Một chút điểm ngộ trong công tác Minh Huệ

Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại

[MINH HUỆ 04-06-2019] Là một đệ tử Đại Pháp, chúng ta đều biết rằng, hạng mục mình làm chính là con đường tu luyện của bản thân. Tôi rất vinh hạnh khi có thể làm công tác phiên dịch cho Minh Huệ Net. Cũng giống như mỗi thành viên làm việc tại Minh Huệ Net, bản thân việc làm hạng mục chính là quá trình tu bản thân mình, đề cao dựa trên Pháp. Mỗi người chúng tôi đều trải qua rất nhiều trải nghiệm. Ở đây tôi muốn chia sẻ với mọi người một chút thể ngộ cá nhân về vài việc nhỏ mà tôi gặp gần đây.

Dịch bài chia sẻ “cú ngã” và cú ngã của bản thân

Trong tu luyện không có chuyện ngẫu nhiên, đương nhiên trong nhóm dịch ai dịch bài nào cũng không phải là điều ngẫu nhiên. Do dịch giả phải nghiêm túc dịch từng câu từng chữ trong bài chia sẻ, phải cố gắng thấu hiểu tác giả, cho nên cá nhân tôi cho rằng, quá trình phiên dịch cũng là quá trình người dịch hình thành một trường với bài viết. Đương nhiên, là dịch giả, tôi cần đối đãi, thấu hiểu trải nghiệm của người khác như thế nào, bản thân điều này cũng thể hiện trạng thái tu luyện của tôi.

Cách đây không lâu, tôi dịch một bài chia sẻ, đại khái nói về một đệ tử Đại Pháp bị ngã khi đi giảng chân tướng. Lúc đó đồng tu ngã rất nặng. cựu thế lực nói với anh ấy rằng, xương cánh tay của anh ấy đã bị gãy rồi. Vị đệ tử Đại Pháp này lập tức phát chính niệm, kiên định tín Sư tín Pháp, bài trừ can nhiễu. Sau này cơ thể của anh không bị sao cả.

Lúc đó tôi đọc bài viết này thì cảm thấy nhận thức của đồng tu ấy rất tốt. Tôi cũng tự hỏi bản thân, không biết khi mình ngã nặng thế có làm được tốt như vậy không. Vài ngày sau, tôi ra ngoài phát tài liệu cho một hạng mục khác. Vừa xuống xe, chưa đi được vài bước chân, tôi đã ngã trên một bậc thang bị đóng băng. Lúc đó khi ngã nhoài trên mặt đất, chân trái của tôi bẻ quặt vào trong, mu bàn chân lại dính chặt trên mặt đất.

Ngay lập tức tôi nhớ tới bài chia sẻ ấy, lập tức phát chính niệm và đứng dậy. Nhờ sự giúp đỡ của đồng tu viết bài chia sẻ và nhận thức của cá nhân tôi về các pháp lý, tôi nghĩ rằng: “Nhất định phải phủ định toàn diện an bài của cựu thế lực!” Trong đầu tôi chợt nảy ra một ý nghĩ: “Vừa ngã xong, mình lên xe đi chậm thôi. Nếu quả thực không được thì mai lại đến.” Khi ý niệm này xuất hiện tôi lập tức ý thức được rằng mình không đúng. Tôi muốn nghỉ ngơi hoặc lái xe đi về, chẳng phải là đang thừa nhận rằng mình bị ngã rất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới việc cứu độ chúng sinh hay sao? Điều này chẳng phải là an bài của cựu thế lực hay sao? Sao tôi có thể vừa muốn phủ định an bài của cựu thế lực, lại vừa làm theo an bài của cựu thế lực được đây? Thế là tôi sải bước, đi phát tài liệu tại các khu phố theo kế hoạch ban đầu. Khi đi bộ tôi có thể cảm thấy mắt cá chân bên chân trái vẫn nóng bừng lên, không hề đau đớn.

