Bài viết của một tiểu đệ tử Đại Pháp tỉnh Hồ Bắc

[MINH HUỆ 13-11-2009] Ngay từ khi còn bé, tôi đã cảm nhận được Đại Pháp đang soi rọi cuộc đời mình. Lúc năm tuổi, mẹ thường dẫn tôi đến điểm học Pháp nhóm được tổ chức trong lớp của một nhà trẻ. Ở đó có nhiều đồ chơi và khi mọi người đưa đồ chơi cho tôi, tôi đều nói họ cất đi và mọi người đều khen tôi ngoan ngoãn.

Thỉnh thoảng, tôi cũng luyện công cùng mẹ và sức khỏe rất tốt. Nghe mẹ bảo, từ bé tôi vốn không uống được thuốc. Ví dụ như khi tôi bị đau đầu hay bị sốt, cứ khi mẹ đưa thuốc để tôi uống thì tôi thường bị nôn ra. Cách duy nhất để tôi có thể uống được là nghiền thuốc ra và hòa chung với nước.

Thông qua học Pháp, tôi hiểu rằng mình không có vấn đề gì về sức khỏe, tất cả triệu chứng giống như nghiệp bệnh đó đều là do Sư phụ đang tịnh hóa thân thể giúp. Lúc đó, tôi rất hạnh phúc và mỗi ngày đều chìm đắm trong Phật ân hạo đãng của Sư phụ.

Năm tôi lên lớp một thì cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu. Một hôm khi đi học về thì tôi biết rằng mẹ đã đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Đại Pháp và không về được nữa vì bị cảnh sát Bắc Kinh bắt giam.

Không khí êm ấm trước kia cũng chẳng còn và tóc cha lại thêm nhiều sợi bạc vì lo âu. Chẳng biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua, rồi mẹ cũng trở về. Thấy tôi học hành giỏi giang, mẹ rất vui. Tôi biết chính là Sư phụ đã che chở và chăm sóc cho tôi suốt thời gian mẹ không có nhà.

Tôi không ngừng đo lường bản thân dựa trên Pháp. Ngoài thời gian làm bài ở trường, tôi phụ cha làm các công việc lặt vặt trong nhà. Hàng xóm và người thân đều khen tôi còn nhỏ mà chững chạc như người lớn. Tôi luôn tự nhủ với bản thân rằng mình là một học viên Đại Pháp, nên tuyệt nhiên không thể giống với những đứa trẻ bình thường khác. Khi mẹ không có nhà, tôi luôn cố gắng làm tốt mọi việc và tự lo cho bản thân để cha không phải bận lòng thêm.

Chính quyền thường đến sách nhiễu gia đình chúng tôi và thường hỏi những câu như mẹ tôi đâu, nhưng tôi không bao giờ trả lời. Mặc dù rất buồn, nhưng tôi chưa từng rơi lệ trước mặt người khác; mà thường đợi đến lúc đi ngủ lại vùi đầu vào gối rồi trùm mềm khóc nức nở.

Năm học lớp 4, tôi đã trải qua một khảo nghiệm về nghiệp bệnh. Bác sĩ bảo tôi bị khối u bao tử cấp tính, rất nguy hiểm. Lưng dưới của tôi rất ngứa và thỉnh thoảng tôi đau đến phát khóc.

Lúc đó, mẹ và các đồng tu đã động viên và phát chính niệm giúp tôi rất nhiều. Mỗi ngày tôi đều học Pháp và luyện công. Những lúc không thể loại bỏ suy nghĩ về đau đớn, tôi lại nhớ đến lời Sư phụ dạy:

“Khi gặp khó khăn kiếp nạn, hoặc khi vượt quan, chư vị hãy thử xem: khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng.” (Chuyển Pháp Luân)

Nhờ được Sư phụ che chở, hai tuần sau tôi đã khỏe hẳn. Đại Pháp thật kì diệu!

