Theo một phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Hồ Bắc

[MINH HUỆ 15-12-2009] Học viên Từ Tường Lang và chồng bà Vương Hán Sinh đã bị cảnh sát địa phương bắt vào tháng 7 năm 1999. Sau đó vào tháng 1 năm 2000, họ bị kết án lần lượt tám và sáu năm tù giam. Công ty của họ, Công ty TNHH Thâm Thâm, tài sản đã bị chính quyền địa phương tịch thu. Hiện tại cả hai đã được thả, họ hy vọng rằng Tổ chức thế giới về điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công sẽ có thể điều tra vụ bắt cóc và kết án bất hợp pháp họ.

Bà Từ Tường Lan, 57 tuổi, sinh vào ngày 8 tháng 9 năm 1952. Bà từng sống tại số 12 đường Huệ Tể Nhất, căn hộ 1-702, quận Giang Ngạn, thành phố Vũ Hán. Một cựu nhân viên của nhà máy đo kỹ thuật bưu chính viễn thông, bà bắt đầu tập Pháp Luân Công năm 1992, và là một phụ đạo viên tại nơi tập Pháp Luân Công địa phương.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, chồng bà Từ là Vương Hán Sinh bị bắt bởi các nhân viên từ Đội số 1 của Cục an ninh công cộng Vũ Hán . Hai đội trưởng họ là Mạch và Lý từ Đội số 9 đã chỉ huy các buổi thẩm vấn ông.

Hai ngày sau vào 22 tháng 7, bà Từ bị Đội số 1 bắt. Những người liên can trong vụ bắt giữ là đội trưởng Đỗ, phó đội trưởng Từ Trung Thuyên, thành viên của ủy ban chính trị Trần, trưởng nhóm Từ Sinh Thuyên và nhân viên Lý Bình.

Vào khoảng 10 giờ sáng ngày 12 tháng 12 năm 1999, bà Từ và chồng bà là Vương Hán Sinh bị xét xử bởi Tòa án nhân dân trung cấp thành phố Vũ Hán. Các công tố viên Lý Tiểu Bình và Triệu Minh San đã buộc tội họ với vi phạm điều luật 286 (1999). Trước khi xét xử, chủ thẩm phán Lưu Vọng Lâm đã nói với Từ, “Đừng cố nói bất cứ điều gì, nếu bà đã làm gì đó cứ nói có. Nếu có gì bà không làm, đừng cố phủ nhận nó.”

Em trai ông Vương là Vương Hán Kiều đã thuê Trương Khang Ngạn và Vạn Lị Lị từ Công ty luật Duy Lực ở tỉnh Hồ Bắc để biện hộ cho Từ Tường Lan, và Nghiêm Đạo Thanh từ Công ty luật Đắc Vĩ và Lưu Côn từ Công ty luật Trường Tín để biện hộ cho Vương Hán Sinh.

Lúc đầu, cả Trương Khang Ngạn và Vạn Lị Lị đều quả quyết, “Ông bà đã bị đối xử bất công, nếu lần đầu tiên xét xử thất bại, chúng ta sẽ kháng cáo.” Tuy nhiên, chỉ mấy ngày sau phiên xét xử, họ đột nhiên thay đổi thái độ, “Hãy quên nó đi, chúng ta không thể kháng cáo. Không có cách nào cả, từ lúc điều này đã được quyết định từ tối cao.”

Trong khi xét xử, họ đã cung cấp thêm chứng cứ từ quá khứ cho thấy tính ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công. Vào cuối phiên xét xử, luật sư của bà Từ bảo, “Đây là một tình huống nghiêm trọng. Bà có thể gọi nó là thành công nếu bà có thể còn sống ra khỏi nhà tù.

Thẩm phán cũng nói với Từ, “Chúng tôi không thể quyết định điều này, mọi thứ đã được quyết định bởi những người ở trên chúng tôi.” Sáng ngày 12 tháng 12 năm 1999, cảnh sát tòa án đã mang bà Từ và ông Vương lần lượt từ trung tâm giam giữ thứ nhất và thứ nhì thành phố đến Tòa án trung thẩm. Bắt đầu từ trung tâm giam giữ, lực lượng cảnh sát vũ trang đã xếp hàng trên những con đường, và đường phố bị phong tỏa.

Trong phiên xét xử, không có người nhà hay bạn bè được tham dự.

Ngày 6 tháng 1 năm 2000, Tòa án trung cấp Vũ Hán đã kết án bà Từ 8 năm tù giam từ ngày 24 tháng 7 năm 1999 đến 23 tháng 7 năm 2007 vì “tổ chức các tổ chức tôn giáo để gây rối loạn việc thi hành luật pháp.” Ông Vương Hán Sinh bị kết án 6 năm tù từ 20 tháng 7 năm 1999 đến 19 tháng 7 năm 2005. Công ty riêng của ông Vương đã bị tịch biên.

Sau 6 năm trong nhà tù nữ Vũ Hán, bà Từ hiện nay đã được thả. Chồng bà đã trải qua 5 năm trong khu tù nhân nam của nhà tù nữ Vũ Hán và hiện nay cũng đã trở về nhà.

Những người liên can trong cuộc bức hại họ gồm có:

Cựu phó Bí thư Đảng thành phố Vũ Hán, Bí thư của Ủy ban chính trị và tư pháp thành phố, trưởng Cục an ninh công cộng Trình Khang Ngạn, trưởng Phòng 610 Vũ Hán Đăng Bân, thành viên Phòng 610 Hồ Thiệu Bân, đội trưởng khu số 1 Cục an ninh công cộng họ Đỗ, phó đội Từ Trung Thuyên, thành viên của Ủy ban chính trị họ Trần, đội trưởng Từ Sinh Thuyên và Lý Bình (Nữ), Đội trưởng khu số 9 Cục an ninh công cộng họ Mạch, công tố viên Lý Tiểu Bình và Triệu Minh San từ Viện kiểm soát nhân dân, thẩm phán Lưu Vọng Lâm từ Tòa án nhân dân trung cấp, luật sư La Thủ Thuận, Ngô Chánh Hỷ, thư ký Vương Diễm, trung tâm giam giữ thứ nhất và thứ nhì của thành phố Vũ Hán, thành viên Ủy ban chính trị nhà tù nữ Vũ Hán – Hàn Hán Vân và thành viên phó Tương Xuân.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/15/214296.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/26/113376.html
Đăng ngày: 29-12-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share