Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 05-11-2009]

Xin kính chào Sư phụ! Xin chào tất cả các đệ tử Đại Pháp trên toàn thế giới!

Vượt qua khổ nạn nhờ tín Sư tín Pháp

Tôi trở thành một tiểu đệ tử Đại Pháp vào năm 1997, đến nay đã hơn 10 năm rồi. Hồi đó, ngày nào mẹ tôi cũng đưa tôi ra điểm luyện công để học Pháp và luyện các bài công pháp. Bởi vì tôi có duyên tiền định với Đại Pháp nên khi cả nhóm đọc Pháp thì tôi chăm chú lắng nghe. Cả nhóm luyện công thì về nhà, tôi lại bắt chước các động tác. Có lần, tôi ngồi thế song bàn với hai chân bắt chéo, hai tay kết ấn để bố tôi chụp ảnh. “Mẹ có biết ngồi song bàn không?” Mẹ tôi không thể nhịn được cười. Bởi vì tôi chỉ là một đứa trẻ nên liền mấy năm, tôi được phép học Pháp và luyện các bài công pháp khi có hứng.

Sau đó, cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 1999. Một hôm, sau khi luyện công xong, mẹ tôi về nhà cùng một nhóm đồng tu để lên kế hoạch tới Bắc Kinh. Đa số họ là các bà trạc tuổi bà tôi. Họ khăng khăng tới chính quyền tỉnh thay vì Bắc Kinh. Mẹ tôi nói: “Chúng ta đi đâu không quan trọng, miễn là chúng ta làm theo lời của Sư phụ và bước ra vào thời điểm then chốt.” Tôi đã nghe toàn bộ cuộc trò chuyện và nghĩ rằng nếu cả nhóm quyết định đi, tôi cũng sẽ đi. Vì vậy, tôi nói: “Mẹ, con muốn tham gia với mẹ.” Mẹ tôi trả lời: “Mẹ chỉ lo không biết gửi con cho ai.“ Thế là, chúng tôi mua vé tàu đi luôn ngày hôm đó. Đâu đâu cũng có cảnh sát. Mẹ tôi phụ trách nhóm đặc biệt có cả người già lẫn trẻ con này. Mẹ tôi đề nghị mọi người mang thêm quần áo và đồ ăn vì không biết cuộc kháng nghị này sẽ diễn ra trong bao lâu.

Nhìn qua hành lý của chúng tôi, cảnh sát cho rằng chúng tôi chỉ là khách du lịch. Chúng tôi đã có thể đến chính quyền tỉnh một cách an toàn. Nhưng các tòa nhà và khu vực quanh đó có rất nhiều cảnh sát và xe cảnh sát. Người dân địa phương đều đã rời đi, các đệ tử Đại Pháp thì bị bắt giữ. Xe buýt của chúng tôi cứ đi vòng quanh tòa nhà mấy lần. Mẹ tôi quyết định không cho ai xuống xe nên chúng tôi quay về mà chẳng làm gì cả. Mọi người đều cảm thấy vô cùng buồn bã ở ga tàu.

Trường tôi cũng bắt đầu truyền bá Khủng bố Đỏ. Ngày nào cũng có những bài báo và chương trình phát sóng phỉ báng Đại Pháp. Tôi chỉ muốn bỏ học. Có lần, cả trường phải tham gia buổi ký tên phản đối Pháp Luân Công. Tôi nói với mẹ rằng tôi không muốn đi học nữa vì nhà trường yêu cầu tất cả học sinh phải làm điều sai trái chống lại Đại Pháp. Mẹ tôi nghĩ tôi vẫn còn quá nhỏ để bỏ học, nên bà đã rút hết mực ra khỏi bút rồi đưa tôi để tôi có thể qua được hình thức ký [tên] đó. Tôi không chịu cầm bút. Tôi trở lại trường, xếp hàng chờ đợi. Bàn ký tên có một nhóm giáo viên ngồi để giám sát quá trình. Tôi đút tay vào túi rồi đi qua.