Năm tôi học trung học, thầy giáo chọn một bạn khác làm lớp trưởng và tôi cảm thấy không phục quyết định của thầy; vì mình đã từng làm lớp trưởng suốt thời gian tiểu học. Lòng tôi tràn đầy bất bình và tức giận. Sau khi về nhà, tình cờ tôi đọc đến đoạn Pháp về tâm tật đố.

Sư phụ giảng:

“Do đó chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; có lúc chư vị thấy rằng thứ ấy là [của] chư vị, người ta cũng nói với chư vị rằng thứ ấy là [của] chư vị; kỳ thực nó không phải [của] chư vị. Chư vị có thể cho rằng đó là của mình, [nhưng] rốt cuộc nó lại không phải của chư vị; qua đó thấy được rằng đối với sự việc này chư vị có thể vứt bỏ được không; vứt bỏ không được thì chính là tâm chấp trước; chính là dùng cách này để chư vị vứt bỏ tâm [chấp trước] vào lợi ích ấy; chính là vấn đề này. Bởi vì người thường không ngộ được [Pháp] lý này, nên với lợi ích trước mắt mà tranh mà đấu.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã ngộ ra: “Ồ, chẳng phải mình cũng giống với người cứ luôn cho rằng bản thân mình giỏi hơn kẻ khác, nhưng vẫn không được đề bạt vào ví trí lãnh đạo hay sao? Mình là người tu luyện Đại Pháp, sao còn tranh đấu với người thường để dành được làm lớp trưởng?“ Sau khi ngộ ra điều này, tôi cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm.

Lúc gần đến kì thi trung học, thành tích học tập của tôi không tốt nên giáo viên rất lo lắng. Mẹ tôi động viên: “Đừng lo, học Pháp cho tốt là ưu tiên hàng đầu của con.”

Tôi nghe lời mẹ khuyên. Đến lớp, tôi vẫn chăm chú nghe giảng và học hành chăm chỉ. Về nhà, tôi dành hầu hết thời gian để học Pháp. Tôi vẫn nhớ lời mẹ bảo: “Đạt thành tích tốt trong kỳ thi tuyển cũng là một cách để chứng thực Pháp.” Kết quả kì thi tuyển, tôi đã đạt điểm rất cao.

Trước khi kì thi diễn ra, tôi và mẹ đối mặt với một quan tâm tính. Điều kiện cần để tham gia thi tuyển là phải vượt qua bài kiểm tra thể chất, vốn là môn trước đây tôi học rất kém. Chuyện này khiến tôi vô cùng lo lắng.

Giáo viên chủ nhiệm bảo tôi và một bạn học khác về nhà trao đổi với bố mẹ về việc đến bệnh viện để xin giấy chứng thương. Nếu có giấy xác nhận thương tật này thì có thể đạt 50% điểm số mà không cần phải thi thể chất. Tôi nghĩ, “Không có gì là tự nhiên. Mình sẽ không bị mất điểm nếu có giấy chứng thương, nhưng đây chẳng phải là gian lận sao? Mình khỏe mạnh, sau lại xem như bị bệnh tật?”

Gia đình kì vọng rất nhiều vào tôi, nếu vì không đạt bài thi thể chất mà mất điểm thì tôi không có cơ hội vào trường tốt. Tôi nói lại tình hình với mẹ và mẹ cũng tán thành nghe theo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm và đến bệnh viện.

Dù rất vui vì mẹ đã quyết định như thế nhưng tôi vẫn còn do dự. Cuối cùng tôi gạt bỏ mọi suy nghĩ và ưu tiên hàng đầu việc đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển. Chiều hôm đó, hai mẹ con tôi đến bệnh viện. Một cô ý tá bảo rằng bất kỳ bác sĩ nào cũng có thể kí giấy chứng thương cho tôi vì buổi sáng họ đã làm rất nhiều rồi. Sau đó chúng tôi trò chuyện với hai bác sĩ và nói rõ nguyên nhân. Nhưng kết quả là cả hai đều từ chối cấp chứng nhận thương tật cho tôi.

