[MINH HUỆ 01-12-2011]

Tiếp theo Phần 1

Lịch sử luôn cảnh tỉnh người đời sau trong khi lặp lại, nhưng luôn có những người tự coi mình là thông minh, muốn mình một kiểu, nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, kết quả trái lại lại lặp lại bài học lịch sử.

Vị thứ tư: Đường Vũ Tông Lý Viêm

Đường Vũ Tông Lý Viêm tín ngưỡng Đạo giáo, đăng cơ khi 26 tuổi. Tháng 8 năm Hội Xương thứ 5 (năm 845), sau khi đi sâu vào thanh tra, ông bắt đầu phá hủy hàng loạt chùa thờ Phật. Chiếu thư ra lệnh rõ, phá bỏ trên 4.600 ngôi chùa lớn, trên 40.000 ngôi chùa nhỏ, lượng lớn kinh Phật bị đốt, tượng Phật bị nung chảy đúc tiền. Ông lệnh cho trên 260.000 tăng ni phải hoàn tục [7], những hòa thượng Ấn Độ cổ và Nhật Bản cũng không được miễn. Những tôn giáo ngoại lai như Hồi giáo, Hỏa giáo, Mani giáo, Cảnh giáo, Hồi Hột giáo cũng cùng chịu nạn. Các chùa chiền tương ứng bị phá dỡ. Kinh thành có 70 nữ tu Mani không chốn nương thân phải tự tử. Giáo đồ Hồi Hột phần lớn chết trên đường bị xua đuổi… Lịch sử gọi là Hội Xương diệt Phật.

Đại Đường thịnh thế cũng là thời thịnh thế của Phật Pháp. Thời kỳ cuối nhà Đường suy bại, Phật Pháp vẫn đi sâu vào lòng người như trước. Vũ Tông diệt Phật nên mất nhân tâm, có những tiết độ sứ phiên trấn hoàn toàn không thi hành, còn nói: “Thiên tử tự đến mà phá hủy thiêu đốt.” [8] Sau chính loạn bước đầu ổn định, thời kỳ “Hội Xương trung hưng” xã hội có chuyển biến, người dân oán trách khắp nơi cũng dần dần giảm nhẹ. Năm sau trong dân gian có truyền ra thuyết Vũ Tông diệt Phật bị giảm thọ 10 năm, âm tào đòi mạng [6]. Không lâu sau Vũ Tông đột nhiên bệnh chết, chỉ mới 32 tuổi.

Quy luật tuần hoàn của lịch sử lại tái hiện lúc này. Hoàng thái thúc Lý Thầm kế vị. Việc lớn đầu tiên sau khi đăng cơ là ban chiếu “khôi phục công bằng” [9], đã khôi phục toàn diện chùa chiền tăng ni [10]. Từ đó tiếng búa rìu sửa chữa phục hồi chùa chiền trong thiên hạ lúc nào cũng văng vẳng bên tai [11].

Tuyên Tông thích học theo Thái Tông. Ông khôi phục Phật Pháp, giống Thái Tông sau khi đăng cơ đã phế bỏ chính sách diệt Phật của Cao Tổ. Tuyên Tông tại vị 13 năm, dốc sức trị sửa quốc gia khiến dân giàu nước mạnh, quốc gia yên ổn bình yên, lịch sử gọi là thời thịnh trị “Đại Trung chi trị”. Tuyên Tông cũng được ca ngợi là “Tiểu Thái Tông” [11], được sử sách lưu tiếng thơm, được người dân trăm họ ca tụng [12].

Vị thứ năm: Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh

Là người hùng tài đại lược, được ca ngợi là đệ nhất minh quân thời kỳ Ngũ Đại, Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh đã cải cách toàn diện, mở mang bờ cõi, đánh không trận nào không thắng, nhưng tại sao lại đoản mệnh như thế này? Hủy hoại gia tộc hủy hoại cơ nghiệp chỉ trong một sớm?

Thực ra lịch sử đã cho câu trả lời. Sau này Tống Thái Tổ, Tống Thái Tông đều lấy làm gương răn mình, đã dựng nên sự phồn vinh thịnh thế triều Tống.

