 17 tháng 10 năm 2013 trong tình trạng hốc hác. Tóc bà đã chuyển thành tóc hoa râm, răng thì rụng hết và nhìn rất già nua. Tuy nhiên, trải qua tu luyện Pháp Luân Công sức khoẻ của bà đã nhanh chóng hồi phục.

Báo cáo liên quan:

Một cựu hiệu trưởng 73 tuổi liên tục bị giam cầm

Một học viên 73 tuổi bị kết án 7,5 năm tù vì đức tin của mình

Bà Ngụy Thiểu Mẫn, 78 tuổi, bị bắt cùng với 16 học viên khác vào ngày 20 tháng 6 năm 2014. Bà bị kết án 7,5 năm tù vào ngày 19 tháng 3 năm 2015, sau đó bị chuyển đến Nhà tù Nữ Liêu Ninh.

Một nhân viên nghỉ hưu của Nhà máy Xúc Phủ Thuận đã nhiều lần bị bắt và bị giam giữ chỉ bởi bà không từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công. Lần đầu tiên bà bị bắt là vào năm 2001 và bị giam giữ ba tháng trong một trung tâm tẩy não.

Ngày 28 tháng 11 năm 2007, bà Ngụy bị bắt một lần nữa và bị giam giữ ba năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia và bị đánh đập tàn bạo tại đó. Vào bữa sáng ngày 28 tháng 11 năm 2008, bà đã hô lớn trong phòng ăn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!”. Các tù nhân đã đẩy bà xuống sàn và bịt miệng bà lại.

Sau đó, cảnh sát đã đưa bà lên trên tầng. Dù huyết áp của bà lên tới 240 mmHg, cảnh sát vẫn tiếp tục tra tấn và cố đổ một chất lỏng không xác định vào tai bà. Khi cảnh sát bắt đầu phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp và nhà sáng lập, Đại sư Lý Hồng Chí, bà Ngụy đã hô lên: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Cảnh sát lại bịt miệng bà lại, và một cảnh sát khác đã dùng tấm hình của Đại sư Lý đánh đập bà. Việc tra tấn và đánh đập này khiến miệng bà bị sưng và toàn thân bà ướt sũng đầy nước thuốc.

Ngày 31 tháng 7 năm 2012, trong khi bà Ngụy đang phát tài liệu ở một khu dân cư trên phố Cao Lệ ở khu Khai Phát Lý Thạch thì một nhân viên bảo vệ trong khu vực đã tố giác bà với Đồn Cảnh sát khu Khai Phát Lý Thạch. Sau đó bà đã bị bắt và kết án bốn năm tù. Khi kết quả khám sức khỏe cho thấy huyết áp của bà Ngụy cao, cảnh sát đã tống tiền gia đình bà 20.000 Nhân dân tệ và cho bà được thả tại ngoại để điều trị y tế.

Báo cáo liên quan:

Bà Nguỵ Thiểu Mẫn, bà Lưu Thế Cần và các học viên khác bị bức hại tàn bạo ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia

Ngược đãi và lạm dụng trên diện rộng ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, tỉnh Liêu Ninh

Bà Nguỵ Thiểu Mẫn, 70 tuổi, buộc phải sống xa nhà để tránh bức hại

Danh sách đầy đủ các học viên bị kết án: tại đây

Cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm trong việc bức hại:

Cổ Phúc Quân, Giám đốc nhà tù: 86-2431236001, 86-15698808121

Diêu Bân, Phó Giám đốc nhà tù: 86-2431236007, 86-15698805885

Vương Trị, Trưởng Phòng 610: 86-24-31236020, 86-15698800291

(Thông tin liên lạc của các cá nhân/tổ chức khác tham gia bức hại được đăng tải đầy đủ tại bản tiếng Hán)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/9/7/392380.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2019/9/17/179926.html

Đăng ngày 04-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share