Mẹ tôi trao đổi tình hình một đồng tu tình cờ đi ngang qua đó. Khi chúng tôi đến nhà, mẹ tôi kể, người học viên ấy bảo rằng, chúng tôi đang làm việc gian dối; điều đó không cần thiết và tôi hoàn toàn có thể vượt qua kỳ thi bằng chính niệm.

Tôi lo lắng và bật khóc vì sợ không đậu kỳ thi thể chất. Sau đó, một vài đồng tu ghé thăm và chia sẻ về vấn đề này. Nhờ học Pháp, tôi nhận ra mình đã không tín Sư tín Pháp và đã đặt điểm số lên trên Pháp.

Trên đường đi thi, tôi xuất ra một niệm, “Ta là đệ tử Đại Pháp, chỉ đi theo con đường Sư phụ an bài và phủ định hết thảy mọi sự sắp đặt của cựu thế lực.” Kết quả là dù điểm không phải rất cao, nhưng cũng đã khá hơn nhiều so với những lần kiểm tra trước. Tôi biết đó là nhờ tín Sư tín Pháp và được đồng tu hỗ trợ.

Càng tu luyện tôi càng hiểu tại sao Sư phụ lại yêu cầu nhất định phải học Pháp cho sâu. Năm 2007, chúng tôi thành lập một điểm sản xuất tài liệu tại nhà để cung cấp tài liệu chứng thực Pháp và tuần báo Minh Huệ cho địa phương. Mỗi một đợt sản xuất, chúng tôi đều phát chính niệm để tất cả những sinh mệnh đọc được tài liệu đều có thể được đắc cứu.

Những lúc tu luyện không tinh tấn thì máy móc in ấn lại gặp trục trặc. Khi chúng tôi hướng nội và tìm ra chấp trước thì mọi thứ trở lại bình thường. Một hôm, trời đột nhiên đổ mưa khi chúng tôi đang phát tờ rơi. Thế nhưng, hai mẹ con tôi vẫn phát hết tài liệu theo đúng kế hoạch.

Trên đường về nhà, chúng tôi thấy một xe cảnh sát đậu sát vỉa hè chỗ cột đèn. Mặc dù đã hơn 11 giờ đêm, nhưng chúng tôi không sợ hãi, và lập tức phát chính niệm hướng đến người cảnh sát ngồi trong xe để họ không nhìn thấy chúng tôi. Nhờ Sư phụ từ bi bảo hộ, chúng tôi về đến nhà an toàn. Mặc dù cả người ướt sũng nhưng thâm tâm lại cảm thấy vô cùng ấm áp.

Năm nay tôi học lớp mười. Không lâu sau khi bắt đầu học kì, tôi nhìn thấy 23 đóa Ưu Đàm Bà La nở ngay cửa lớp và cảm thấy như Sư phụ đang động viên, khuyến khích mình.

Tất cả học sinh trong trường đều ở nội trú. Mặc dù phải học hành khá vất vả nhưng tôi không bao giờ quên bản thân mình là đệ tử Đại Pháp. Khi ánh đèn kí túc xá tắt, thì tôi chui vào mền và bật đèn học Pháp. Những lúc như thế, bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến.

Là một học viên trẻ tuổi, tôi luôn cố gắng ước thúc bản thân hành xử theo Pháp lý, mặc dù không phải lúc nào tôi cũng làm tốt. Ví dụ, đôi khi tôi cũng giải đãi với bản thân, gặp phải sự tình không vừa ý, không kiềm chế được mà phát hỏa, sau đó lại thấy hối hận. Tôi sẽ cố gắng loại bỏ chấp trước này và nỗ lực tu luyện để theo kịp tiến trình chính Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/13/211986.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/11/113038.html

Đăng ngày 23-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share