Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 24-04-2019] Một ngày nọ, ngay khi vừa đến điểm học Pháp nhóm, tôi chỉ thấy có một học viên ở đó. Tôi cảm thấy hơi kỳ lạ nên đã hỏi ông Trần – chủ nhà và cũng là người phụ trách lớp học Pháp: “Chưa ai đến à bác?”

“Nhóm học ở đây nghỉ rồi mà”, ông Trần cho hay.

Tôi hết sức ngạc nhiên và nhanh chóng hỏi“ “Tôi không biết ai bảo nghỉ học vậy?”

“Là cô”, ông Trần nói

Tôi đã rất lúng túng và hỏi ông: “Tôi đã nói thế lúc nào nhỉ?”

“Không phải là cô nói ở đây không an toàn nữa bởi vì càng ngày càng có nhiều người đến đây để học Pháp sao?” Ông trả lời tôi với giọng điệu khó chịu.

“Nhưng tôi không bảo ông ngừng học nhóm. Tôi chỉ nghĩ rằng một nơi để tài liệu chân tướng thì không nên có quá nhiều người đến. Ông biết là chúng ta phải chú ý đến an toàn”. Tôi giải thích.

“Làm sao tôi quyết định được có thể giữ ai lại và bảo ai đừng đến học nữa? Vì thế tôi báo mọi người nghỉ học luôn”. Ông Trần nói và kết thúc tại đó mà không nói gì nữa.

Một tuần trước, sau khi chúng tôi học Pháp xong thì một học viên đã lấy điện thoại ra và cho chúng tôi xem ảnh các học viên trẻ luyện công. Chúng tôi đã khen các đệ tử trẻ và chuyền tay nhau tấm ảnh. Trên đường trở về nhà, tôi đã nhận ra có điều gì đó không đúng. Làm thế nào mà một người có thể mang điện thoại đến điểm học Pháp? Hơn nữa, không ai biết trước rằng cậu ta sẽ mang nó đến. Sư phụ nói với chúng ta rằng dù điện thoại có bật lên hay không thì nó cũng có thể được sử dụng như một thiết bị nghe lén và mang điện thoại đến điểm học Pháp thì không an toàn.

Sau đó, tôi nói về những thay đổi đã xảy ra trong nhóm học Pháp kể từ năm ngoái và đề xuất rằng chúng ta nên tách thành các nhóm nhỏ. Chỉ có bà Lưu và ông Trần còn lại trong nhóm chúng tôi.

Sau khi ông Trần mời tôi đến học Pháp với họ, ngày càng nhiều người hơn nữa tham gia học. Họ đến và về tuỳ hứng. Nếu như chúng tôi sớm biết những chuyện như thế này sẽ xảy ra thì lúc trước chúng tôi đã không chuyển người qua các nhóm khác. Tất cả những điều này chúng tôi làm là vì sự an toàn trong nhóm học Pháp.

Hôm đó tôi phải rời đi sớm hơn một chút. Tôi đã không nghĩ rằng những gì tôi nói lại làm cho ông Trần quyết định dừng nhóm học Pháp ngay lập tức.

Sau khi biết được những gì xảy ra, tôi bắt đầu cảm thấy nhức đầu và đau tim. Tôi cảm thấy rằng có việc gì đó không đúng ở đây. Hơn nữa, tôi đã làm cho bà Lưu thất vọng. Tôi cảm thấy có lỗi về việc bà ấy không thể đi học Pháp nhóm được nữa. Tôi cũng cảm nhận được sự gián cách lớn giữa tôi và ông Trần. Tôi đã nhanh chóng hỏi ông: “Thế còn bà Lưu thì sao?”

“Bà ấy đến học Pháp với cô Dã. Họ học chung như vậy cũng tốt”, ông nói.

Tôi đáp lại: “Tôi phải tìm bà ấy để xin lỗi”.

“Cô không cần gặp họ đâu. Cũng không tốt cho cô nếu cô cứ phải đi nơi này đến nơi khác”, ông Trần nói.

Tôi đã rất sốc trước những gì ông ấy nói và trả lời lạị: “Nhưng tôi chưa bao giờ làm việc đó”.

Tôi biết ông Trần sẽ đi đến nhà bà Lưu để học Pháp, tôi đã nghĩ rằng ông ấy sợ tôi sẽ làm ảnh hưởng đến họ nếu như tôi xuất hiện ở đó. Khi tôi hỏi ông ấy rằng làm thế nào để liên lạc với ông trong trường hợp cần thiết, ông ấy đề xuất tôi hỏi bà Dã. Khi nghe được điều này, tôi cảm thấy bế tắc và không thể đột phá được vấn đề này.

Tôi đã rất ngạc nhiên và buồn bã khi bản thân rơi vào tình huống này. Sư phụ yêu cầu chúng ta phải hướng nội mỗi khi có mâu thuẫn. Tôi cảm thấy tôi hẳn phải có vấn đề về tâm tính. Sau khi bình tĩnh trở lại và bắt đầu hướng nội, tôi đã cẩn trọng suy xét lại những gì tôi đã nói trong hai tuần trước. Tôi nhận ra là tông giọng của mình lúc đó có vẻ mang tính tranh đấu. Tôi đã nhận ra rằng tôi có tâm hiển thị và sự hằn học trong thái độ của mình. Tôi đã không tu khẩu và không quan tâm đến cảm xúc của người khác trong lúc thảo luận với ông Trần.

