Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-07-2019] Trình Dĩnh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội và Pháp luật cho Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) tại tỉnh Hồ Bắc, đã bị điều tra về tham nhũng vào ngày 5 tháng 9 năm 2017. Vào ngày 9 tháng 1 năm 2019, ông ta bị buộc tội hối lộ, phạm pháp và bị sa thải.

Cũng giống như hầu hết các quan chức cấp cao bị hạ bệ trong những năm gần đây, Trình đã nhúng tay rất nhiều vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Trên thực tế, ông ta chịu trách nhiệm cho nhiều trường hợp ngược đãi các học viên Pháp Luân Công cho đến khi bị điều tra vào năm 2017.

Tổng quan về sự nghiệp chính trị của Trình:

Tháng Hai 1955: Sinh ra tại thành phố Nghi Thành, tỉnh Hồ Bắc

Tháng Ba năm 1999: Được bổ nhiệm làm Ủy viên thường trực kiêm Trưởng ban tổ chức Thành ủy thành phố Hàm Ninh.

Tháng Năm 2003: Được bổ nhiệm làm Phó bí thư, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật, và Trưởng ban Chính trị Thành ủy Thành phố Hàm Ninh.

Tháng 10 năm 2003: Được bổ nhiệm làm Phó bí thư và Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật của Thành ủy Thành phố Hàm Ninh

Tháng Một 2007: Được bổ nhiệm làm Phó bí thư Thành ủy thành phố

Tháng Một 2008: Được bổ nhiệm làm Phó bí thư Đảng ủy Tư pháp Hồ Bắc, kiêm Phó giám đốc Sở Tư pháp Hồ Bắc và sau được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy và Giám đốc Cục Quản lý Trại giam Hồ Bắc.

Tháng Một 2015: Được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội và Pháp luật cho Hội nghị tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc tại tỉnh Hồ Bắc

Ngày 05 tháng 09 năm 2017: Cuộc điều tra bắt đầu

Phụ trách các nỗ lực tẩy não ở thành phố Hàm Ninh

Kể từ khi Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20-7-1999, Trình đã tích cực tham gia vào cuộc bức hại. Vào thời điểm đó, Phòng 610 chưa hoạt động ở nhiều thành phố. Tuy nhiên, với tư cách là Trưởng ban Ban tổ chức Thành ủy, Trình đã ra lệnh thiết lập các phiên tẩy não để cố gắng buộc các học viên từ bỏ đức tin của họ. Các phiên tẩy não này được tài trợ bởi Ban tổ chức Thành ủy, do Trình trực tiếp quản lý.

Ví dụ như, phiên tẩy não được thiết lập ở trường Cao đẳng Y tế Hàm Ninh vào ngày 01 tháng 08 năm1999 do chủ nhiệm văn phòng đại học Y khoa Hàm Ninh, Hoàng Húc Lượng đứng đầu cùng với Lý Hoa, Trưởng phòng Tổ chức, Hùng Tông Thắng Cục trưởng cục An ninh… Những học viên bị giam giữ ở đó gồm có Hồ Trấn Vũ, Lý Mẫn Tài, Uông Lễ Địch, Lý Vân, Trịnh Song Hoa.

Ngày 2 tháng 9 năm 1999, một phiên tẩy não được tổ chức tại khách sạn 131 Hàm Ninh. Bảy học viên từ các tổ chức y tế cấp thành phố bị giam tại đó. Họ gồm có Cao đẳng Y tế Hàm Ninh (Lý Mẫn Tài, Trịnh Song Hoa, Uông Lễ Địch, và Mai Vũ Hiên), Bệnh viện Trung tâm Thành phố (Từ Trường Hồng), Trung tâm kiểm định thuốc Thành phố (Trần Tĩnh Văn) và Công ty Xây dựng Thành phố (Liễu Ái Dân). Từ và Uông sau đó bị gửi đến trại cưỡng bức lao động, trong khi đó Liễu đã chết vào tháng 6 năm 2005 do bị tra tấn trong quá trình giam giữ.

Vào ngày 2 tháng 9 năm 1999, năm học viên bị gửi đến phiên tẩy não ở khách sạn Vận Tuyền ở Hàm Ninh. Họ gồm có Từ Tú Lan, Phương Cẩm Liên, Trần Yến Bình, Trần Phương, và Dư Kính Quang. Cô Trần Phương đang mang thai năm tháng vào thời điểm đó nhưng vẫn bị giam giữ hơn 30 ngày. Cô Phương sau đó bị gửi đến trại lao động.

Vào ngày 2 tháng 9 năm 1999, năm học viên bị gửi đến phiên tẩy não ở nhà khách Cục lương thực Hàm Ninh. Họ là Trần Lợi Quần (từ Viện Khoa học và Nông nghiệp), Trần Khiêm (nhà máy dệt sợi bông Hàm Ninh), Hồ Lan (Cục điện lực Thành phố), và Phương Lộc Vinh, Trương Hồng Bình (đều là chủ hộ kinh doanh nhỏ).

