Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-04-2019] Khi chúng ta tu luyện trong cõi người thường này, bộ phận đã tu thành của chúng ta được tách khai ngay khi chúng đạt tiêu chuẩn của Pháp. Phần còn lại là những chấp trước, dục vọng, và các quan niệm người thường mà chúng ta cần phải tu bỏ. Nếu không thể bảo trì chính niệm mạnh mẽ trong mọi thời khắc, chúng ta có thể bị can nhiễu bởi những chấp trước của chính mình và buông lơi trong tu luyện.

Khi các chấp trước của chúng ta mạnh và chủ ý thức của chúng ta yếu, thì chúng ta không khác gì một người thường. Đôi khi, mặc dù biết rằng những thứ can nhiễu chúng ta chính là chấp trước, nhưng chúng ta vẫn không thể kiểm soát tốt bản thân, và vẫn làm các việc mà một người tu luyện không nên làm.

Ví dụ, chúng ta biết rằng nghiện điện thoại thông minh hoặc Internet là không đúng, nhưng chúng ta vẫn lệ thuộc vào chúng. Chúng ta biết rằng không học Pháp, không luyện công, không phát chính niệm là không được, nhưng chúng ta vẫn bị tâm cầu an dật khống chế; nó khiến chúng ta có thể bỏ học Pháp hoặc phát chính niệm, nhưng thay vào đó lại đi ngủ trưa. Chúng ta biết rằng không giảng chân tướng là không đúng, nhưng vì tâm sợ hãi mà chúng ta không thể cất lời được, khiến cơ hội giảng chân tướng bị bỏ lỡ hết lần này tới lần khác.

Dù sao cũng là người tu luyện, trong tâm biết rõ tiêu chuẩn của Đại Pháp, trong lòng biết rõ làm như vậy là không đúng, nên sau đó chúng ta cũng hối hận và tự trách mình. Nhiều lúc, sau khi thanh tỉnh trở lại, chúng ta cũng chỉ lắc đầu cười cái hành vi kia của mình. Tôi từng cho rằng chúng ta có những hành vi kia là do “tự mình đã lừa dối chính mình” – các chấp trước đã lừa dối chúng ta, chúng khiến chủ ý thức của chúng ta lơ là, khiến chủ ý thức cảm thấy sự việc kia không có gì to tát.

Hiện tại, tôi biết rằng đó là một nhận thức sai lầm. Bản tính chân ngã của chúng ta là thuần chân, đã đồng hóa với Chân – Thiện – Nhẫn, lẽ nào còn “lừa dối chính mình” nữa? Kỳ thực, đó là do chủ ý thức của chúng ta buông lơi việc khống chế đại não và nhục thân. Khi đó, nghiệp tư tưởng và các linh thể tà ác ngoại lai liền dùi vào các chủng tâm chấp trước của chúng ta và làm ra các sự việc kia.

Tăng cường chính niệm

Khi đối diện với áp lực bức hại hoặc giả tướng nghiệp bệnh nghiêm trọng, chúng ta có thể khởi tinh thần lên và bắt đầu hướng nội. Vào những thời điểm quan trọng đó, chủ ý thức cảm nhận được tính nghiêm trọng, và lại làm chủ đại não và thân thể chúng ta. Sau đó, chúng ta sẽ học Pháp tinh tấn, phát chính niệm mạnh mẽ, và nghiêm khắc yêu cầu bản thân.

Trong hoàn cảnh như vậy, chính niệm của chúng ta đã bị ước thúc mà xuất lai. Tuy nhiên, chúng ta chưa thực sự nhận thức được rằng tu luyện là nghiêm túc, và không có chuyện nhỏ trong tu luyện Chính Pháp.

Một số học viên không chú ý tu từng ý từng niệm trong đời sống hàng ngày. Một số người nhầm lẫn khi cho rằng làm các việc tương đương với đang tu luyện. Và một số người khác nghĩ rằng mục đích tu luyện của họ là để không bị bức hại, không phải chịu khổ. Nếu như vậy, chúng ta có thể dễ dàng buông lơi và mất đi động lực cho việc đề cao trong tu luyện, một khi chúng ta cảm thấy mục tiêu của mình đã hoàn thành.

