[MINH HUỆ 02-11-2009] Kính chào Sư phụ! Kính chào các đồng tu!

Một năm nữa đã trôi qua – và đây là Pháp hội Chia sẻ Trải nghiệm Tu luyện trực tuyến lần thứ sáu cho các học viên ở Trung Quốc. Khi nhìn lại những bước đường chúng ta đã đi qua, sự từ bi vô hạn của Sư phụ luôn hiện hữu. Pháp hội này là hình thức hội thảo trao đổi mà Sư phụ để lại cho chúng ta. Những đồng tu ở Trung Quốc chúng ta cần phải trân quý cơ hội này hơn nữa, để có thể vận dụng trải nghiệm của bản thân mình để chứng thực Pháp và bày tỏ lòng biết ơn tới Sư phụ.

Tôi là một nữ học viên hơn 20 tuổi, sống ở một vùng nông thôn của tỉnh Hồ Bắc. Mặc dù nhiều sự việc trông thì đơn giản, nhưng qua đó có thể thấy được quá trình đề cao của một người tu luyện – nghĩa là quá trình Đại Pháp cải biến một con người ra sao. Tôi muốn nhân cơ hội này để chia sẻ những trải nghiệm và thể ngộ của mình.

1.Tống khứ tự ngã và hình thành chỉnh thể để giải cứu đồng tu

Đầu năm nay, một số đồng tu ở một địa phương khác đã tới đây giảng chân tướng cho mọi người về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại. Có người tố giác họ, và cảnh sát đã tới bắt họ. Chỉ có một đồng tu trốn thoát. Hai đồng tu ở địa phương khác và một đồng tu ở địa phương chúng tôi đã bị bắt và bị giam tại một trại tạm giam của địa phương chúng tôi. Biết tin, chúng tôi lập tức thông báo cho tất cả các đồng tu ở địa phương phát chính niệm ở cự ly gần để giải cứu các đồng tu đang bị giam giữ. Đồng tu trốn thoát được lập tức thông báo cho gia đình hai đồng tu bị bắt giữ và các đồng tu ở các địa phương khác.

Tuy vậy, can nhiễu của cựu thế lực đã tạo ra những hiểu lầm giữa các đồng tu ở địa phương tôi và đồng tu các địa phương khác. Mấy ngày sau, một đồng tu ở địa phương chúng tôi không chịu khuất phục và đã trốn thoát khỏi trại tạm giam. Các đồng tu ở địa phương khác lầm tưởng rằng anh ấy đã đầu hàng trước khi trốn thoát. Với suy nghĩ đó, giữa chúng tôi và các đồng tu ở địa phương ấy bỗng xuất hiện gián cách. Sau khi thảo luận với người điều phối, chúng tôi quyết định liên lạc với họ qua thư điện tử.

Vài ngày trôi qua, tôi cũng đã gửi đi mấy email rồi, mà họ chỉ hồi đáp lại một hoặc hai email, câu trả lời thì không đi vào vấn đề. Tôi thấy buồn và trao đổi lại lần nữa với người điều phối. Người điều phối nói tôi quá đa cảm và thiếu từ bi, rồi khuyên tôi hãy hướng nội.

Tôi biết tôi đúng là đa cảm. Tôi nhận ra mình đã quá bận và không có thời gian học Pháp hay hướng nội. Khi áp đặt quan niệm của mình lên người khác, phải chăng tôi muốn chứng thực bản thân thay vì chứng thực Pháp? Làm sao tôi có thể phối hợp tốt với người khác khi xuất phát điểm là sai. Bất kể các đồng tu làm gì, tôi cũng phải tự mình làm tốt.

Trong suốt những ngày này, chúng tôi nghe được nhiều tin tức trong trại giam: một số đồng tu có thể bị đưa đến một trại lao động, và những đồng tu ở địa phương khác đang bị giam giữ cũng có thể bị chuyển đi. Bất kể nghe thấy điều gì, chúng tôi cũng không bị can nhiễu. Chừng nào các đồng tu chưa được thả, chúng tôi sẽ tiếp tục phát chính niệm. Một số đồng tu thay phiên nhau phát chính niệm ở gần trại giam để thanh lý tà ác và hỗ trợ các đồng tu. Một tháng sau đó, các đồng tu bị bắt giữ đã được thả và trở về nhà.