Một hôm, nhà trường muốn mọi học sinh đều phải phát biểu chỉ trích Pháp Luân Công. Trong lớp tôi không có ai giơ tay xung phong nên giáo viên phải gọi tên. Tôi vốn không biết nói năng trước đám đông, nhưng tôi lại là người đầu tiên được gọi. Tôi nhận ra đây là một cơ hội tốt để giảng rõ chân tướng, vì vậy tôi đã chạy lên trước lớp và bắt đầu nói ra sự thật rằng Pháp Luân Đại Pháp đã dạy chúng ta trở thành những người tốt hơn, rằng Sư phụ yêu cầu mọi học viên chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã làm những việc xấu xa từ khi nó lên nắm quyền, từ cướp bóc từ chính người dân của mình cho đến đàn áp thẳng tay kẻ thù “nội bộ” của mình bằng nhiều phong trào chính trị, hết phong trào này đến phong trào khác.

Tất cả mọi người, kể cả giáo viên, đều không nói nên lời. Ngay cả tôi cũng không biết tại sao bỗng nhiên tôi lại nói được nhiều như vậy. Giáo viên cuối cùng cũng lý trí lên và cho cả lớp nghỉ. Sau đó, cô gọi tôi đến văn phòng của cô. Cô nói: “Vậy là em tu luyện Pháp Luân Công. Thật kinh khủng. Em làm cô sợ chết khiếp. Tại sao hôm nay em lại dũng cảm đến thế? Mẹ em cũng vậy à? Em mới là một đứa trẻ. Em làm thế nào mà tu luyện được?” Tôi nói với giáo viên rằng Pháp Luân Công có thể chữa khỏi bệnh và cải thiện sức khỏe. Tôi từng bị viêm mũi hồi còn học mẫu giáo. Mẹ tôi đã đưa tôi đến nhiều bác sỹ và tôi đã thử rất nhiều phương pháp điều trị. Chúng tôi đã tốn rất nhiều tiền, nhưng đều vô ích. Tôi chưa tu luyện Pháp Luân Công một cách nghiêm túc, thỉnh thoảng chỉ ngồi thiền và nghe Pháp với mẹ, mà bệnh viêm mũi của tôi đã khỏi. Tôi đã từng là đứa trẻ rất thích ăn thịt và không muốn động vào cơm hay rau. Pháp Luân Công đã giúp tôi bỏ thói quen xấu đó. Cứ khi nào ăn thịt, tôi lại bị đau bụng, và bây giờ mẹ tôi rất hài lòng với chế độ ăn uống cân bằng của tôi. Tôi kể với cô rất nhiều chuyện. Một lúc sau đã đến tiết học tiếp theo. Ngày hôm sau, cô giáo mời mẹ tôi đến trường.

Hôm đó, mẹ tôi đã giảng chân tướng cho cô. Mẹ mang theo Chuyển Pháp Luân để cho cô đọc. Cô đọc cuốn sách và nói: “Cuốn sách rất hay, nhưng tôi không dám tu luyện. Tôi là một góa phụ, và cả gia đình tôi phụ thuộc vào tôi. Tôi là một giáo viên gương mẫu toàn quốc, tôi không muốn mạo hiểm.” Mấy năm sau, phong trào thoái xuất ĐCSTQ bắt đầu. Khi mẹ tôi gặp lại cô lần nữa, cô đã đồng ý thoái ĐCSTQ cho cả gia đình.

Buông b cm xúc người thường và cu chúng sinh

Mẹ tôi và tôi rất gần gũi nhau. Mẹ không bao giờ rời mắt khỏi tôi, kể cả lúc mẹ xem TV. Mẹ quan tâm tới tôi quá nhiều, đến mức khiến tôi khó chịu. Tuy nhiên, tôi không nỡ nói thẳng với mẹ, rồi tôi cũng dần dần nảy sinh tâm chấp trước.

Một đêm, mẹ tôi ra ngoài để phát tài liệu về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Tôi thấy lo lắng khi đã quá nửa đêm mà mẹ vẫn chưa về nhà. Tôi gửi cho mẹ một tin nhắn hỏi mẹ đang ở đâu. Mẹ không trả lời. Tôi đã thử nhắn lại mà vẫn không nhận được phản hồi. Vì tôi không muốn gọi điện để tránh can nhiễu việc phát tài liệu của mẹ, điều duy nhất tôi có thể làm là phát chính niệm. Tôi thầm cầu: “Sư phụ, con muốn mẹ trở về nhà an toàn. Con nhớ mẹ.”

