Bài viết của một học viên Singapore

[MINH HUỆ 19-07-2019] “Cuộc bức hại này đã diễn ra 20 năm rồi sao?” Nhiều người đã sốc khi đi ngang qua sự kiện tưởng niệm của các học viên Pháp Luân Công tại Công viên Fanglin, Singapore hôm 15 tháng 7.

Khi đi ngang qua những tấm biểu ngữ có nội dung: “Lập tức chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công”, “Chấm dứt nạn cưỡng bức nội tạng do nhà nước hậu thuẫn nhắm vào các học viên Pháp Luân Công”, “Thế giới cần Chân – Thiện – Nhẫn”, và “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, khách du lịch đã cảm động trước tinh thần phản kháng ôn hòa này và lên án sự tàn bạo của cuộc bức hại.

80951ccca197045f06a6c94e7b712405.jpg

0625fc69bed73c2c24e7bb3274deea98.jpg

Trình diễn các bài công pháp Pháp Luân Công

Một doanh nhân địa phương: “Việc này rất cấp bách. Cuộc bức hại phải chấm dứt ngay bây giờ.”

Ông Trần, một doanh nhân địa phương, nói với các học viên: “Cuộc bức hại vô nhân đạo này phải chấm dứt ngay bây giờ. Việc này rất cấp bách.”

Ông Steve, một cư dân địa phương đã nghỉ hưu, cũng hưởng ứng: “Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công là nguyên lý phổ quát. Đảng chính trị nào đi ngược lại những nguyên lý này thì chắc chắn là có vấn đề… Cả thế giới cần phải tẩy chay chủ nghĩa cộng sản.”

Ông Steve ca ngợi sự kháng nghị ôn hòa của các học viên và khuyến khích họ hãy tiếp tục sứ mệnh tốt đẹp này và để nhiều người hơn biết sự thật về cuộc bức hại.

Ông nói thêm: “Tôi thường thấy các bạn luyện các bài công pháp trong các công viên. Nó có lợi cho cả thân lẫn tâm; rất tốt cho sức khỏe. Thật đau lòng khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại một môn tập bắt nguồn ngay tại nước nhà và còn phát tán lừa dối ra khắp thế giới nữa.”

Cô Trần, 20 tuổi, hỏi các học viên cô có thể giúp được gì. Cô biết ĐCSTQ đang bức hại người Trung Quốc và đề cập đến những gì xảy ra ở Hồng Kông gần đây. “ĐCSTQ tìm cách tước đoạt tự do của con người, mà cuộc bức hại Pháp Luân Công là một ví dụ”, cô Trần nói, nhận tờ rơi của các học viên và ký đơn thỉnh nguyện để lên án cuộc bức hại này.

3dbc540170964651f58dc4e3daab75df.jpg

Cô Vale Baumann học các bài công pháp Pháp Luân Công tại nhà ở Argentina. Cô cho biết: “Đó là một trải nghiệm tuyệt vời.” Nhưng cô không biết cuộc bức hại này vẫn còn tiếp diễn. Cô nói: “Thật đau lòng. Nó phải chấm dứt ngay bây giờ. Tôi sẽ nói với bạn bè tôi và mọi người rằng tôi đã biết cuộc bức hại trong chuyến đi này.”

Ký ức trân quý

Lần đầu tiên bà Thẩm nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp là ngay trước khi cuộc bức hại xảy ra vào tháng 7 năm 1999. Một số học viên quanh bà đã bị bắt không lâu sau khi Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, phát động cuộc bức hại.

Dù bà chưa bước vào tu luyện nhưng bà đồng cảm và đã giúp các học viên giấu sách Pháp Luân Công trong căn hộ của bà.

Bà cho biết: “Nếu trên đời có một điều gì khiến tôi hoàn toàn đồng ý thì đó phải là Pháp Luân Công. Các học viên Pháp Luân Công là những người tốt nhất mà tôi từng gặp.”

Vào tháng 3 năm 2000, bà đi Bắc Kinh công tác. Trên tàu, cảnh sát đều chặn mọi người lại, lục soát hành lý để tìm tài liệu Pháp Luân Công, và ép mỗi hành khách phải nói một điều gì đó công kích Pháp Luân Công.

Bà nhớ lại: “Dù tôi không phải là học viên, nhưng tôi cũng không thể chịu đựng được việc Pháp Luân Công bị lăng mạ. Tôi không thể làm điều gì trái với lương tâm mình. Tôi đã từ chối tuân theo cảnh sát.”

Do đó, bà đã bị liệt vào danh sách đen, bị bắt ba lần và bị cầm tù tổng cộng 80 ngày.

Bà cho biết: “Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bị cầm tù. Trong tù, tôi đã gặp nhiều học viên hơn và biết được vì sao mà họ lại kiên định với đức tin của họ đến thế và tại sao họ lại cố gắng hết sức để bảo vệ nó.” Bà nói tiếp: “Họ nói cho tôi nhiều hơn về các Pháp lý và kể những câu chuyện tu luyện cảm động.”

“Có một học viên bị bắt là một thủ kho. Người quản lý nhà máy đã tới nhà tù mang theo tiền mặt để bảo lãnh anh ấy ra ngoài. Người quản lý đó nói với nhân viên nhà tù rằng họ có gần 1.000 công nhân ở nhà máy và họ đã từng thuê nhiều thủ kho khác nhau, nhưng học viên này là người duy nhất chưa bao giờ lấy trộm bất cứ thứ gì trong kho. Anh ấy là một người hết sức trung thực.”

