[MINH HUỆ 16-12-2009] Ông Reed Brody là người phát ngôn của tổ chức nhân quyền quốc tế nổi tiếng – Người theo dõi Nhân quyền. Ông đã đại diện cho tổ chức Người theo dõi Nhân quyền hỗ trợ cho vụ kiện chống lại cựu độc tài Chi-lê là Pinochet. Gần đây khi được biết về việc Tòa án quốc gia Tây Ban Nha đã chấp nhận các cáo trạng đối với 5 thủ phạm chính trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công phạm tội tra tấn và diệt chủng (Cựu Tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân, cũng như La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm và Ngô Quan Chính), ông nói: “Đây là một bước tiến rất quan trọng”.

2009-12-15-reed-brody--ss.jpg
Người phát ngôn của tổ chức Người theo dõi Nhân quyền – ông Reed Brody tham dự hoạt động kỷ niệm nhân ngày Nhân quyền quốc tế

Ông chỉ ra: “Cáo buộc này là dựa trên thẩm quyền phổ quát. Đó là việc áp dụng luật quốc tế trong một tình huống mà công lý không được đảm bảo ở chính nước của mình. Hiển nhiên là đối với người Trung Quốc, thì nên tìm kiếm công lý ở Trung Quốc. Nhưng khi điều này là không thể, thì luật này có thể được áp dụng trong bất cứ tòa án nào. Khi tội ác đủ nghiêm trọng, thì cần phải hành động. Tây Ban Nha sẽ bị chính quyền cộng sản Trung Quốc gây áp lực. Nhưng các thẩm phán Tây Ban Nha là độc lập. Họ sẽ xử lý vụ kiện đã được chấp nhận này rất mạnh mẽ. Đây là một bước tiến rất quan trọng”

Ông Reed Brody đã tham gia vào công tác thúc đẩy nhân quyền và công lý tư pháp trong một thời gian dài. Ông đã tham gia vào nhiều cuộc vận động tư pháp quốc tế. Ông là luật sư dẫn đầu đối với các nạn nhân của cựu độc tài người Chad – Hissene Habre khi ông ta đối diện với công lý ở Senegal. Về việc các học viên Pháp Luân Công sử dụng luật quốc tế để đưa những thủ phạm chính của chính quyền cộng sản Trung Quốc ra công lý và chấm dứt việc lạm dụng nhân quyền, ông nói: “Các nạn nhân có quyền tìm kiếm công lý thông qua các phương tiện pháp lý. Thật không may, có quá nhiều sự bất công trên khắp thế giới và có quá ít nơi có thể sửa đổi điều đó. Nhiều người trong đó có các nạn nhân Pháp Luân Công, Tây Tạng và những người khác đã bị đặt ra ngoài hệ thống tòa án ở chính nước của họ. Do đó, họ kiếm tìm công lý ở nước ngoài. Tôi nghĩ rằng vụ kiện ở Tây Ban Nha truyền đi một thông điệp rất quan trọng. Nó không chỉ đem lại nguồn an ủi cho các nạn nhân, mà nó còn đem đến cho họ một phiên tòa. Đây là điều không thể có ở chính đất nước của các nạn nhân. Họ có thể lên tiếng về những khổ nạn họ đã trải qua và đòi hỏi công lý.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/16/214500.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/23/113303.html
Đăng ngày: 24-12-2009; Bản dịch có thể được hiểu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share