Bài viết của Tuệ Tư, học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 14-05-2019]

Năm nay, tôi đã có một bước đột phá trong tu luyện của mình. Chính là tôi đã hiếm khi tranh luận một cách quyết liệt hay lầm bầm vì tức giận.

Trước đây, tôi luôn cảm thấy không thoải mái mỗi khi tôi gặp bất cứ người nào đã từng bức hại tôi, hoặc miệt thị tôi. Tôi cũng cảm thấy miễn cưỡng khi chuyển về căn nhà tập thể của công ty cũ. Cũng chính vì lý do này mà chồng tôi, vốn đang làm việc tại một thành phố khác, thích đến thăm bố mẹ anh hơn là ở với tôi khi vào kỳ nghỉ.

T bi là hc cách buông bỏ và lãng quên

Tôi cho rằng hẳn là suy nghĩ của mình đã không phù hợp với Pháp, vì vậy tôi cần phải hướng nội và cải biến chính mình. Khi tôi gặp những người đã từng làm hại tôi trước đây, tôi cố gắng quên đi những đau khổ mà tôi đã phải chịu đựng và không để tâm oán hận nổi lên. Đồng thời, tôi lý trí gửi những thiện niệm đến trái tim của họ. Tôi muốn họ cảm nhận được vẻ đẹp của lòng từ bi.

Do đó, khi tôi cố gắng làm như vậy, họ đã trở nên ít cảnh giác hơn. Ngoài ra, chồng tôi còn nói với tôi rằng anh ấy muốn về nhà trong kỳ nghỉ. Điều đó đúng như Sư phụ Lý Hồng Chí đã giảng:

“Khi chư vị biến đổi thần tình trở thành tươi tỉnh thảnh thơi, tấm lòng rộng mở, lạc quan, thì chư vị phát hiện rằng hoàn cảnh chung quanh cũng khác rồi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009)

Bỏ đi tâm oán hận để khoan dung và giữ tâm bất động

Đối diện với những người từng làm hại tôi trước đây, tôi cố gắng không để tâm tôi dao động bởi những lời nói hay hành động của họ, cũng như không có cảm nghĩ về họ. Tôi bảo trì một tâm thái bình hòa. Đúng như Sư phụ giảng:

“Còn trạng thái ‘bình hoà’ mới là Thiện, thực tế đó mới là trạng thái chân chính của con người.” (Giảng Pháp tại Hội sáng tác Âm Nhạc [2003])

Ngoài việc xử lý tình huống một cách hòa nhã và bình tĩnh, tôi còn hiểu ra rằng tôi cần phải hướng nội để xem mình đã làm không tốt ở điểm nào. Điều này khác với suy nghĩ rằng tôi giỏi hơn bạn, vì vậy tôi không muốn tranh luận với bạn. Điều đó sẽ không như vậy.

Ngày nay, trước cái ác, người ta thường coi nhẹ cái thiện. Họ chỉ xét xem ai là người cuối cùng chiếm được ưu thế hoặc ai là người có khả năng, cho dù những suy nghĩ như vậy là trái với các Pháp lý trên cao tầng.

Trong cuộc sống hàng ngày của tôi, nếu ai đó lợi dụng tôi và làm tôi thua thiệt, tôi luôn cố gắng giữ tâm bất động. Như Sư phụ Lý đã giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân:

“Như mọi người đã biết, pháp môn này của chúng tôi không tránh né xã hội người thường [rồi mới] đi tu luyện, không tránh, không trốn tránh mâu thuẫn; ngay trong hoàn cảnh người thường phức tạp này, chư vị tỉnh táo rõ ràng, hết sức minh bạch chịu thiệt thòi tại các vấn đề lợi ích vật chất; khi bị người khác lấy mất lợi ích thiết thân, chư vị không giống như người ta mà tranh mà đấu; trong các can nhiễu tâm tính, chư vị chịu thiệt thòi; trong hoàn cảnh gian khổ như thế chư vị ‘ma luyện’ ý chí của mình, đề cao tâm tính của mình; khi có ảnh hưởng của các tư tưởng bất hảo của người thường, chư vị có thể siêu thoát xuất lai.” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Sư phụ cũng giảng:

“Mọi người biết rằng người đạt đến tầng thứ La Hán, gặp phải chuyện gì cũng không để trong tâm, hết thảy mọi thứ người thường hoàn toàn không để trong tâm, cứ cười ha ha thôi, chịu bao nhiêu thiệt thòi họ vẫn cười ha ha. Thật sự có thể làm được thì chư vị đã đạt đến quả vị sơ cấp của La Hán rồi.” (Giải đáp thắc mắc tại giảng Pháp ở Tế Nam, Chuyển Pháp Luân Pháp Giải)

Tôi thường nhẩm những đoạn Pháp này, đặc biệt là những khi có khảo nghiệm tâm tính. Thông qua việc liên tục ghi nhớ từng từ, tôi đã bình tĩnh lại và cố gắng buông bỏ oán hận trong tâm – và sau đó được thay thế bởi từ bi và thiện.

Khoan dung cũng là thể hiện sự tôn trọng đối với người khác

Cho dù một sinh mệnh có nhỏ bé đến đâu cũng đều được sinh ra từ thiên thượng. Trong mỗi người đều có thiện và ác. Đặc biệt là trong xã hội ngày nay, đạo đức của những người bị văn hóa Đảng Cộng sản Trung Quốc đầu độc đã tụt dốc trầm trọng. Có phàn nàn về họ hoặc cảm thấy thương hại họ cũng chẳng có ích gì. Sư phụ yêu cầu chúng ta cứu giúp người thường. Chỉ khi chúng ta không có bất kỳ ý nghĩ xấu nào đối với bất kỳ ai, chúng ta mới có được lòng từ bi để cứu họ.

T bi ch đt được thông qua tu luyn vng chc

Ở giai đoạn hiện nay, tôi nghĩ rằng để một học viên trở nên từ bi, thì người học viên đó cần phải kiên trì học thuộc Pháp. Hơn nữa, người đó cần loại bỏ bất cứ oán hận nào trong tâm cũng như văn hóa Đảng. Họ còn cần bảo trì chính niệm trong mọi lúc. Cuối cùng, họ phải thanh trừ tâm tật đố. Như Sư phụ đã giảng:

“Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Khi tôi suy nghĩ về điều đó thấu đáo hơn, tôi nhận ra hầu hết các chấp trước của tôi đều bắt nguồn từ tâm tật đố.

Có lần, tôi làm một thí nghiệm và theo dõi sát sao mọi suy nghĩ và hành động của mình, để xem liệu chúng có phù hợp với Pháp hay không. Tôi chợt nhận ra rằng gốc rễ của mọi suy nghĩ lệch khỏi Pháp là do tật đố. Và nó không đơn giản như một số học viên nghĩ, đó là, nếu những người khác giỏi hơn tôi, thì tôi sẽ không tật đố. Sư phụ đã giảng rõ điều này:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê.” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Điều đó có nghĩa là, khi chúng ta phàn nàn, cảm thấy mọi thứ bất công, cảm thấy chúng ta đã sai, coi thường người khác hay khó chịu khi ý tưởng của mình bị từ chối, thì những phản ứng này đều xuất phát từ tâm tật đố.

Nếu chúng ta đào sâu hơn một chút, chúng ta sẽ thấy được tâm hiển thị, cảm thấy mình giỏi hơn người khác, tâm tranh đấu, kiêu ngạo, thờ ơ, tự mãn, cố chấp, thù hận, và quá chú ý đến tiểu tiết. Tất cả những tâm này đều bắt nguồn từ tâm tật đố.

Tôi ngộ ra rằng nếu một học viên không thể loại bỏ tâm tật đố, thì từ bi trong họ sẽ không xuất lai, và họ cũng không thực sự khoan dung.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/14/386468.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/29/177822.html

Đăng ngày 05-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share