Hai giờ sáng, cuối cùng mẹ cũng về đến nhà. Mẹ vừa bước vào phòng, tôi liền hỏi mẹ: “Sao mẹ lại về muộn vậy?” Mẹ trả lời: “Mẹ vừa đi cứu người.” Tôi đáp lại: “Mọi khi, mẹ vẫn về nhà trước nửa đêm mà. Sao mẹ không gọi lại cho con?” Mẹ tôi nói: “Mẹ không có thời gian để gọi lại cho con.” Tôi cố gắng không khóc và nói: “Mẹ có biết con đã phát chính niệm cho mẹ ba lần không?” Mẹ tôi bật cười và đi ngủ ngay sau khi tắm rửa. Tôi không sao ngủ được. Ngày xưa, mẹ quan tâm đến cả tâm trạng buồn chán của tôi, lúc nào cũng nài nỉ tôi nói bằng được. Thế mà, hôm đó, mẹ thậm chí chẳng bận tâm đến nỗi buồn của tôi. Sau đó, tôi nghĩ đến một sự cố đã xảy ra hai ngày trước đó. Mẹ ướt sũng vì mưa khi về nhà tầm nửa đêm. Tôi lấy khăn thấm khô quần áo cho mẹ và hỏi: “Mẹ không tìm được chỗ trú hay đi nhờ xe về nhà à mẹ?” Mẹ chỉ trả lời: “Cứ đi trong mưa gió thôi.” Tôi bắt đầu nổi đóa với mẹ – làm sao mẹ lại ích kỷ và không quan tâm đến cảm xúc của tôi như vậy?

Đột nhiên, những từ “cứu người” bắt đầu lóe lên trong đầu tôi. Tôi nhớ lại những gì tôi vừa đọc trong kinh văn của Sư phụ:

“Hết thảy những gì trên thế gian đều đã vì Chính Pháp mà được khai sáng; các đệ tử Đại Pháp chính là những nhân vật xuất chúng của thời nay, [mà] các giới chúng sinh từ xưa tới nay đều đang trông đợi. Hãy cứu và thu [thập] những chúng sinh mà chư vị cần cứu độ!” (Gửi Pháp hội Stockholm tại Châu Âu [2005])

Tôi bắt đầu hối hận vì đã giận mẹ. Mẹ không thể sống chỉ vì tôi. Mẹ có sứ mệnh của mình. Tôi cảm thấy xấu hổ về chấp trước vào tình của mình.

Nhà chúng tôi là một trong nhiều điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng. Mẹ tôi trước đó không biết gì về máy tính, nhưng khi ở với tôi, mẹ muốn thử làm tất cả, từ thẻ chân tướng cho đến Cửu Bình, từ sách và bài giảng của Sư phụ cho đến CD, lịch và Tuần báo Minh Huệ. Ban đầu, tôi không thích máy tính, nhưng mẹ đã động viên tôi giúp làm trang bìa, chọn màu, căn chỉnh trang, v.v. Bằng máy tính. Nếu mẹ không hài lòng với kết quả, tôi sẽ phải thay đổi nhiều lần. Nếu thiết bị bị hỏng thì tôi phải tìm cách sửa. Mẹ đối xử với tôi như một ông Biết Tuốt. Giờ nhìn lại, chắc hẳn là Sư phụ đã ban cho tôi trí huệ để giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn về kỹ thuật như vậy.

Giúp các đồng tu quay trở lại tu luyện

Một hôm, có người đề nghị mẹ tôi đi gặp một đồng tu bị cô lập sau bốn năm bị giam giữ bất hợp pháp. Mẹ tôi muốn từ chối vì quá bận. Nhưng sau đó, mẹ biết rằng học viên có con trai tầm tuổi tôi bị (những người không biết chân tướng) báo cảnh sát khi cậu đi phát tài liệu giảng chân tướng với mẹ cậu. Việc này đã ảnh hưởng rất lớn đến cậu ấy. Mẹ lập tức liên hệ cậu ấy với tôi – tôi đã giúp mẹ làm các việc Đại Pháp trong cùng năm xảy ra sự việc này. Mẹ đồng ý đến thăm gia đình đó, vì mẹ đồng cảm với cậu bé ấy.