Vào tháng 10 năm 2002, chín học viên bị giam tại trung tâm tẩy não ở đường Phù Sơn tại Hàm Ninh. Họ gồm có Trương Cúc Hoàn (nữ, bệnh viện Trung ương), Trâu Chú Giảo (nữ, đội địa chất tỉnh), Nhậm Huệ Phương (nữ, nhà máy thuốc lá thành phố), Trần Tĩnh Văn (nữ, sở kiểm định thuốc thành phố), Hồ Lan (nữ, phòng Điện lực thành phố), Lương Oánh (nữ, công ty vật liệu xây dựng thành phố), Dương Đông Hương (nữ, cư dân khu dân cư Ôn Tuyền), Chu Tân Hoa (nam, nhà máy in Khai Nguyên), Trần Lợi Quần (nữ, quận Hàm An).

Giữa ngày 6 tháng 9 và ngày 4 tháng 10 năm 2005, sáu học viên đã bị giam tại viện điều dưỡng hóa dầu Vũ Hán. Họ gồm có Nghê Lệ Hoa (quận Hàm An), Thiệu Thanh Minh (quận Ôn Tuyền), Từ Trường Hồng, Phương Lộc Vinh, Trịnh Hạnh Hoa (đã bị bức hại đến chết), và một học viên nữ từ thành phố Xích Bích. Phương và Từ đã bị chuyển đến trại lao động.

Thêm vào đó, trung tâm tẩy não còn được thiết lập tại các địa điểm sau ở Hàm Ninh: khu dân cư Ôn Tuyền, trại giam Song Hạc Kiều, trại giam huyện Thông Sơn, trại giam huyện Sùng Dương, trại giam huyện Gia Ngư, trại giam huyện Thông Thành, trại giam thành phố Xích Bích, trại lao động Hàm Ninh, và trại giam Miêu Nhĩ Sơn.

Những học viên bị giam giữ và tra tấn ở thành phố Hàm Ninh

Giữa tháng 7 năm 1999 và tháng 10 năm 2008, khi Trình là cán bộ cấp cao ở thành phố Hàm Ninh, nhiều học viên trong thành phố đã bị đưa đến trung tâm tẩy não, trại lao động cưỡng bức và nhà tù. Một số trong đó, như ghi chú bên dưới, đã bị tra tấn đến chết.

63 học viên từ các địa điểm sau đã bị đưa đến trung tâm tẩy não:

Thành phố Xích Bích: Trịnh Ngọc Linh, Hoàng Tằng Tú, Hoàng Liêm Thanh, Cung Trung Nam, Hùng Bách Tùng, Trần Tài Vượng, Đoàn Thủ Sinh, và Hoàng Quân Lương.

Khu phát triển Ôn Tuyền: Chương Kỳ, Chương Hồng Bình, Phương Cẩm Liên, Phương Cẩm Hồng, Hồ Hồng Mai, Uông Lễ Địch, Dư Kính Quang, Hồ Lan, Trịnh Hạnh Hoa, Tô Hiểu Liên, Dương Hiểu Hoa, Hoàng Diễn Bích, Vương Vĩnh Trân, và Dư Tiến Binh.

Huyện Thông Sơn: Trình Đức Dũng và Vương Bang Cơ.

Huyện Gia Ngư: Hà Bình và Hà Quế Hồng

Quận Hàm An: Mai Tân Hoa, Uông Tín Toàn, La Anh.

Huyện Sùng Dương: Đường Xuân Phương

Huyện Thông Thành: Lý Diễm Hồng, Ngụy Nguyệt Tú, La Nhạc Phong.

Trịnh Ngọc Linh từ thành phố Xích Bích đã bị tra tấn đến chết.

Đã có 323 học viên bị chuyển đến trại lao động cưỡng bức ở Hàm Ninh. Người trẻ nhất 21 tuổi và người già nhất là 67 tuổi. Một số trong những học viên đó đến từ:

Thành phố Xích Bích: Chung Thủ Bang, Chu Quốc Cường, Chấn Vũ, Trịnh Ngọc Linh, Lôi Thăng Bình, Trần Tài Vượng và Cung Phẩm Nam.

Khu phát triển Ôn Tuyền: Dương Đông Hương, Thái Tuệ Lan, Từ Trường Hồng, Trần Kiến Bình, Đào Tịch Trân, Lý Mẫn Tài, Lưu Ái Dân (bị bức hại đến chết), Uông Lễ Địch, Thạch U Yến, Trần Tân Hoa, Trần Khiêm, Chu Khắc Lợi (bị bức hại đến chết), Hùng Xuân Chi, Trần Vệ Quần, Trần Ích Quần, Trần Lợi Quần, Chương Kỳ, Trần Lạp Vinh, Hứa Hàn, Hồ Vĩ, Lý Học Hồng, Ngô Vệ Hoa, Tô Hiểu Liên, Lý Kiến Huy, Nhậm Huệ Phương, và Cao Chí.

Huyện Gia Ngư: Hà Bình, Vương Quốc Bình, Vương Kim Yến

Quận Hàm An: Phùng Tiểu Mễ, La Anh, Lý Hồng Hà, Tăng Khánh Xuân, Hướng Đức Bân và Lưu Xã Hồng.

