Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Vương quốc Anh

[MINH HUỆ 19-07-2019] Ngày 16 tháng 7 vừa qua, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức mít-tinh phía trước [Tòa nhà] Quốc hội Anh để đánh dấu năm thứ 20 cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Họ cũng tổ chức một diễn đàn tại ngay bên trong tòa nhà để thông tin cho công chúng về sự tàn bạo của cuộc bức hại, đặc biệt là nạn thu hoạch nội tạng sống do chính quyền [Trung Quốc] hậu thuẫn. Các học viên đã kêu gọi chính phủ Anh và cộng đồng quốc tế hãy chung tay trợ giúp để chấm dứt cuộc bức hại này.

c1a823e32d518f1c14019127e8ecd686.jpg

e93e61b6654ae2e508513fdb6b0a4f75.jpg

d91fdbc29e9eb8984a1a727d039ae445.jpg

2534b0a02892c27d1ceb82e669800375.jpg

dec8e116084f011adafad5320b64b286.jpg

69cc0e69a2c107af743c5ef2339b08b2.jpg

9f565c2b676e2461bf0bee67b77a302c.jpg

Các học viên Pháp Luân Công phổ biến thông tin cho người dân về cuộc bức hại. Họ cũng phát tờ thông tin và thu thập chữ ký thỉnh nguyện.

Các Nghị sỹ Quốc hội lên án cuộc bức hại

123bf8002d31999d8f584287369ec1ba.jpg

Thượng Nghị sỹ Hylton ký đơn thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại hôm 16 tháng 7

585126011147e00102ff7120f03a070d.jpg

Thượng Nghị sỹ Hylton trò chuyện cùng một học viên

Thượng Nghị sỹ Hylton của Thượng viện (House of Lords) đã ủng hộ những nỗ lực của các học viên trong nhiều năm qua. Ông tham gia buổi mít-tinh và ký tên vào thư thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại. Ông cho biết việc giúp cho công chúng hiểu về Pháp Luân Công là rất quan trọng và ông hy vọng cuộc bức hại sẽ sớm kết thúc.

3c42978e68fe7e439bfbba71ea010ce3.jpg

Nghị sỹ Patrick Grady ca ngợi những nỗ lực của các học viên [trong việc] nâng cao nhận thức [về cuộc bức hại]

9f8b01a7695196b707d57723a436da68.jpg

Nghị sỹ Patrick Grady chụp ảnh cùng các học viên đến từ khu vực của mình

Hạ Nghị sỹ Patrick Grady vùng Bắc Glassgow đã tham dự buổi mít-tinh. Ông phát biểu rằng nhiều nghị sỹ đã làm việc cùng nhau để thúc đẩy tự do tín ngưỡng, đặc biệt là quyền tự do của các học viên Pháp Luân Công. Ông đã khởi xướng bản kiến nghị “Tu luyện Pháp Luân Công và chiến dịch chống lại nạn thu hoạch tạng”.

cf04029614251efbc4995da30940a407.jpg

Nghị sỹ Marie Rimmer tới buổi mít-tinh và ký tên vào đơn thỉnh nguyện

0e79f59d9d6fcd8627f31b8b9fc7aaa1.jpg

Nghị sỹ Rimmer bắt tay với người học viên đang tái hiện cảnh giam cầm và tra tấn của ĐCSTQ ở bên ngoài nghị viện

Nghị sỹ Marie Rimmer tới buổi mít-tinh và lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ. Bà cảm thấy chính phủ Anh cần phải hành động ngay để ngăn chặn những vi phạm nhân quyền này. Bà chỉ ra rằng chính phủ Anh cần cấm người dân du lịch tới Trung Quốc để ghép tạng, giống như nhiều quốc gia khác đã làm.

Nhiều nghị sỹ gửi thư ủng hộ nỗ lực phản bức hại của các học viên Pháp Luân Công

d66ed73057171a725664257b1877527c.jpg

Một học viên đọc các bức thư ủng hộ do 9 nghị sỹ gửi tới trong buổi mít-tinh

Trong thư, bà Ruth Lister, Nữ Nam tước Lister vùng Burtersett từng được phong tặng danh hiệu Hoàng gia Anh, tuyên bố rằng bà sẽ tiếp tục ủng hộ những nỗ lực của các học viên Pháp Luân Công.

Nghị sỹ Caroline Lucas đại diện cho Brighton Pavilion đã lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ và yêu cầu chính phủ Anh hành động tích cực hơn để chống lại nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ.