Khi đến nơi, chỉ có hai mẹ con họ chào đón mẹ. Người chồng đã ly dị vợ sau nhiều năm bị bức hại. Mẹ tôi nói: “Ngày mai, tôi sẽ đưa con trai tôi đến để chúng ta học Pháp cùng nhau nhé. Chị nghĩ sao?” Đồng tu này trả lời: “Thật tuyệt nếu con trai tôi sẵn sàng học Pháp trở lại. Nó đã rất tinh tấn, nhưng sau sự việc đó, nó đã thay đổi hoàn toàn: đêm thì chơi game, ngày thì ngủ, rồi uống rượu, hút thuốc. Nó không khác gì một người thường. Tôi đã mất hy vọng vào nó rồi.”

Tối hôm sau, tôi đi cùng mẹ đến thăm họ. Mặc cho mẹ cậu gọi, cậu vẫn không nhúc nhích mà tiếp tục chơi game trên máy tính trong phòng. Để thu hút sự chú ý của cậu ấy, tôi nói lớn và bắt đầu hỏi tại sao Sư phụ giảng Pháp vào thời kỳ này, và nói rằng chúng tôi vì Pháp mà đến nơi này, rồi lại hỏi tại sao chúng ta cần trợ Sư chính Pháp và cứu người. Tôi cũng nói thêm về một số chủ đề đang được quan tâm có liên quan đến thế hệ chúng tôi.

Đêm đầu tiên, cậu ấy không ra ngoài. Vào đêm thứ hai và thứ ba, tôi lại thử lại, nhưng cậu ấy không nhúc nhích. Trên đường về nhà, mẹ tôi thấy nản lòng: “Thôi đừng phí thời gian cho cậu ấy nữa. Mẹ không nghĩ cậu ấy muốn học Pháp.” Tôi không biết sự tự tin của mình đến từ đâu, nhưng tôi trả lời: “Mẹ à, chúng ta đừng lo lắng. Hãy để thêm vài ngày nữa, con chắc chắn cậu ấy sẽ tham gia cùng chúng ta.”

Đến ngày thứ tư, cậu ấy đi chơi với bạn bè. Sang ngày thứ năm, khi chúng tôi đề nghị cậu ấy đến tham gia với chúng tôi, cậu ấy từ từ xuất hiện. Chúng tôi đề nghị học Pháp cùng nhau. Cậu ấy từ chối. Cậu nói chỉ muốn nghe chứ không muốn học. Mẹ tôi nói: “Tại sao một đệ tử Đại Pháp lại không học Pháp? Hãy học đi nào!” Từ hôm đó, chúng tôi thành lập nhóm học Pháp. Người đồng tu trẻ tuổi đã rất tinh tấn và tín Sư tín Pháp từ khi cậu ấy quay lại. Cậu đã đặt cho mình tiêu chuẩn cao và tinh tấn làm ba việc.

Giờ đây, cậu ấy cùng mẹ tu luyện hàng ngày – họ bắt đầu ngày mới bằng cách luyện công vào lúc 3 giờ 50 phút sáng, phát chính niệm vào lúc 5 giờ 50 phút, học thuộc Pháp vào buổi sáng, học Pháp vào buổi tối và kết thúc bằng đợt phát chính niệm lúc nửa đêm. Ngoài ra, cậu ấy vẫn làm việc vào ban ngày. Tôi rất vui khi thấy cậu ấy tinh tấn như vậy. Sư phụ giảng:

“Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ.”(Bài giảng thứ nhấtChuyển Pháp Luân)

Chỉ cần có nguyện vọng tu luyện, Sư phụ sẽ giúp người đó. Không có khổ nạn nào là không thể vượt qua.

Tôi còn muốn viết ra rất nhiều câu chuyện nữa. Ngôn ngữ của con người không đủ để bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với Sư phụ. Tôi quyết tâm làm tốt ba việc mỗi ngày để hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng mà Đại Pháp ban cho, để không phụ công Sư phụ khổ độ chúng tôi.

Hợp thập!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/5/211661.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/11/16/112405.html

Đăng ngày 03-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share