Bài viết của Tâm Minh, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Đại Lục

[MINH HUỆ 14-04-2019] Đến giờ tôi đã ngộ ra rằng, 100% tín Sư tín Pháp là quan trọng nhất, là căn nguyên của tất cả chính niệm. Rất nhiều đồng tu đều nói phải tín Sư tín Pháp, phải chân tu thực tu, nghĩa là, chân chính tu luyện nhất định phải tín Sư tín Pháp, một chữ “tín” là quan trọng nhất. Nhưng mà tín Sư tín Pháp còn có một vấn đề về mức độ của niềm tin. Tôi từng nghĩ, trạng thái biểu hiện của người tu luyện chân chính làm được tín Sư tín Pháp 100% là như thế nào? Tôi cho rằng nó nên giống như một số trạng thái biểu hiện dưới đây:

1. Tín Sư tín Pháp 100%, là không có một chút dao động và hoài nghi nào, mà vững tin rằng Sư phụ đang ở bên cạnh bản thân chúng ta, luôn luôn ở bên cạnh và chăm sóc cho bản thân chúng ta. Cho dù chúng ta có đi đến đâu, thì Pháp thân của Sư phụ và Thần hộ Pháp đều theo sát bên cạnh chúng ta, vậy còn sợ gì chứ? Còn có tâm sợ hãi nào nữa chứ?! Khẳng định là không có tâm sợ hãi, dẫu chỉ một chút xíu. Không có sợ, thì tự nhiên sẽ không tồn tại bất kỳ chướng ngại nào trong tâm khi đi ra ngoài giảng chân tướng cứu người. Nếu có một chút xíu tâm sợ hãi, kỳ thực đó chính là không làm được tín Sư tín Pháp 100%. Tâm sợ hãi chính là tử quan của người tu luyện. Không có sợ, chính niệm sẽ tự nhiên vô cùng lớn mạnh, sức mạnh cứu người cũng sẽ vô cùng lớn. Chẳng phải sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp là cứu độ chúng sinh hay sao?

2. Tín Sư tín Pháp 100%, nên nghiêm khắc chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp mà chân tu thực tu, dùng tiêu chuẩn cao mà yêu cầu bản thân, và trong tu luyện cá nhân không bị nhân tâm của người thường dẫn động. Luôn có niềm tin vững chắc rằng Thần Phật ở đâu cũng có, tin vào trên đầu ba tấc có Thần linh, tin vào vạn vật đều có linh, khắp nơi đều là những con mắt, tin vào thiện ác hữu báo, quyết không làm bất cứ việc gì xấu. Trái lại, dù cho đi đâu hay làm gì cũng đều vô tư vô ngã suy xét cho người khác, trừ bỏ đi những tư tưởng xấu, không ngừng đề cao tâm tính của bản thân, đồng hóa với đặc tính của vũ trụ, dũng mãnh tinh tấn trong tu luyện cá nhân.

3. Tín Sư tín Pháp 100%, chúng ta nên vô cùng rõ ràng rằng, tất cả những công danh lợi lộc, của cải vật chất, đều là do đức của bản thân mình tích lũy từ bao đời bao kiếp diễn hóa mà có được.

Sư phụ giảng:

“vô đức thì chẳng được gì, mất đức sẽ mất hết.”(Giàu mà có đức, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Một người mà không có đức, thì cái gì cũng chẳng có. Mà đức của một người tu luyện là hoàn toàn dùng để diễn hóa công, dùng để tăng công, dùng để thành tựu quả vị trong khi viên mãn, không phải dùng để đạt được lợi ích vật chất hay công danh bổng lộc của người thường. Thế thì chúng ta tuyệt đối sẽ không cảm thấy hứng thú với lợi ích vật chất và tiền bạc của cải nơi người thường, càng không vì lợi ích mà đi tranh đi đấu, cũng tuyệt đối không ngưỡng mộ hay ganh tị với người thường. Bản thân chúng ta nào có sợ chi khổ nạn, mà nên thủ đức của bản thân mình, bởi vì đức là vật báu vô giá, và công của người tu luyện hoàn toàn được diễn hóa từ đức. Tín Sư tín Pháp 100%, thì ở đâu còn có tâm ham lợi? Ở đâu còn có tâm tật đố, tâm tranh đấu đây? Chúng ta thử nghĩ xem, nếu thực hiện không được tín Sư tín Pháp 100%, chỉ hơi có một chút xíu dao động hoặc hoài nghi, thì sẽ nhanh chóng bị các tâm của người thường, cũng như lợi ích vật chất và đủ loại dục vọng xung quanh ở nơi người thường này lôi kéo dẫn động. Vậy chúng ta trở nên gần giống với người thường rồi, như thế đề cao lên sẽ rất khó khăn. Hơn nữa rất dễ bị cựu thế lực nắm cứng sơ hở mà tiến hành bức hại.

