Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-04-2019] Sau khi đọc bài chia sẻ của các đồng tu, tôi nghĩ tới một số tình huống trong học viên chúng ta. Nếu như mọi người thấy những gì tôi nói là đúng, thì hãy chú ý tới những vấn đề đó để chúng ta có thể cùng nhau cải thiện trạng thái tu luyện của mình.

Phân biệt tự ngã chân chính với chấp trước

Thí dụ như, có một học viên có tâm sợ hãi và nghi tâm nghiêm trọng. Khi hướng nội thì cũng là có điều kiện, hoặc thấy muốn hướng nội thì mới thực hiện.

Kể từ khi được ra khỏi trại giam, lúc nào cô ấy cũng nghi ngờ mình đang bị theo dõi, nên cô rất sợ hãi đến nỗi không dám đi ra ngoài và không cho ai vào nhà.

Ở đây, tôi không có ý muốn nói rằng cô ấy có bị theo dõi hay giám thị hay không, mà điều tôi muốn nói là chủng tâm sợ hãi và nghi ngờ trường kỳ kia không phải là cô ấy thực sự. Nhưng có thể cô ấy không phân biệt được nó với chân ngã của mình. Các vật chất phụ diện ở không gian khác liên tục gia cường cho hai chủng loại nhân tâm ấy, khiến tạo thành trạng thái tinh thần hiện tại của cô ấy. Nếu người khác cũng cho rằng sự sợ hãi và nghi ngờ đó thực sự là của cô ấy, thì họ cũng đã không có chân chính phân biệt được rõ ràng cái gì thuộc về cô ấy. Những thứ đó là chấp trước mà cô ấy cần phải tu bỏ trong quá trình tu luyện.

Những ‘cái tôi’ không phải là tự ngã chân chính của chúng ta

Có một học viên trong khu vực của chúng tôi, anh ấy rất tận lực làm ba việc trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, anh ấy lại có tự ngã rất mạnh mẽ và không muốn hướng nội. Anh ấy sẽ không tiếp thu lời kiến nghị hay lời khuyên của bất kỳ ai, và rất khó để chia sẻ với “anh ấy”.

Anh đã ở trong chủng tâm thái đó một thời gian dài, trường kỳ không hướng nội và không tu bản thân, vì cho rằng làm ba việc chính là tu luyện. Anh không thể tìm ra bản thân mình thực sự, và trường kỳ xem cái “tự ngã mạnh mẽ” hình thành trong người thường kia là tự kỷ chân chính.

Gần đây, các đồng tu địa phương phát hiện anh ấy xuất hiện một chủng hiện tượng: thường ngẩn ngơ và không trả lời khi ai đó cố nói chuyện với anh ấy. Các học viên địa phương chúng tôi đã nhiều lần cố gắng liên lạc với anh ấy, nhưng không thành công lắm, đều bị cái bản ngã mà anh ấy đã hình thành và phát triển trong xã hội người thường kia đã ngăn trở. Do đó, tự kỉ chân chính của anh ấy bị đè nén không thể hiển lộ ra.

Tôi hiểu rằng bên trong cái “tự ngã mạnh mẽ” kia bao hàm rất nhiều chấp trước, mỗi cái tâm đó đều là một cái tự ngã giả, chúng đã khóa chặt chân ngã của chúng ta. Chúng làm cho chân ngã chúng ta rất khó để khởi tác dụng. Do đó chúng ta nhất định phải tu bỏ mỗi từng cái tôi giả đó để cái tôi thật sự của chúng ta dần dần hiển lộ và ngày càng có thể tự kỷ của chúng ta ngày càng ‘nắm quyền chi phối’. Nếu chúng ta cho rằng “tự ngã mạnh mẽ trong người thường” của học viên kia chính là anh ấy thực sự, thì chúng ta cũng như vậy, không có phân định rõ ràng [cái tôi thật và cái tôi giả].