Sau khi về đến nhà, ăn cơm tối xong thì tôi ngồi lên ghế sô pha, chân trái bắt đầu đau run lên bần bật. Tôi không nói với người nhà về chuyện này. Tôi cho rằng tư duy của người thường cũng là năng lượng. “Sự lo lắng” và “sợ hãi” của họ là phương thức thể hiện tình yêu thương của họ. Là người tu luyện, tôi không nên để những tư tưởng phụ diện và năng lượng phụ diện này sinh ra. Tôi vừa muốn ngồi nghỉ một chút, chồng tôi bèn hỏi: Có cần dọn bếp không? Theo kế hoạch quét dọn của gia đình chúng tôi, tối thứ Ba lẽ ra chúng tôi sẽ cùng nhau dọn bếp. Tôi phụ trách lau mặt tủ bếp và bệ nấu ăn, chồng tôi phụ trách sàn nhà.

Lúc đó tôi bèn nghĩ: “Bếp cũng không bẩn, tuần này không cần để tâm. Chân tôi lại đau, đây cũng không phải là việc cứu độ chúng sinh. Chút chuyện nhỏ này thôi đi cũng được.” Khi nghĩ tới đây, tôi đột nhiên ý thức được rằng như vậy không đúng. Trong đầu tôi thể hiện ra hai câu: “Phủ định toàn diện an bài của cựu thế lực!”, “Tu luyện không có việc nhỏ!” Tôi ngộ ra rằng, vì bị ngã mà can nhiễu tới cuộc sống đời thường cũng là một sự khẳng định với an bài của cựu thế lực. Thế là tôi lập tức đứng lên, bắt đầu quét dọn nhà bếp.

Sáng thứ Hai, trước khi ngủ dậy tôi cảm thấy đôi chút sợ hãi, vì tôi không biết chân của mình khi dẵm lên mặt đất sẽ có cảm giác gì. Lúc này tôi lại nghĩ tới bài chia sẻ đó, đồng tu không ngừng nhấn mạnh việc “Tín Sư tín Pháp”. Nhưng trong đầu tôi vẫn hoài nghi, tôi vừa nhẩm đi nhẩm lại “tín Sư tín Pháp”, lại vừa nghĩ tới chuyện “thương gân động cốt một trăm ngày”. Lúc này tôi thường cảm thấy quan niệm của người thường vẫn ảnh hưởng rất lớn tới tôi, thế là tôi bắt đầu phát chính niệm. Đột nhiên tôi nghĩ tới hai chữ “kỳ hiệu” (hiệu quả kỳ diệu).

Sư phụ giảng:

“Đã là phương pháp tu luyện, thì nó không đơn thuần chỉ là chữa bệnh khỏe người nữa, bởi vì nó phải đạt đến một cảnh giới rất cao thâm; chư vị nghĩ xem thứ đó nếu lấy ra để chữa bệnh khỏe người cho con người, đương nhiên là có thể hiển thị ra hiệu quả kỳ diệu.” (Giảng Pháp trong buổi ra mắt cuốn «Chuyển Pháp Luân» tại Bắc Kinh)

Tôi hiểu được rằng “hiệu quả kỳ diệu” chính là không cần coi trọng tới quá trình trị liệu nào, không cần tới bất kỳ một thủ pháp nào, bao gồm thời gian người thường cần cho trị liệu và hồi phục, đủ loại quan niệm về các loại thuốc và những điều kiện khác. Tôi hiểu rằng, “hiệu quả kỳ diệu” chính là cách đột phá những quan niệm này. Tôi là đệ tử Đại Pháp, chân của tôi không có bất cứ chuyện gì mới là trạng thái bình thường của tôi, tôi còn sợ điều gì nữa đây? Thế là tôi đứng dậy, chân trái không hề đau đớn, tôi cũng không có chút cảm giác cao hứng nào, bởi vì trước đó tôi đã ngộ ra được rằng sự việc nên là như thế. Cũng giống như mặt trời mọc, rồi mặt trời lại lặn, chỉ là một hiện tượng bình thường. Đệ tử Đại Pháp không có bệnh, cũng là một trạng thái bình thường nên có.