Sài Vinh kế vị sang năm thứ 2, vào tháng 5 năm 955 ông đã xuống chiếu phá hủy chùa thờ Phật. Phật Pháp, chùa chiền trong toàn cõi, ngoại trừ những ngôi chùa có hoàng đế đề chữ ra có thể giữ lại, mỗi huyện chỉ được giữ lại một ngôi chùa, còn lại phá hủy hết. Toàn quốc tổng cộng phá dỡ 30.360 ngôi chùa, phá hủy tượng Phật để đúc tiền, gần 1 triệu tăng ni bị ép phải hoàn tục [13] [14].

Những niên đại Phật Pháp hưng thịnh, rất nhiều người không dám hủy hoại tượng Phật. Sài Vinh nói: “Phật là Phật, tượng là tượng. Phật thì ngay cả mắt, thịt trên thân mình còn có thể thí xả nữa là đập tượng Phật đúc tiền, Phật cũng sẽ đồng ý thôi.” Chùa Đại Bi ở Trấn Châu (huyện Chính Định, Thạch Gia Trang, Hà Bắc ngày nay) có tượng Bồ Tát Quán Âm lớn bằng đồng rất linh nghiệm, người đập tượng đều bị gãy tay mà chết, không ai dám động đến nữa. Sài Vinh đích thân dùng búa lớn bổ vào phần ngực tượng Bồ Tát. Thống soái Cấm quân là Triệu Khuông Dận 28 tuổi (sau này là Tống Thái Tổ) và em trai là Triệu Khuông Nghĩa 16 tuổi (sau này là Tống Thái Tông) đang đứng ở một bên đã chứng kiến đoạn lịch sử này [6].

Sài Vinh hỏi Vương Phác là người tinh thông thuật số: “Trẫm có thể sống bao nhiêu năm?”

Vương Phác trả lời: “30 năm sau thì không biết được.”

Sài Vinh lầm tưởng rằng còn có thể sống 30 năm nữa, rất vui mừng. Nhưng Vương Phác có ngụ ý khác, Sài Vinh tại vị 5 năm 6 tháng, 5 lần 6 chính là ngụ ý 30.

Năm 959 Sài Vinh dẫn đại quân đánh U Châu, những thành lũy dọc biên giới của Khiết Đan đều bị công hạ nhanh chóng, Phiên Bộ chạy trốn suốt đêm. Xa giá đến Ngõa Kiều Quan, Sài Vinh leo lên cao ngắm trông 6 sư đoàn, hỏi bách tính đến dâng rượu thịt rằng: “Đất này tên gì?”

Người dân trả lời: “Tương truyền qua các đời, gọi là Bệnh Long Đài” (“bệnh long” ý là chỉ rồng bị bệnh).

Sài Vinh lặng thinh, lập tức lên ngựa quay trở về. Đêm đó phát bệnh, ngực mọc nhọt độc.

Trước đó Sài Vinh đã mộng thấy Thần tặng ông một chiếc lọng vàng lớn và thêm một quyển “Đạo kinh”, sau đó mới có được thiên hạ. Đêm phát bệnh ông lại mộng thấy vị Thần đó đòi lại chiếc lọng vàng và “Đạo kinh”. Sau khi kinh sợ tỉnh dậy ông nói: “Ta mộng chẳng lành, chẳng lẽ mệnh Trời sẽ mất sao.” [14] Không lâu sau, nhọt độc ở ngực bị vỡ ra mà chết. Người đương thời truyền rằng đó là quả báo hủy hoại Phật chém vào ngực tượng Phật.

Con trai nhỏ 5 tuổi của Sài Vinh kế vị chưa được một năm thì bị Thống soái Cấm quân Triệu Khuông Dận đoạt giang sơn. Thế là nhà Hậu Chu nước mất nhà tan.

Mấy năm trước khi Sài Vinh diệt Phật, Thống soái Cấm quân Triệu Khuông Dận đã bái kiến Thần tăng Ma Y. Triệu Khuông Dận nói: “Hiện nay diệt Phật hủy tượng không phải là phúc của xã tắc.”

Ma Y nói: “Lẽ nào đã quên tai họa gây ra do Tam Vũ diệt Phật?”

Triệu lại hỏi thiên hạ sẽ bình định như thế nào? Ma Y nói: “Giữa Thìn Thân sẽ có chân chủ xuất hiện, Phật Pháp cũng phục hưng.”

