Bài viết của Vân Nhi

[MINH HUỆ 17-08-2011] Ngày nay con người hễ mở miệng là nói vô Thần, nói duy vật, tất cả đều nhìn đồng tiền. Để phát tài mà lừa đảo bịp bợm, tranh giành tước đoạt, không việc ác nào mà không làm, đạo đức trái lại trở thành danh từ thay thế cho ‘đồ ngu’. Có người tự cho rằng tích đức có tác dụng gì đâu? Trong tay có gia tài vạn quan còn không bay được nữa là. Thực ra không phải như vậy, tích tài không tích đức thì cuối cùng trở về không. Uông Đạo Đỉnh người đời Thanh đã ghi chép lại 2 trường hợp chân thực.

(1)

Khương Nguyên Long là người Trương Yển huyện Kim Sơn, làm nghề nông trở nên giàu có. Ruộng đất mà ông ta mua đa phần đều dùng tâm kế để có được. Ông lại cho vay nặng lãi, thấy ai có ruộng tốt nhà đẹp thì nhất định sẽ thừa lúc người ta túng bấn cho người ta vay nặng lãi. Bởi vì lãi rất nặng, lợi đẻ ra lợi, thời gian dài thì người ta khó mà hoàn trả nổi. Khương Nguyên Long liền thu ruộng đất của người ta. Như thế này vừa mua rẻ vừa tịch thu, trong 20 năm ông ta đã có được mấy nghìn mẫu ruộng.

Sau này Khương Nguyên Long sinh được cậu con trai, tên là Khương Mỹ Chương. Khương Mỹ Chương chơi bời lêu lổng, chẳng lý gì đến việc nhà, chẳng làm việc gì, mới 20 tuổi mà đã say mê cờ bạc gái gú. Hàng ngày ra khỏi nhà là anh ta nhất định đem theo mấy tờ giấy ruộng đất để dánh bạc, thường xuyên dùng giấy tờ ruộng đất cầm đồ vay tiền lãi suất cao, sao đó đem tiền bạc đánh bạc thua hết. Đến hôm sau anh ta đi viết giấy vay tiền, có người còn cố ý lừa anh ta: “Hôm qua vay của tôi 50 lạng bạc, tại sao qua một đêm mà đã quên rồi?”.

Khương Mỹ Chương cũng không tranh cãi liền viết giấy vay 50 lạng bạc đưa cho người ta, có thể anh ta hoàn toàn không nghĩ đến hoàn trả tiền để bảo toàn tài sản ruộng đất. Người ta thấy anh ta dễ bị lừa, nhiều người đều lừa bịp anh ta. Không đến 10 năm, Khương Mỹ Chương đã vung phí hết sạch gia sản, cuối cùng nghèo đói mà chết.

(2)

Chu Thánh Chương người Hoàng Yển Kiều huyện Đan Dương, gia cảnh vốn khá giả. Một năm Càn Long lúa mạch được mùa lớn, đại mạch mỗi thạch mới được 200 tiền. Chu Thánh Chương có mấy trăm mẫu ruộng mạch, thu hoạch cũng tốt hơn người khác, được rất nhiều lúa mạch. Năm đó Chu Thánh Chương liên tục kiếm được mấy món tiền, toàn bộ dùng để mua lúa mạch, tổng cộng tích trữ được gần bốn nghìn thạch. Đến năm sau mất mùa lớn, hai vụ xuân thu đều thất thu, giá lúa mạch lên rất cao, Chu Thánh Chương vẫn đóng cửa không bán. Đợi đến mùa đông nước sông xuống thấp, thương lái không thể nào đi thuyền được, lúa mạch giống cũng ăn hết rồi, lúc này chỉ còn lúa mạch của Chu Thánh Chương tích trữ. Thế là cư dân trong vùng đều tìm đến Chu Thánh Chương mua mạch. Ban đầu Chu Thánh Chương còn không đồng ý, đợi đến khi người ta van nài mãi mới đồng ý một mẫu ruộng đổi một thạch lúa mạch, mà lúa mạch còn lẫn trấu và lúa lép. Thế là Chu Thánh Chương đã đem 4000 thạch mạch đổi ra được một hòm giấy tờ ruộng đất, được 5000 mẫu ruộng. Chu Thánh Chương vốn tiết kiệm keo kiệt, lại giỏi thu gom, chỉ vài năm ruộng đất của ông ta đã hơn vạn mẫu, tiền bạc chất như núi.

Nhưng Chu Thánh Chương không sinh được con trai. Ông ta cầu khấn khắp nơi, đến năm về già mới được một quý tử. Vì ông ta 68 tuổi mới sinh được con trai nên đặt tên là Lục Bát. Khi Chu Lục Bát chưa được 10 tuổi thì Chu Thánh Chương hết thọ mệnh. Sau khi Chu Lục Bát lớn lên, anh ta coi tiền bạc như đất, mỗi lần ra khỏi nhà là nhất định đem theo rất nhiều bạc, tiêu hết rồi mới về nhà. Có lúc tiêu tiền không hết, Chu Lục Bát liền ném bạc xuống ruộng ven đường. Đương thời thực thi Xã thương pháp (kho thóc của xã), mỗi làng chọn một nhà khá giả làm Xã chính, công việc rơi vào đầu Chu Lục Bát. Người làng bắt nạt anh ta non nớt mềm yếu, người vay mượn lúa từ Xã thương đều không hoàn trả. Mỗi năm Chu Lục Bát phải đền vô số thóc cho Xã thương. Chu Lục Bát lại tính thích cờ bạc, mỗi lần đặt cược cả đống tiền, vì vậy gia đạo ngày càng suy bại, đành phải bán gia sản để sống. Khi Chu Lục Bát bán gia sản, giấy tờ ruộng đất không kịp viết nên đã khắc in, rất nhanh chóng gia sản kếch xù đã bán hết sạch. Đến khi Chu Lục Bát chết, anh ta không còn một gian nhà, không còn một mẫu ruộng nào.

Uông Đạo Đỉnh nói: “Cha tôi khi làm chủ bạ huyện Đan Dương, con trai của Chu Lục Bát nghèo khổ, làm gác cổng để nuôi miệng. Đến nay người huyện Đan Dương khi mắng người khác là phá gia chi tử thì nhất định mắng là Chu Lục Bát”.

Phúc phận do đức mà đến. Tổ tiên không tích đức cho cháu con, cháu con vô phúc hưởng thụ thì sẽ phá gia. Ác có ác báo, người ức hiếp người khác thì nửa đời cuối hoặc đời sau của họ, hoặc con cháu của họ sẽ chịu báo ứng bị người khác ức hiếp. Từ 2 trường hợp chân thực trên có thể thấy rằng, một người vì tiền mà bán lương tâm thì có lợi ích thực sự gì với bản thân mình đâu?

(Theo “Tọa hoa chí quả quả báo” của Uông Đạo Đỉnh đời Thanh)


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2011/8/17/文史漫談-積財不積德-到頭一場空-245471.html

Đăng ngày 17-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share