Huyện Thông Thành: Hồng Hải Hoa, Hạ Thế Long, La Nhạc Phong và Trương Trị Lâm.

Huyện Sùng Dương: Uông Nghĩa Nguyên và Lý Thế Văn

Huyện Thông Sơn: Trầm Nguyên Hạnh

Trịnh Ngọc Linh, Cung Phẩm Nam, Lưu Ái Dân, Chu Khắc Lợi, Trịnh Hạnh Hoa đều bị tra tấn đến chết.

Mười hai học viên đã bị kết án tù trong giai đoạn đó, người trẻ nhất 27 tuổi và già nhất 57 tuổi: Hoàng Bân 5 năm; Trịnh Ngọc Linh, Viên Tế Bảo và Trình Đức Vĩnh 4 năm cho mỗi người; Phương Long Siêu, Thái Tuệ Lan, Khương Tứ Hoa, Ngụy Nguyệt Tú, Từ Trường Hồng, Hạ Thế Long, mỗi người 3 năm; và Uông Lễ Địch, Dư Kính Quang, ba năm rưỡi mỗi người.

Trong suốt thời gian này, 21 học viên đã chết do tra tấn, gồm có 4 trường hợp ở thành phố Xích Bích, một trường hợp ở quận Hàm An, sáu trường hợp ở huyện Gia Ngư, bảy trường hợp ở huyện Thông Thành và ba trường hợp ở khu phát triển Ôn Tuyền. Vài người đã chết vì các viên chức liên tục tra tấn để họ chết nhanh hơn.

Một ví dụ là bà Lưu Hiểu Liên, 68 tuổi, người thành phố Xích Bích. Bên cạnh việc bị bắt bốn lần, bà đã bị hình phạt “ngũ mã phanh thây” khi đồng thời bị năm người kéo căng ra năm hướng và bị chích thuốc độc. Bà qua đời vào ngày 26 tháng 10 năm 2008.

Lễ hội Văn hóa Tre quốc tế lần đầu tiên diễn ra tại Hàm Ninh từ ngày 11 đến 13 tháng 10 năm 2003, đã thu hút du khách từ rất nhiều quốc gia, nên các học viên đã giăng biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Đem Giang ra công lý” “Toàn thế giới công bằng xét xử Giang” “đình chỉ bức hại Pháp Luân Công” dọc theo các con đường chính. Các tấm biểu ngữ đó đã làm cho Giang Trạch Huệ, em gái Giang Trạch Dân và các quan chức tỉnh tháp tùng tức giận. Họ ra lệnh cho các quan chức Hàm Ninh phải giải quyết ngay lập tức, nếu không tất cả sẽ bị cách chức. Cảnh sát Hàm Ninh đã phát động một cuộc bắt bớ và lục soát nhà cửa quy mô. Hơn 10 học viên đã bị bắt chỉ riêng ngày 9 tháng 10. Từ Ngọc Phượng, một cựu nhân viên 46 tuổi của công ty trang trí Hàm Ninh đã chết trong khi bị bắt và lục soát nhà.

Thêm vào đó, một số lượng lớn học viên đã bị quấy rối và bị phạt vì đức tin của họ. Là một quan chức chủ chốt ở thành phố Hàm Ninh, Trình chịu trách nhiệm cho những sự tàn bạo đó.

Cuộc bức hại ở tỉnh Hồ Bắc

Vào tháng 11 năm 2008, Trình rời Hàm Ninh và được thăng chức lên Phó bí thư Đảng ủy Ủy ban Tư pháp Hồ Bắc, cũng đồng thời đảm nhiệm chức Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hồ Bắc. Ông ta còn được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy và Giám đốc Cục quản lý trại giam Hồ Bắc. Với các chức vụ đó, ông ta đã đóng vai trò chính trong việc điều hành các nhà tù nữ Phạm Gia Đài và Vũ Hán. Học viên trong các cơ sở này đã bị tẩy não dữ dội để buộc họ phải từ bỏ đức tin của mình.

Vào tháng Giêng 2015, Trình được bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội và Pháp luật cho Hội nghị tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc tại tỉnh Hồ Bắc. Vào tháng 3 năm 2016, đài phát thanh Sở Thiên vu khống Pháp Luân Công. Được chỉ đạo bởi Ngô Huy, Bí thư Đảng ủy Ủy ban Chính trị và Pháp luật Hàm Ninh, thành phố Hàm Ninh đã tiến hành tuyên truyền qua nhiều kênh vào tháng 4 và tháng 5 năm 2016. Điều này bao gồm các bảng tin và ấn phẩm trong cộng đồng dân cư, Truyền hình cáp Hàm Ninh, Nhật báo Hàm Ninh, áp phích, và các loa phóng thanh âm lượng lớn trong các làng và cộng đồng. Nhiều học viên đã bị bắt, bị tra tấn và bị cầm tù.

Trong suốt 20 năm qua cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Trình đã tích cực tham gia trong 18 năm cho đến khi ông ta bị điều tra vào năm 2017.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/1/389151.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/16/178462.html

Đăng ngày 10-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share