Sau này Triệu Khuông Dận đăng cơ vào ngày Giáp thìn tháng Giêng năm Canh thân, đã ứng nghiệm với dự ngôn [15].

Rút ra bài học Tam Vũ diệt Phật, đã đích thân chứng kiến báo ứng của Sài Vinh, Triệu Khuông Dận khi mới lên ngôi liền bãi bỏ chính sách diệt Phật của Sài Vinh [16], liên tiếp xây tạo chùa Phật, tượng Phật. Ở ngôi chùa cổ ở Trấn Chân mà năm xưa Sài Vinh đích thân dùng búa bổ tượng Phật, vào năm 917 Triệu Khuông Dận xuống chiếu xây dựng mở rộng chùa Long Hưng, đồng thời đúc tượng đồng Quán Âm nghìn tay nghìn mắt cao lớn hơn (tổng cộng 42 tay cao 22 m). Đây chính là nguồn gốc chùa Đại Phật Chính Định ngày nay. Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa kế vị càng tôn sùng Phật Pháp hơn. Cùng với sự phục hưng của Phật Pháp, kinh tế nhà Tống cũng phát triển đến bước phồn vinh chưa từng có.

Đi vào vết xe đổ, lịch sử lặp lại

Lịch sử luôn tuần hoàn trong khi lặp lại mà tiến bước, cho nên con người ngày nay nhất định có thể tìm được hình bóng mình trong những bài học lịch sử.

Tam Vũ Nhất Tông diệt Phật, 4 vị hoàng đế thân thể cường tráng sau khi diệt Phật thì rất nhanh chóng đột tử. Những người kế tục hễ sửa chữa sai lầm, dốc sức vãn hồi con sóng dữ thì quốc gia sẽ rất nhanh chóng bước vào con đường thịnh trị. Còn những người kế nhiệm vẫn tiếp tục kéo dài sai lầm thì sẽ là kết cục bi thảm nước mất nhà tan, gây tai họa cho cháu con.

Từ xưa đến nay những người tước đoạt tín ngưỡng đều kết thúc bằng thất bại và ác báo, những tấm gương lịch sử của phương Tây càng mãnh liệt hơn. Thế kỷ thứ nhất, đế quốc La Mã cổ đại vì tiêu trừ tín ngưỡng của giáo đồ Cơ Đốc nên đã tạo dựng tin bịa đặt bôi nhọ hãm hại giáo đồ Cơ Đốc, đã dùng lời dối trá để lừa người dân tham gia bức hại. Sau đó gây ra 4 lần đại dịch tràn khắp toàn quốc, khiến một nửa dân số mất mạng trong dịch bệnh. Đế quốc La Mã hùng mạnh không ai sánh bằng cũng vì thế mà suy vong sụp đổ.

Ngày nay triều đại Đỏ hủy diệt tín ngưỡng, bức hại tín ngưỡng một cách có hệ thống vượt xa bất kỳ quốc gia nào trong lịch sử cổ kim Đông Tây. Trung Cộng bắt đầu tẩy não có hệ thống, dùng thuyết vô Thần hủy diệt tất cả các tín ngưỡng. Cách mạng Văn hóa, Phá tứ cựu, đập chùa hủy tượng, bức hại tăng ni, chỉ là sự tiêu diệt cuối cùng đối với tín ngưỡng. Không có tín ngưỡng thì không có sự ước thúc tâm lý thiện ác hữu báo, mọi người bị tẩy não đã trở thành “giáo đồ cộng sản”, chính nghĩa bị bóp méo thành thù hận, những quần thể người đối địch nhau do bị những lời giả dối của Trung Cộng phân chia ra đã không e dè đấu tranh, bức hại thậm chí tàn sát nhau. Nhân dân theo Trung Cộng đấu tranh giết hại địa chủ. Ngày nay các quan chức cao cấp của Trung Cộng đều đã trở thành những đại địa chủ. Nhân dân theo Trung Cộng đấu tranh giết hại các nhà tư bản, ngày nay gia tộc các quan chức Trung Cộng đều đã trở thành các nhà tư bản. Nhân dân theo Trung Cộng “tiêu diệt bóc lột”, ngày nay nhân dân chịu sự bóc lột của Trung Cộng lại càng nghiêm trọng hơn. Nhân dân theo triều đại Đỏ hết cuộc vận động này đến phong trào khác, thời kỳ hòa bình đã gây ra cái chết bất thường của 80 triệu đồng bào, vượt quá tổng số người chết trong cả 2 lần chiến tranh thế giới. Trung Cộng làm ác nhân dân gánh chịu? Điều này chẳng phải chính là quả báo ác do người dân đánh mất tín ngưỡng hùa theo Trung Cộng?