Khi gặp các đồng tu ở địa phương khác, họ nói dường như tà ác đã chặn những email gửi tới họ. Để đảm bảo an toàn, họ đã ngừng liên lạc với chúng tôi. Sau đó, khi họ tới khu vực của chúng tôi phát chính niệm, họ không báo cho chúng tôi nữa. Nghe vậy, tôi cảm thấy xấu hổ vì những sự bực bội trước đây. May thay, chúng tôi đã kịp thời biết. Quan niệm của chúng ta đã tạo ra gián cách giữa các đồng tu.

Sư phụ đã giảng:

“Các đệ tử Đại Pháp là một chỉnh thể, hết thảy những gì làm trong Chính Pháp thì tôi đều khẳng định, đều là đang làm những gì mà đệ tử Đại Pháp nên làm. Cách làm khác nhau chính là phương thức trong khi Pháp đang vận chuyển mà phân công một cách hữu cơ, còn Pháp lực là triển hiện trên chỉnh thể.” (“Bài có lời bình của Sư phụ” ngày 16-02-2003)

Trong quá trình giải cứu các đồng tu, chúng tôi đã phối hợp tốt với sự vô tư vô ngã.

2. Khi một người thực tâm muốn làm, Sư phụ sẽ có an bài

Điểm sản xuất tài liệu chân tướng của chúng tôi đã vận hành bình ổn được hai năm. Nếu không có niềm tin kiên định vào Sư phụ thì chúng tôi không thể hoàn thành được việc gì. Tôi hầu như không biết chút kỹ thuật in ấn nào, mà chỉ có quyết tâm làm việc này.

Điểm sản xuất tài liệu đầu tiên ở địa phương chúng tôi đã bị phá hoại. Để thành lập điểm sản xuất mới, tôi đã ra thành phố học cách in tài liệu. Khi tôi trở lại, chúng tôi đã phối hợp với nhau để lắp đặt thiết bị, và điểm tài liệu mới đi vào hoạt động. Sau đó, thay vì phải lấy tài liệu ở các nơi khác, chúng tôi có thể in các bài giảng của Sư phụ, các cuốn sách nhỏ, Cửu Bình và các tài liệu khác. Chúng tôi cảm nhận Sư phụ đang trông nom mọi thứ. Miễn là chúng ta có tâm thuần tịnh, máy vi tính và máy in sẽ tự nguyện hợp tác với chúng ta.

Tôi không biết chút gì về máy in, mà chỉ biết mấy thao tác in đơn giản. Khi chúng tôi làm bằng tâm thuần tịnh, máy in sẽ dừng hoạt động khi phát hiện các vấn đề như hết mực hoặc đặt giấy không đúng chỗ. Khi đó, chúng tôi sẽ phát hiện ra vấn đề, xử lý và tiếp tục in. Dần dần, máy in dường như hiểu biết hơn và không mắc nhiều lỗi nữa. Việc phức tạp nhất là tháo trống mực và làm sạch nó. Tôi, cũng như các đồng tu khác ở địa phương, không biết gì về việc này. Ngay cả cửa hàng máy tính ở địa phương tôi cũng không cung cấp dịch vụ này. Lên tỉnh để làm sạch trống mực thì thật tốn kém. Tôi thực sự muốn làm điều này, và Sư phụ đã nhìn thấu.

Tôi gặp một đồng tu có kỹ năng làm sạch trống mực khi lên tỉnh mua vật tư. Tôi đã học được cách làm chỉ trong một thời gian ngắn. Song, tôi vẫn chưa thành thạo với máy in phun. Tôi chỉ biết làm thế nào để đổ thêm mực và làm sạch trống bằng chất tẩy rửa khi các bộ phận của máy in bị bẩn, cũng không biết gì về đầu in hay loại bỏ bọt khí.