Lại có một học viên, tu luyện không tinh tấn lắm, và bà ấy cho rằng “hướng nội” chính là tìm ra xem ai đúng ai sai, chứ không chiểu theo Pháp là khi đối diện với mâu thuẫn hướng nội tìm chấp trước và quan niệm của bản thân.

Bình thường bà ấy biết ăn nói, nhưng rất khó nói lý với bà ấy vì bà ấy rất nóng tính, tâm oán hận khá nặng. Cho tới nay bà ấy cũng chưa hòa thuận được với gia đình của con rể và mối quan hệ của họ luôn rất căng thẳng. Trong một thời gian dài, bà ấy đã bị giả ngã khống chế, và thậm chí bà ấy còn thấy khoái chí khi trong mơ thấy mình đánh người khác.

Bà ấy là một trường hợp khá rõ ràng về việc trường kỳ không tu bản thân và tìm không ra chân ngã. Trường không gian của bà bao phủ bởi vật chất bất hảo, đã thu hút những thứ tà ác khác gia tăng khống chế đối với bà, trong đó một học viên không tu chính mình và không thể tìm thấy chân ngã.

Điều đáng nói là một số dâu rể của bà cũng là người tu luyện Đại Pháp. Họ đã rất tức giận khi thấy bà trường kỳ làm ra những việc khiến bôi nhọ danh tiếng Đại Pháp. Họ cũng phẫn nộ và không muốn làm gì với bà ấy nữa.

Trên thực tế, thì những học viên này (bên thông gia của bà ấy) cũng đã không nhận ra tự kỷ chân chính của họ. Họ đã cho rằng những “oán hận” kia chính là của mình và có hành động chiểu theo chúng. Sự oán giận này chính xác là những gì chúng ta cần phải tu bỏ. Làm sao mà chúng ta có thể cho phép bản thân bị dẫn động bởi chủng “oán khí” đó? Chúng không phải là bản thân chúng ta thật sự. Tự kỷ tiên thiên của chúng ta vốn là thuần chân, không lẫn tạp gì hết.

Ba trường hợp nói trên đã cho thấy một cách rõ ràng tình huống mà các đồng tu trong vùng chúng tôi không tìm ra tự ngã chân chính của mình.

Cũng có những tình huống mà trong đó vấn đề của chúng ta không dễ mà nhận ra được. Nói là không nhận ra, nhưng kỳ thực là chúng ta dùng lối tư duy và quan niệm hình thành trong người thường mà đối đãi, mà xác định cái gì là trọng yếu hay không trọng yếu, cái nào là đại sự cái nào là tiểu sự,… chứ không đo lường dựa trên Pháp lý.

Thể ngộ của tôi về “chân ngã”

Vậy thật sự thì chân ngã của chúng ta là gì? Theo thể ngộ ở cảnh giới hiện tại của tôi thì chân ngã chính là chính niệm thuần chân của tiên thiên và sự kiên tín Đại Pháp của chúng ta phản ánh ra trong cuộc sống hàng ngày. Nó là cái tôi chân chính, thứ có thể hoàn thành sứ mệnh của chúng ta và theo Sư phụ trở về nhà thật sự của mình.

Ví dụ, một học viên trong vùng chúng tôi đang trải qua bức hại nghiệp bệnh do cựu thế lực an bài. Sau khi tới thăm cô ấy về, thay vì phủ định an bài của cựu thế lực và phát chính niệm hỗ trợ cô ấy giải thể bức hại và tăng cường tín tâm, thì các học viên đó lại làm những thứ như phân tích trạng thái tu luyện và phán xét cô ấy.

Kỳ thực điều này cũng nói lên một tình huống là các đồng tu đó không có chân chính xem khổ nạn của cô ấy là một phần của toàn bộ chỉnh thể, không có xem đó là việc của mình. Thử suy xét một chút, nếu chúng ta xem sự việc của cô ấy là của chính mình, thì liệu chúng ta có thể ung dung mà bình phẩm như vậy không? Thực tế, khi chúng ta bình luận và đánh giá về người khác, thì “tư duy và lời nói” thường đa số là những quan niệm của văn hóa đảng và tư tâm, chúng là những thứ phát triển theo thời gian. Tất cả những thứ đó đều cần phải tu bỏ.