Tôi đã vạch thẳng lỗi của những đồng tu khác vì không chú ý an toàn và cứ đổ lỗi cho ông Trần vì ông không đối đãi nghiêm túc với vấn đề này và chắc hẳn điều này đã khiến ông ấy tổn thương. Tôi cảm thấy hối hận vô cùng. Chúng ta tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn nhưng chữ Thiện của tôi ở đâu? Trong trường hợp này thì đây là lỗi của tôi. Tôi cảm thấy thực sự có lỗi với các học viên khác.

Trong rất nhiều trường hợp đồng tu bị ĐCSTQ bắt giữ, nhiều người trong đó là do không chú ý an toàn. Chúng ta học được những bài học nghiêm túc từ những trường hợp này nhưng các học viên khác vẫn cứ xem thường vấn đề an toàn. Chú ý an toàn là một điều tốt mà Sư phụ yêu cầu chúng ta làm. Tôi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vấn đề này nhưng giọng điệu của tôi thì mang tính gây hấn, trịnh thượng và đầy phàn nàn. Tôi đã không để ý đến tu khẩu, quan tâm đến cảm giác của người khác hay để ý đến việc phải giao tiếp một cách có hiệu quả. Thay vào đó, tôi cứ đổ lỗi cho những học viên khác và những việc này làm cho họ cảm thấy phẫn uất với tôi.

Nghĩ lại những thập kỷ qua, tôi đã bị nhuộm trong văn hoá Đảng. Bởi vì tôi bị đầu độc bởi thứ văn hoá này và trải qua nhiều năm làm chủ doanh nghiệp nên tôi có cách sống kiểu quan cách. Tôi đã phát triển tâm tự ngã cá nhân và không thể nào nhẫn nhịn trong bất cứ cuộc tranh luận nào.

Khi tôi gặp mâu thuẫn, suy nghĩ đầu tiên của tôi là phải bảo vệ bản thân và tất nhiên điều này thật ích kỷ. Tôi cũng thấy những tính cách xấu của mình như tâm tật đố, tâm tranh đấu, tâm hay than phiền, đánh giá người khác, tâm hiển thị và nóng nảy.

Vì tôi quá tự tư nên tôi không biết suy nghĩ cho người khác. Chả trách tôi rất khó tu xuất tâm từ bi.

Trên bề mặt thì có vẻ như tôi thực sự lo lắng cho nơi sản xuất tài liệu và sự an toàn của các đồng tu nhưng sâu thẳm trong đó, tôi sợ rằng nếu có việc gì xảy ra với điểm sản xuất tài liệu thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến tôi. Động cơ của tôi thật bất thuần. Tôi chỉ nghĩ đến bản thân mình. Chả trách sao mà các đồng tu khác không thích những gì tôi nói.

Chúng ta đều biết rằng trong tu luyện, một cá nhân cần phải buông bỏ cả bản thân mình thì thiện tâm của người đó mới xuất lai và vì thế mới có thể tu thành một bậc Giác Giả vô tư vô ngã. Nhưng trong trường hợp của tôi, bản ngã của tôi đã can nhiễu đến sự tu luyện của mình.

Sư phụ đã dùng mọi hình thức để phơi bày các chấp trước của tôi. Dù tôi không phải khi nào cũng ngộ ra được điểm hoá của Sư phụ nhưng dưới sự dẫn dắt của Pháp, tôi đã thay đổi từ một người luôn hướng ngoại, dần dần trở thành một người biết hướng nội, suy xét mọi việc trên cơ điểm của Pháp và biết nghĩ cho người khác trước.

Bản ngã của tôi giống như một củ hành và bị bóc hết lớp này đến lớp khác và sự ích kỷ của tôi cũng bị loại bỏ hết lớp này đến lớp khác. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng việc tu luyện thật không hề dễ dàng và khiến tôi tổn thương sau mỗi lần cắt bỏ từng chấp trước.

Thỉnh thoảng tôi cảm thấy tật đố với các đồng tu có ít chấp trước hơn tôi vì tôi luôn phải đối mặt với các khó khăn trong tu luyện do có quá nhiều chấp trước. Điều này cũng khiến cho Sư phụ phải hao tổn rất nhiều công sức. Tuy nhiên, tôi thực sự tin rằng dù việc tu luyện khó khăn như thế nào thì: “Có Sư phụ ở đây, có Pháp ở đây, sợ cái gì?” (Giảng Pháp tại Pháp Hội ở Sydney)

Dưới sự bảo hộ và dẫn dắt từ bi của Sư phụ và Đại Pháp, tôi đã tiến bước từ một người không biết tu luyện là thế nào cho đến một người vô tư vô ngã. Khi chấp trước xuất hiện, tôi quyết tâm đối mặt và loại bỏ nó thay vì phóng túng nó, để nó cứ thế kéo mình trôi đi.

Dưới sự dẫn dắt của Sư phụ, tôi gặp được ông Trần ở nhà bà Lưu. Sau khi học Pháp chung, tôi thẳng thắn chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của tôi với ông Trần và ông cũng chỉ ra những chấp trước của bản thân mình, ví dụ như thích giữ thể diện, bảo vệ bản thân, sợ hãi và không đủ nhẫn.

Với một thái độ thay đổi, ông Trần đã sắp xếp lại nhóm học Pháp. Giờ đây, chúng tôi lại có thể chia sẻ kinh nghiệm tu luyện trong không khí bình hoà và giữ cho tâm tính của chúng tôi đề cao.

Con muốn cảm tạ Sư phụ vì sự từ bi khổ độ của Sư phụ. Chúng con sẽ cùng trân quý cơ duyên vạn cổ này, hướng nội và tu luyện bản thân thật tốt, phối hợp chỉnh thể vô điều kiện và báo đáp ân đức cứu độ của Sư phụ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/24/385492.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/4/178735.html

Đăng ngày 29-09-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share