Một hôm, hai đồng tu có kinh nghiệm về máy in đã xem qua và ngạc nhiên về những gì họ thấy: nhiều bọt khí bị dồn ứ lại, còn mực in đã cạn kiệt; làm thế nào có thể in được trong điều kiện như thế? Thực ra, chúng tôi đã in nhiều nhãn đĩa DVD, Tuần san Minh Huệ và các cuốn sách nhỏ. Tôi không biết là không nên sử dụng máy in như vậy. Hai đồng tu này nói trong điều kiện như vậy, đầu in có thể bị cháy và in không ra màu. Họ xử lý hết bọt khí và điều chỉnh lại máy in. Tất cả lại vận hành tốt: Sư phụ đã làm cho máy in hoạt động tốt bởi vì tôi không biết sửa. Trong khi đó, các đồng tu khác đang chuẩn bị tới và hướng dẫn thao tác cho tôi. Miễn là tôi có tâm nguyện làm điều đó, Sư phụ sẽ quản tất cả.

3. Về vấn đề kết hôn, cần nhìn đến việc lớn mà quyết định hợp lý

Các đồng tu trẻ dễ gặp phải khúc mắc này. Tôi là một trong số đó. Chúng ta tiếp xúc với đồng nghiệp, hàng xóm, bạn bè và người nhà. Nhiều người không hiểu vì sao chúng ta không kết hôn. Có người cho rằng, dường như tất cả học viên Pháp Luân Công đều độc thân, họ không sao lý giải được điều này. Nhiều đồng nghiệp của tôi biết tôi là một học viên, cũng biết Pháp Luân Công là tốt. Nhưng hễ họ giới thiệu ai đó cho tôi để tiến tới hôn nhân là tôi lại từ chối đề nghị của họ, họ không hiểu việc này. Thỉnh thoảng, tôi cũng khó xử trong việc này.

Sau đó, vì phải học một số kỹ năng nên tôi đã gặp nam đồng tu A, cũng đang trong hoàn cảnh tương tự. Chúng tôi bắt đầu gặp nhau nhiều hơn. Sau đó, A nói với tôi về việc kết hôn, và tôi bắt đầu do dự. Là đồng tu, chúng tôi có thể thoải mái nói về trải nghiệm tu luyện hoặc các vấn đề kỹ thuật, nhưng cứ đề cập đến hôn nhân là cả hai chúng tôi không biết phải nói gì. Đó là bởi vì chúng tôi không muốn đi theo con đường này, nhưng quyết định không kết hôn có thể gây ra một số bất cập trong xã hội người thường.

Trong những ngày ấy, tôi đã hai lần mơ về hoa Ưu Đàm. Lần đầu, tôi ngạc nhiên nhưng không nghĩ nhiều về điều đó. Lần thứ hai, tôi đã tỉnh giấc. Hoa Ưu Đàm, cứ 3.000 năm mới khai nở một lần, đang khai nở bởi vì Sư phụ đang chính Pháp. Cơ hội hiếm hoi và chưa từng có này trong giai đoạn tu luyện chính Pháp chẳng phải đang nhắc nhở tôi phải trân quý thời gian hay sao?

Đồng tu A phụ trách sản xuất tài liệu giảng chân tướng ở một khu vực, một nhiệm vụ nghiêm túc và không thể bị can nhiễu bởi quan niệm người thường. Chẳng phải tôi đang can nhiễu anh ấy sao? Nếu tôi kết hôn với anh ấy, môi trường tu luyện của anh ấy sẽ thay đổi, và điểm sản xuất tài liệu cũng cần điều chỉnh lại. Đó chẳng phải là đang can nhiễu tới sự hoạt động thông suốt đã được an bài trước hay sao?

Một hôm, tôi trao đổi với một đồng tu về chuyện này. Cô ấy hỏi tôi tại sao tôi không muốn kết hôn. Tôi mất phương hướng và không biết trả lời thế nào ngoài việc nói rằng tôi không muốn. Cô ấy khuyên tôi nên cân nhắc tới ảnh hưởng đối với chính Pháp mà quyết định.

Tôi sửng sốt và cảm thấy giữa chúng tôi có khoảng cách lớn. Đồng tu này nhận định dựa trên yêu cầu chính Pháp, trong khi đó tôi lại xem xét mọi việc vì lợi ích của bản thân. Người tu luyện Đại Pháp cần làm mọi việc dựa trên Pháp.