Bà cho biết: “Ngay cả các tù nhân cũng cảm động trước sự ôn hòa và lương thiện của các học viên bị cầm tù. Nhiều tù nhân bảo tôi rằng các học viên Pháp Luân Công là những người tốt và đáng ngưỡng mộ.”

Sau khi được thả, một cảnh sát nói nhỏ với bà: “ĐCSTQ rất ác. Nó sẽ giết nhiều học viên hơn nữa. Nếu có cơ hội, bà nên ra nước ngoài đi.”

Vào tháng 6 năm 2001, bà đã trốn khỏi Trung Quốc, sang Singapore.

“Đã 20 năm rồi. Tôi vẫn còn nhớ những học viên tuyệt vời đó. Tinh thần của họ vô cùng đáng nể. Ký ức này sẽ mãi đọng lại trong tôi. Tôi sẽ không bao giờ quên.”

Giảng chân tướng cho mọi người về Pháp Luân Công và cuộc bức hại

Bà Tú Vân, 72 tuổi, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công tại Singapore cách đây 18 năm.

Bà cho biết: “Nhiều người quanh tôi đã bị tuyên truyền dối trá của ĐCSTQ lừa và họ không hiểu tại sao tôi lại tu luyện Pháp Luân Công vào lúc cao trào của cuộc bức hại.”

“Thực ra, tôi đã thử qua nhiều loại khí công, và đều thất vọng, mãi cho đến khi tìm được Pháp Luân Công. Sư phụ Lý đã giải khai mọi khúc mắc về cuộc sống và vũ trụ. Mới tu luyện được hai tuần mà tôi đã cảm thấy thân thể và tâm trí mình như được tái sinh.”

“Pháp Luân Công đã chữa khỏi nhiều chứng bệnh của tôi chỉ trong vài tuần. Cơ thể của tôi trở nên nhẹ hơn và tôi không còn thấy mệt khi leo cầu thang nữa.”

Sự dối trá của ĐCSTQ khiến tôi buồn bã. Bà thấy rằng bà có trách nhiệm cho mọi người biết Pháp Luân Công thực sự là gì.

Bà đã bắt đầu phát tặng các tờ rơi ở các tòa nhà chung cư và bà đã làm việc này được 18 năm rồi.

Bà cho biết: “Việc này làm tôi kiệt sức vì nhiều tòa nhà không có thang máy. Nhưng tôi không bỏ cuộc. 10 năm trước, tôi bắt đầu trực tiếp nói chuyện với mọi người trên phố, giảng chân tướng cho họ về Pháp Luân Công và cuộc bức hại.”

“Lúc đầu, nhiều người, đặc biệt là đến từ Trung Quốc, không hiểu được tôi. Họ lăng mạ và phỉ báng tôi. Tôi cố gắng tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và cố tu ‘Nhẫn’ và ‘Thiện’ của mình. Khi tôi bình tĩnh lại, tôi đã thấy dễ truyền đạt với mọi người hơn.”

Bà nói thêm: “Giờ đây, ngày càng có nhiều người đã minh bạch chân tướng. Nhiều người đối xử với tôi như bạn của họ vậy vì họ đã biết được rằng tôi quan tâm tới họ.”

Các học viên mới và lâu năm

Ông Fred Wollner đến từ Áo đã dành hàng thập kỷ để tìm kiếm một môn tu luyện chân chính. Sau khi thử nhiều môn rồi cảm thấy thất vọng, ông đã tìm thấy Pháp Luân Công vào năm 1999.

Lần đầu đọc Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, ông tự hỏi không biết ông có thể tu luyện được không, rồi ông nghe giọng của Sư phụ Lý, nhà sáng lập Pháp Luân Công, nói “Được”. Ông Fred nhận đinh: “Trung Quốc từng xuất hiện nhiều đại giác giả, và tâm linh là một trong những bộ phận quan trọng nhất của văn hóa. Song tất cả đều đã bị ĐCSTQ phá hủy.”

Ông cho biết: “Cuộc bức hại Pháp Luân Công thật đáng hổ thẹn! ĐCSTQ vẫn đang lừa dối mọi người.”

75b929c882c24f1b48c72d04f295d3fb.jpg

Ông Fred Wollner, học viên người Áo, nói thật đáng tiếc khi xảy ra cuộc bức hại này

Cô Jody bước vào tu luyện hồi tháng trước. Nhưng cô đã nghe nói đến Pháp Luân Công cách đây sáu tháng khi đi du lịch ở Na Uy.

Cô cho biết: “Pháp Luân Công là môn tu luyện chân chính, cuộc bức hại khiến tôi rất đau lòng.”

Tháng 5 vừa qua, cô tình cờ gặp các học viên tại triển lãm sức khỏe và đã bước vào tu luyện.

Cô hào hứng cho biết: “Sau khi nghe 9 bài giảng, tôi hoàn toàn bị cuốn hút trước những lời dạy, và tôi tự hỏi mình muốn trở thành người như thế nào. Sau đó, tôi quyết định tu luyện Pháp Luân Công.”

Cô cho biết: “Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp. Nếu mọi người trên thế giới đều tu luyện Pháp Luân Công, xã hội nhân loại sẽ trở thành một thế giới hòa bình. Pháp Luân Đại Pháp đã giúp xã hội Trung Quốc và nó sẽ giúp cho toàn thế giới.”

Cô khuyến khích các học viên tiếp tục công việc tốt đẹp này. Cô cho biết: “Chúng ta phải có hy vọng về tương lai.”

6ff10c852a083a37034958f2e894562b.jpg

Vào buổi tối, các học viên tổ chức thắp nến tưởng niệm những học viên đã mất đi sinh mạng trong cuộc bức hại


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/19/390231.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/25/178578.html

Đăng ngày 28-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share