Tôi thấy rằng, tôi cũng gặp vấn đề tương tự hết lần này tới lần khác trong nhiều năm qua, thậm chí cả những sự việc tưởng chừng rất nhỏ cũng xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. Dưới áp lực và trong ma nạn, chủ ý thức của tôi mạnh lên, tôi tinh tấn được một thời gian. Nhưng sau khi khổ nạn qua đi, tôi lại buông lơi, và ma nạn khác lại tới.

Hiện tại tôi nhận ra rằng sự “tinh tấn” kia căn bản không phải là tinh tấn chân chính, mục đích là truy cầu một cuộc sống thoải mái, không phải để thực sự đề cao. Nó giống như phản ứng của bệnh nhân tâm thần mà Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân; khi bác sĩ bệnh viện tâm thần nhấc cây roi điện lên, tinh thần của chủ ý thức của anh ta liền khởi lên.

Dùng cách nói của người thường thì sự “tinh tấn” giả kia là một hình thức tự lừa dối bản thân. Từ góc độ của người tu luyện mà xét, đó là do chủ ý thức quá yếu, nên đã bị tà ác hoặc các chấp trước điều khiển vào những thời điểm mấu chốt.

Sư phụ chưa bao giờ dạy chúng ta rằng chúng ta có thể buông lơi sau khi đạt được đề cao trong tu luyện và bộ phận đã tu thành của chúng ta tách khai. Nếu chúng ta không có một mục tiêu rõ ràng cho việc tu luyện của bản thân, hoặc không dùng các tiêu chuẩn cao để yêu cầu bản thân, thì chúng ta sẽ tìm lời bào chữa cho chính mình, và các chấp trước của chúng ta vẫn có thể bị tà ác lợi dụng.

Từ một góc độ sâu sắc hơn, một yếu tố quan trọng khác là các chấp trước căn bản của chúng ta chưa được loại bỏ. Ngay từ đầu, chúng ta có thể bước vào tu luyện với tất cả các chủng loại truy cầu như tiêu trừ khổ nạn, chữa bệnh, và sống một cuộc sống tốt đẹp. Những chấp trước đó có thể vẫn bị che giấu mặc dù chúng ta tu luyện đã nhiều năm. Những chấp trước căn bản này sẽ cản trở chúng ta đề cao thực sự.

Sư phụ giảng:

“Chúng ta là có tính nhắm thẳng, thật sự chỉ thẳng vào cái tâm ấy, vứt bỏ cái tâm ấy; như vậy tu được mau lẹ phi thường”. (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)

Với sự an bài của Sư phụ, các chấp trước và nhân tâm của chúng ta sẽ được phơi bày. Đó sẽ là thời điểm tốt nhất để chúng ta tu bỏ chúng, và tránh bị tà ác lợi dụng. Cho dù nhất thời chúng ta chưa vượt qua được, thậm chí bị vấp ngã, chúng ta nên nhanh chóng đứng dậy và tiếp tục tu luyện.

Chúng ta phải học Pháp một cách tinh tấn và đồng hóa với Pháp. Đây là tiền đề để có chủ ý thức mạnh mẽ. Với chủ ý thức mạnh, chúng ta có thể nghiêm khắc yêu cầu chính mình tuân theo các tiêu chuẩn cao.

Sư phụ cũng giảng:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm”. (Bài trừ can nhiễu, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Nhiều đồng tu đã đề xuất trong các bài chia sẻ của họ rằng học thuộc Pháp là một cách tốt để trở nên tinh tấn. Đặc biệt là đối với những đồng tu trường kỳ trong ma nạn, đây là một phương thức vô giá. Chỉ khi chúng ta hòa tan trong Pháp, đó mới là sự tinh tấn thật sự.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/16/384161.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/6/14/178064.html

Đăng ngày 14-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share