Sư phụ đã giảng:

“Thực ra là đệ tử Đại Pháp, làm việc gì cũng cần nghĩ người khác trước, đứng tại góc độ của người khác mà suy xét, thử xem lại toàn cuộc xem, thì sẽ biết làm sao. Nghĩ nghĩ về người khác nghĩ sao, nhìn toàn cuộc một chút, thì sẽ biết mình nên làm thế nào.” (Giảng Pháp tại hội thảo luận Đài truyền hình Tân Đường Nhân [2009])

Đặc biệt trong thời gian này, chúng ta nên nỗ lực hơn nữa để hoàn thành trách nhiệm cứu độ chúng sinh. Khi không có những nhân tố can nhiễu, chúng ta sẽ có môi trường tốt hơn cho việc chính Pháp và cứu độ chúng sinh.

Thêm vào đó, tôi cũng có thể ngộ sâu sắc hơn về vấn đề kết hôn. Kết hôn hay không kết hôn có liên quan tới duyên tiền định, và chúng không nên mắc kẹt trong vấn đề này. Mọi việc sẽ tốt đẹp miễn là chúng ta bước đi cho chính trên con đường [tu luyện] của mình.

Sư phụ đã giảng:

”Đương nhiên, còn có một số đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi, kết hôn với người thường; có [vị] thật sự bị cái ‘tình’ lôi xuống, biến thành người thường, còn người thường hơn cả người thường nữa; còn có người chịu can nhiễu rất lớn, bản thân cảm thấy lực bất tòng tâm, vừa sợ ảnh hưởng quan hệ vợ chồng, vừa sợ việc của Đại Pháp làm không tốt, cũng biết rằng ảnh hưởng tu luyện bản thân mình; đưa đẩy đến cuối cùng thì tâm lực kiệt quệ, không biết thế nào mới tốt nữa. Kỳ thực, hãy trầm tĩnh mà suy xét, [thì] những việc đó đều có thể giải quyết. Một khi bộ Pháp này đã là truyền như thế này tại thế gian con người, ở xã hội người thường mà tuyển định ra phương thức tu luyện như thế này, khẳng định là hết thảy những gì gặp phải ở xã hội người thường đều có thể giải quyết; chính là xét xem chư vị đối đãi người nhà như thế nào, có thể dùng chính niệm đối đãi việc đó không, có thể dùng chính niệm của một người tu luyện để giảng cho rõ ràng không. Nếu xử lý tốt, thì sẽ tốt; xử lý không tốt, thì sẽ trái lại.” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006])

Vì Sư phụ giảng về điều này, thể ngộ của tôi là, lập gia đình tự nó không nhất định là phải đúng hay sai, cũng như vấn đề ăn thịt vậy. Đại Pháp đang phổ truyền trong xã hội nhân loại. Miễn là chúng ta đi cho chính trên con đường tu luyện của mình, mọi thứ ở xã hội con người đều có hoàn cảnh tốt nhất và đều có thể chính lại trong Pháp. Từ đây, tôi cũng có thể ngộ sâu hơn về những lời dạy của Sư phụ:

“Ở đây chúng tôi dạy mọi người theo đường chính, đồng thời giảng rõ Pháp cho chư vị, để cho chư vị tự mình ngộ; còn học hay không là vấn đề ở bản thân chư vị. Sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân.” (Chuyển Pháp Luân)

Trước khi viết bài chia sẻ này, thể ngộ của tôi về các Pháp lý còn kém. Trong quá trình viết, tôi ngày càng thể ngộ tốt hơn, và ngày càng thanh tỉnh. Sư phụ đã gỡ bỏ khỏi thân thể tôi nhiều vật chất xấu và mở rộng trí huệ cho tôi.

Chúng ta không bao giờ có thể báo đáp được những gì mà Sư phụ đã ban cho chúng ta. Chỉ có ngày càng tinh tấn hơn và thực hiện trách nhiệm cứu chúng sinh thì chúng ta sẽ không khiến Sư phụ và chúng sinh thất vọng.

Tạ ơn Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/2/211535.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/12/112330.html

Đăng ngày 08-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share