Lúc này tôi nghĩ về chuyện một người muốn tu thành La Hán trong “Chuyển Pháp Luân”. Ban đầu do ông cao hứng, sau này lại vì sợ hãi mình sẽ cao hứng, nên kết quả đã không tu thành. Cá nhân tôi ngộ ra rằng, có lẽ là vì tôi không coi mình như người tu luyện chân chính, cho nên việc sắp thành hỏng.

Khi con người còn so đo được mất, thường họ sẽ hoài nghi bản thân vì không cảm thấy chắc chắn lắm về những thứ mình muốn có được. Với một người tu luyện, thì quả vị đáng được đắc tự nhiên sẽ đắc được, cũng bình thường như “dưa chín thì cuống rụng”. Nếu một người tu luyện vui buồn vì quả vị, thì trên thực tế đã coi quả vị này là điều “bất bình thường”, như vậy họ chẳng phải vẫn còn hoài nghi rằng mình có phải là một người tu luyện không hay sao? Cùng với lý đó, đệ tử Đại Pháp không có bệnh. Vậy thì tôi cũng không cần phải vui buồn về việc “bị ngã cũng không hề gì”. Dẫu chuyện này xảy ra với tôi hay với đồng tu, tôi cũng đều nên đối đãi với nó như một hiện tượng bình thường, không nên khởi bất cứ một tâm nào.

Sau chuyện này tôi hướng nội tìm và lại ngộ ra một điểm khác. Khi tôi dịch bài chia sẻ tôi nghĩ rằng: “Đồng tu này ngộ rất hay, ngã nặng như vậy, vẫn có thể vượt quan dựa vào chính niệm…” Lúc đó tôi không hề phủ định can nhiễu do cựu thế lực an bài, đó chính là “Khi đồng tu giảng chân tướng, cứu người, căn bản là không nên bị ngã”. Sư phụ “không thừa nhận” thứ mà cựu thế lực gọi là “khảo nghiệm”. Tôi tự hỏi bản thân, hàm nghĩa của từ “Không thừa nhận” ở đây nghĩa là gì? Lúc này tôi ngộ được rằng, xét ở một góc độ nào đó, chính là chuyện can nhiễu nhẽ ra không được xuất hiện. Khi đọc bài chia sẻ tôi đã không coi trọng điểm này, mà coi quá trình vượt quan của đồng tu như một tấm gương. Trên thực tế tôi đang thừa nhận cái nạn này, cho rằng sẽ có thể đề cao thông qua quan nạn ấy. Nếu tôi vẫn còn ở trong cái lý của cựu thế lực, vậy thì lý của cựu vũ trụ vẫn sẽ khởi tác dụng trên thân tôi. Đây chính là hữu lậu, mà cái lậu này có thể dẫn đến quan nạn của tôi. Cho nên từng ý từng niệm của người tu luyện là vô cùng quan trọng.

Không có thời gian và cái cớ

Nhân đây tôi cũng muốn chia sẻ với các đồng tu một chuyện nhỏ khác. Một lần nọ tôi ra ngoài cả ngày vì một hạng mục khác, khi về tới nhà ăn cơm xong thì cũng gần 10 giờ. Kỳ thực lúc đó có một bài chia sẻ tôi đã dịch mấy ngày chưa xong. Tôi nghĩ: “Hôm nay thì thôi vậy, mình mệt quá, cũng khuya rồi, học Pháp một chút, phát chính niệm xong rồi đi ngủ thôi. Hôm nay không có thời gian dịch bài rồi, mai tính sau.”

Đúng hôm đó tôi đọc được bài “Giảng Pháp tại Pháp hội Minh Huệ Net mười năm”, thì thấy Sư phụ giảng:

“Minh Huệ Net [mà] làm tốt rồi, [thì] đó chính là một công tác cứu người vĩ đại nhất mà chư vị làm.”