4. Tín Sư tín Pháp 100%, nên quyết đoán buông bỏ chấp trước vào tình thân, đồng thời dùng tâm từ bi với chúng sinh mà thiện đãi người nhà. Hiểu được ý nghĩa và trách nhiệm trong sinh mệnh của bản thân mình, nhất định xếp Đại Pháp vào vị trí thứ nhất, cũng xếp ba việc và cứu độ chúng sinh vào vị trí thứ nhất. Quyết không vì công việc nơi người thường mà lãng phí thời gian dù chỉ một phút, phải tranh thủ từng phút từng giây đi cứu người, trợ Sư chính Pháp; hoàn thành trách nhiệm và làm tròn thệ ước trong sứ mệnh của bản thân mình; minh bạch rằng sớm ngày viên mãn theo Sư phụ trở về nhà mới là quan trọng nhất!

Tín Sư tín Pháp 100%, nhất định phải buông bỏ tự ngã, buông bỏ tất cả nhân tâm, không bị dẫn động bởi những thứ mà người thường gọi là hạnh phúc và an nhàn. Trong tu luyện nhất định phải dũng mãnh tinh tấn. Nhưng đó chỉ là từ miệng của con người nói phải tín Sư tín Pháp, rốt cuộc thì tận sâu trong lòng của chúng ta tín bao nhiêu phần đây? Tín Sư tín Pháp 100%, tuyệt đối không phải nói từ trên miệng là được, mà mức độ tín ấy phải là chân thành xuất phát từ nội tâm; tín ấy không lừa được người, càng không lừa được Thần, mà cuối cùng chỉ là lừa bản thân mình mà thôi. Tôi nghĩ rằng mỗi đồng tu hãy nên tự hỏi bản thân rằng: Liệu mình có chân chính làm được tín Sư tín Pháp 100% mà không có một chút hoài nghi hay dao động nào đối với Sư phụ, đối với Đại Pháp không? Hoặc rốt cuộc mức độ tín của mình thực sự là bao nhiêu? Bất cứ điều gì ít hơn một trăm phần trăm là không đủ, cũng không phải là vàng ròng.

Cánh cổng của Đại Pháp đang rộng mở, nhưng có người cứ mãi lưỡng lự chần chừ ngoài cửa, không bước vào, đây là không tín Sư không tín Pháp, mức độ tín của họ có thể ngay cả một phần trăm cũng không đạt tới, cho nên họ không bước vào. Cũng có người mặc dù cũng bước vào cửa tu luyện Đại Pháp, nhưng cứ giẫm chân tại chỗ, hầu như rất ít đọc sách học Pháp, cũng cực ít làm ba việc; mức độ tín Sư tín Pháp của loại người này ước chừng ngay cả một nửa cũng không tới. Cũng có đồng tu biểu hiện ra bên ngoài là đang đọc sách học Pháp, cũng đang làm ba việc, nhưng đề cao rất chậm, gặp việc gì cũng luôn dùng quan niệm người thường mà đối đãi; nhân tâm rất nhiều, tâm sợ hãi rất nặng, đặc biệt là không dám đi ra ngoài giảng chân tướng, luôn mang tâm sợ hãi bị bức hại, thực ra nguồn gốc của vấn đề vẫn là mức độ tín Sư tín Pháp mà thôi.

Dĩ nhiên, tu luyện là một quá trình lâu dài, chính niệm cũng là nhờ tu từng chút một mà có được, thực sự là cần thời gian. Nếu có thể bước vào cổng tu luyện, lập tức chính niệm đầy đủ, hễ tu là tới đích, bất kỳ nhân tâm nào cũng đều có thể lập tức buông bỏ được; dẫu có nhưng đó cũng chỉ là thiểu số, cực hiếm thấy. Mức độ tín Sư tín Pháp cũng là được tích lũy từng chút một. Nhưng chúng ta không nên sử dụng nó như một cái cớ, bởi vì tín đến trước, ngộ đến sau, cần chúng ta làm được thì mới là tu!

Đây là thể ngộ cá nhân, nếu có chỗ nào không đúng, mong đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/14/385106.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/6/10/178016.html

Đăng ngày 30-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share