Việc ác cũ của triều đại Đỏ còn chưa báo lại làm việc ác mới. Năm 1992, Pháp Luân Phật Pháp với hình thức là Pháp Luân Công truyền ra, đã nhanh chóng truyền khắp mọi vùng Trung Quốc, đến năm 1999, người học đã lên đến 100 triệu người, tín ngưỡng Chân Thiện Nhẫn đã ăn sâu vào lòng người. Trung Cộng nổi lên bằng phá hoại tín ngưỡng đã không thể dung nhẫn, Giang Trạch Dân tâm đố kỵ cực kỳ mạnh mẽ lại càng không dung nạp nổi. Giang Trạch Dân ngoi lên dựa vào trấn áp phong trào dân chủ, tàn sát sinh viên “Lục Tứ”, hoàn toàn không có bất kỳ thành tích chính trị nào, do đó Giang muốn dùng trấn áp Pháp Luân Công để lập bia tạo truyện cho mình. Năm 1999 Giang đã phát động cuộc vận động, lời dối trá rợp trời dậy đất tẩy não toàn quốc, kích động nhân dân thù hận Pháp Luân Công, đến nay đã gây ra hàng triệu người bị bắt giữ cầm tù, hàng trăm ngàn người bị cải tạo lao động, hàng chục nghìn người bị xử tội hình phạt, hơn 3.000 người đã được chứng thực bị bức hại đến chết, còn có hàng chục nghìn người mất tích… Hủy diệt tín ngưỡng trắng trợn không e dè như thế này, kết cục của nó đã nhiều lần triển hiện trong lịch sử rồi. Nhưng đáng sợ là, triều đại Đỏ đã dùng lời dối trá lừa gạt nhân dân phỉ báng hủy hoại Pháp Luân Phật Pháp, thù địch với những người tín ngưỡng Chân Thiện Nhẫn, khiến những người dân không minh bạch chân tướng cũng bị cuốn vào trong ác báo sắp tới của Trung Cộng.

Những bài học lịch sử sẽ lặp lại đối với triều đại Đỏ bức hại tín ngưỡng ngày nay và xảy ra trên thân những người không minh bạch chân tướng? Quy luật là như vậy, khó may mắn thoát được, đây cũng là điều tất yếu của lịch sử. Chớ tin triều đại Đỏ mà bị cuốn trôi đi, đó cũng là sự lựa chọn sáng suốt nhất của con người hôm nay.

Lấy chuyện xưa làm gương có thể biết hưng vong thay triều đổi đại. Ở đây vừa có sự hưng vong thay triều đổi đại, cũng có sự tồn vong của bản thân.

Tài liệu tham khảo:

1. “Ngụy thư – Thế Tổ kỷ”

2. “Ngụy thư – Thôi Hạo liệt truyện”

3. “Chu thư – quyển 5 – Đế kỷ”

4. “Tùy thư – Cao Tổ bản kỷ”

5. “Cựu Đường thư – Cao Tổ bản kỷ”

6. “Phật Tổ lịch đại thông tải”

7. “Cựu Đường thư – Vũ Tông bản kỷ”

8. “Nhập Đường cầu Pháp tuần lễ hành ký”

9. “Toàn Đường văn” quyển 81

10. “Đường hội yếu” quyển 48

11. “Tư trị thông giám – Tuyên Tông bản kỷ”

12. “Cựu Đường thư – Tuyên Tông bản kỷ”

13. “Tân Ngũ Đại sử – Chu bản kỷ”

14. “Cựu Ngũ Đại sử – Chu thư – Thế Tông kỷ” 2, 6

15. “Phật Tổ thống kỷ” quyển thứ 43

16. “Tục tư trị thông giám trường thiên”

 


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2011/12/1/四次滅佛的歷史,重演雷同的結局-250029.html

Đăng ngày 05-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share