Đọc được câu này tôi đột nhiên có một câu hỏi, vì sao đây lại là “một công tác cứu người vĩ đại nhất”. Hiện nay tôi chỉ có thể hiểu được rằng, rất có thể Minh Huệ Net vẫn còn ý nghĩa lớn hơn so với nhận thức của tôi. Trong đó vẫn còn những nhân tố quan trọng mà tôi chưa ngộ ra. Việc tôi có thể làm là nỗ lực hết mình để làm tốt Minh Huệ Net.

Thế là tối hôm đó tôi đã dịch xong bài chia sẻ. Vượt ra ngoài dự liệu của tôi là tôi hoàn toàn không có ý định tăng tốc dịch cho nhanh, nhưng thời gian tôi hoàn thành lại vô cùng ngắn ngủi. Lúc này tôi nhớ tới Sư phụ giảng:

“Khi một người luyện công làm một việc cụ thể nào đó, thì ấy là công năng của họ khởi tác dụng.”

“Bởi vì vật chất cao năng lượng này ở tại không gian khác, nó không di chuyển ở không gian này của chúng ta, do đó thời gian của nó nhanh hơn của chư vị rất nhiều.” (Chuyển Pháp Luân)

Cá nhân tôi ngộ ra rằng, khi chúng ta làm hạng mục Đại Pháp, là công năng của chúng ta đang khởi tác dụng, mà công năng lại tồn tại ở không gian khác. Nếu tôi có một ý niệm, làm việc này cần bao nhiêu bao nhiêu thời gian. Đây chính là một quan niệm, là giả tướng. Người thường có thể coi việc hoàn thành một nhiệm vụ nào đó cần bao nhiêu thời gian là nhân tố cố định để lên kế hoạch. Điều này không có gì xấu với người thường, nhưng quan niệm này lại gây tác dụng trở ngại đối với công tác hạng mục Đại Pháp mà chúng ta làm.

Hôm sau học Pháp tôi đọc trong “Chuyển Pháp Luân” có đoạn:

“Có người nghĩ: ‘Không được sát sinh, vậy tôi làm cơm ở nhà, nếu tôi không sát sinh, thì người nhà tôi ăn gì?’ Tôi không quan tâm đến vấn đề cụ thể ấy; tôi giảng Pháp cho người luyện công, chứ không phải giảng một cách tuỳ tiện cho người thường cần sống như thế nào. ”

Hoá ra tôi không minh bạch lắm về đoạn này: Người này nói không sát sinh, người nhà họ sẽ không có gì để ăn, đây là một vấn đề. Lần này đọc đến đoạn này tôi có chút lĩnh ngộ mới: Theo lý của người thường, người thường cũng có rất nhiều người ăn chay, trong người thường cũng có rất nhiều người đều ra chợ mua đồ ăn. “Tôi không sát sinh” và “Người nhà tôi ăn gì” không hề có mối liên hệ lô gíc trực tiếp nào. Kỳ thực là người này không muốn thay đổi phương thức sống cũ của bản thân, vẫn lấy sự sinh tồn của người nhà làm cái cớ. Như vậy nếu một người không muốn thay đổi quan niệm của mình thì sao có thể làm một người tu luyện tốt được đây.

Vậy thì biểu hiện của tôi tối hôm trước là như thế nào? Đối với một người tu luyện mà nói, “Mình mệt rồi” và “Không có thời gian” kỳ thực đều chỉ là cái cớ.

Những trải nghiệm tu luyện trong công tác Minh Huệ vẫn còn rất nhiều. Lần gửi bài lần này, tôi chỉ muốn chia sẻ với các đồng tu hai chuyện nhỏ trên đây. Đối với tôi đây là một sự khích lệ, hy vọng cũng có thể giúp ích cho các đồng tu. Những chỗ thiếu sót mong các đồng tu từ bi chỉ ra và cải chính.

(Bài chia sẻ được trình bày trong Pháp Hội Minh Huệ Net 20 năm)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/4/387648.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/6/6/177951.html

Đăng ngày 09-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share