Lý do chúng ta vẫn ôm giữ các chấp trước và quan niệm khác nhau của con người chính là vì trong một thời gian dài chúng ta đã không đo lường hành vi của mình và hướng nội chiểu theo Pháp, và chúng ta đã không thực sự tu luyện bản thân một cách vững chắc. Kết quả là, chúng ta không phân biệt rõ là chúng ta đang đứng trên cơ điểm nào cũng như từ giác độ nào mà xét vấn đề, cũng chính là tìm không ra tự kỷ chân chính.

Tự kỷ chân chính của chúng ta chắc chắn sẽ xem xét vấn đề dựa trên Pháp, sẽ yêu cầu, cũng như đo lường và ước thúc bản thân chiểu theo Pháp lý. Khi tự ngã chân chính đóng vai trò chủ tể, chúng ta sẽ có thể phân biệt rõ ràng: những niệm đầu không cho phép chúng ta ở tại Pháp mà xem xét vấn đề thì không phải là tự kỷ chân chính. Những niệm đầu và nhân tâm đó không thể được Sư phụ và Pháp chấp nhận.

Là người tu luyện Đại Pháp, chúng ta phải nhanh chóng phân biệt rõ ràng cái nào là tự ngã chân chính, tu bỏ tất cả mọi thứ không phải là bản tính thuần chân tiên thiên. Chỉ có như vậy mới có thể cùng Sư phụ trở về nhà.

Cuối cùng, chúng ta hãy cùng ôn lại vài đoạn Pháp của Sư phụ:

“Một chủng quan niệm khi đã hình thành rồi, sẽ khống chế một đời của chư vị, lèo lái tư tưởng của cá nhân ấy, cho đến cả hỷ nộ ai lạc của người ta. Đó là hậu thiên hình thành. Nếu những thứ đó qua thời gian lâu, sẽ hoà tan vào tư tưởng con người ta, hoà tan vào đại não chân chính của bản thân; nó sẽ hình thành tính cách một cá nhân.

Quan niệm được hình thành ấy, sẽ trở ngại và khống chế một đời chư vị. Quan niệm của người ta thường là [những thứ] vị tư thậm chí là bất hảo hơn nữa; do đó lại sẽ sinh ra nghiệp lực tư tưởng; con người lại bị nghiệp lực khống chế. Con người là dựa vào chủ nguyên thần làm chủ tể; khi chủ nguyên thần tê liệt bị những quan niệm thay thế, thì đó chính là chư vị đầu hàng vô điều kiện rồi, sinh mệnh đã bị những thứ đó lèo lái rồi.” (Phật Tính, Chuyển Pháp Luân (Quyển II))

[Ghi chú của biên tập: Trong cuộc sống, rất nhiều người có khuynh hướng không chút suy nghĩ mà đưa ra định nghĩa hay phán xét về những sự kiện. Họ để những quan niệm dưỡng thành trong xã hội người thường chi phối cử chỉ và lời nói của họ, và xem những quan niệm tập quán của bản thân là tiêu chuẩn để đánh giá và đo lường người khác. Ngay cả nhiều học viên đã đắc Pháp nhiều năm, ở phương diện này cũng dần dần bị trôi theo người thường mà không thể tự hành xử đúng đắn. Đối với người tu luyện mà nói, điều này chính là biểu hiện của việc đã đánh mất chân ngã của mình. Với những chấp trước ấy, họ không những không thể tu lên, mà ngược lại, ngày càng rời xa chân ngã rồi. Tu luyện trong Chính Pháp đã trải qua 20 năm, đệ tử Đại Pháp chúng ta nên học bài “Phật Tính” của Sư phụ thường xuyên hơn và nhanh chóng đi ra khỏi chủng mê lạc này.]


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/10/384932.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/28/176652.html

Đăng ngày 10-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share