Trong thư, Nghị sỹ Ian Murray đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau chung sức ngăn chặn cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ và nạn thu hoạch nội tạng sống. Còn Nghị sỹ Chris Stephens nhấn mạnh rằng ông sẽ sát cánh cùng các học viên Pháp Luân Công và tiếp tục hối thúc chính phủ Anh hành động để chấm dứt hành vi thu hoạch tạng sống của ĐCSTQ.

Diễn đàn trong Nghị viện Anh

ad1c1d9386eb2b827a06884fe8cdf434.jpg

Nghị sỹ Jim Shannon chủ trì diễn đàn được tổ chức trong Nghị viện Anh hôm 16 tháng 7 năm 2019

Nghị sỹ Jim Shannon đã chủ trì một diễn đàn mở vào tối ngày 16 tháng 7. Những học viên Pháp Luân Công từng chịu bức hại ở Trung Quốc đã kể về những điều họ đã trải qua. Các thành viên của Tòa án Trung Quốc đã giới thiệu về bản phán quyết.

Tại diễn đàn, bà Caroline đến từ Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Anh đã phát biểu khai mạc, giới thiệu về Pháp Luân Công và cuộc bức hại của ĐCSTQ. Bà cũng tóm lược những nỗ lực của [cộng đồng] quốc tế chống lại nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ, như việc ban hành các đạo luật ở Israel, Ý, Tây Ban Nha, Đài Loan, Canada, Hoa Kỳ, Bỉ, Séc và Solvakia, và Nghị viện Châu Âu. Bà cũng kêu gọi chính phủ Anh hành động để chấm dứt sự tàn bạo của ĐCSTQ.

Một số thành viên của Tòa án Trung Quốc được mời tới phát biểu tại diễn đàn. Giáo sư Martin Elliot giới thiệu mục đích ban đầu của Tòa án, quá trình xét xử và phán quyết cuối cùng.

Ông nói hành vi thu hoạch tạng của ĐCSTQ từ các tù nhân lương tâm đã diễn ra trong suốt 20 năm qua. Số nạn nhân là rất lớn. Các học viên Pháp Luân Công có khả năng là nguồn cung chủ yếu cho nạn thu hoạch nội tạng sống này, và rằng, sự tàn ác của ĐCSTQ vượt trên cả những cực hình tra tấn đã xảy ra trong thế kỷ qua.

Trong diễn đàn này, ba học viên Pháp Luân Công là ông Dương, cô Phùng và cô Đường đã kể về sự bức hại mà họ và các thành viên gia đình đã phải chịu trong 20 năm qua. Cô Phùng cho biết ĐCSTQ đã bức hại 9 người trong gia đình cô, trong đó có cha mẹ cô, họ đã bị giam giữ và cầm tù nhiều lần.

Ba học viên cũng mô tả việc ĐCSTQ đã tiếp tục sách nhiễu họ ra sao sau khi họ rời khỏi Trung Quốc, sách nhiễu cả trong công việc và học tập của họ ở nước ngoài. Sự sách nhiễu ở bên ngoài Trung Quốc thể hiện rằng ĐCSTQ đã mở rộng phạm vi của cuộc bức hại sang các quốc gia khác. Họ kêu gọi những người có lương tri hãy cùng nhau chung sức để kết thúc cuộc bức hại này.

Công chúng ủng hộ Pháp Luân Công

481981fff8b00dc5ee76b44ef9ed473a.jpg

Một gia đình bốn thành viên đến từ Pháp đã ký đơn thỉnh nguyện lên án cuộc bức hại

1db33f0081c6a8af8eb83ac531237fec.jpg

Hai phóng viên đến từ Trung Đông tìm hiểu về Pháp Luân Công

fdbe46141cecb6dcbe0a2e8e4bc7a23b.jpg

Bà Rose, một giáo viên ở London, ký tên vào bản thỉnh nguyện lên án cuộc bức hại

Trong thời gian diễn ra sự kiện, nhiều người đã dừng lại trò chuyện với các học viên và ký tên vào bản thỉnh nguyện chống lại cuộc bức hại. Một số người là khách du lịch đến từ các quốc gia khác.

Bà Rose, một giáo viên ở London, chia sẻ rằng cuộc bức hại của ĐCSTQ là hoàn toàn sai trái và nạn thu hoạch tạng sống thật khủng khiếp. Bà ca ngợi nguyên lý chỉ đạo Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công và nói: “Tôi nghĩ rằng mọi người đều cần Chân – Thiện – Nhẫn”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/19/390237.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/23/178544.html

Đăng ngày 26-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share