Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-5-2019] Ông Trần Thiểu Dân ở thành phố Tam Môn Hiệp, tỉnh Hà Nam, đã qua đời vào ngày 14 tháng 5 năm 2019, chưa đầy một năm sau khi được bảo lãnh để chữa trị y tế. Theo nhân viên khám nghiệm tử thi, cả hai lá phổi của ông hoàn toàn bị hư hại.

Ông Trần trở thành người thứ ba trong gia đình mất đi mạng sống bởi cuộc đàn áp Pháp Luân Công, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Ông Trần, cùng anh và em trai đã liên tục bị bắt vì từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công từ khi cuộc đàn áp bắt đầu vào tháng 7 năm 1999. Cha của họ bị áp lực tinh thần to lớn khi tìm cách giải cứu họ và đã qua đời vào năm 2001. Anh của ông Trần đã qua đời vào năm 2011, hai năm sau khi bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc trong thời gian thụ án tù oan sai vì kiên định đức tin của mình.

Trong khi còn đang đau buồn vì cái chết của người con trai thứ hai, mẹ ông, độ tuổi thất tuần, cũng vô cùng lo lắng cho người con trai út, Hiếu Dân, bị bắt cùng thời điểm với Thiểu Dân và vẫn bị cầm tù vì không từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công.

Gia đình tan vỡ vì cuộc bức hại

Không lâu sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, ông Trần Thiểu Dân và em trai, ông Trần Hiếu Dân, đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý cho đức tin của họ và đã bị bắt giữ.

Trong khi hai anh em bị giam giữ tuỳ tiện, cha của họ đã nỗ lực không mệt mỏi để tìm cách giải cứu họ, chỉ để bị đe doạ và bị đẩy tới lui bởi giữa các cơ quan công quyền. Ông đã qua đời hai năm sau đó, năm 2001.

Anh trai ông Trần, ông Trần Dược Dân, đã bị kết án tù hai lần vì đức tin vào Pháp Luân Công. Ông bị tra tấn và bị tiêm thuốc độc. Ông rất yếu và bị đau lưng nghiêm trọng sau khi được thả khỏi tù. Ông qua đời vào ngày 26 tháng 4 năm 2011 ở tuổi 48.

Vợ ông Trần Dược Dân, bà Lý Phát Anh, cũng là một học viên Pháp Luân Công, đã bị bắt và bị kết án bốn năm tù vào năm 2014 vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Trong khi thụ án tại Nhà tù nữ Tân Hương, người con gái duy nhất của họ phải tự lo cho bản thân bằng cách làm công việc bán thời gian.

Tháng 6 năm 2016, ông Trần Thiểu Dân và ông Trần Hiếu Dân lại bị bắt vì đức tin của họ. Công an đã lục soát nhà họ và tịch thu các máy tính, máy in và tiền mặt của họ.

Cả hai bị kết án vào tháng 7 năm 2017 và bị đưa đến Nhà tù Tân Mật (thời hạn tù của họ vẫn đang được điều tra). Theo một học viên Pháp Luân Công bị giam trong cùng nhà tù, cả hai đã bị tra tấn tàn bạo vì không từ bỏ đức tin của mình.

Vào thời điểm ông Trần Thiểu Dân được tại ngoại để chữa trị y tế vào năm 2018, người đàn ông từng một thời khoẻ mạnh đã gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ và đã hoàn toàn mất khả năng tự chăm sóc bản thân.

Bị đưa đến trại cưỡng bức lao động hai lần

Trước án tù cuối cùng, ông Trần Thiểu Dân đã bị đưa đến trại lao động cưỡng bức hai lần vì tu luyện Pháp Luân Công.

Trong Trại Lao động Ngũ Cổ Lộ ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (chưa biết thời gian giam giữ), ông đã bị bốn tù nhân giám sát chặt chẽ. Họ từng lột trần ông và đánh ông bằng một tấm ván tre dầy sau khi phát hiện ông nói chuyện với một học viên Pháp Luân Công khác. Hai mông ông sưng phồng và bầm tím.

Trước khi bị đưa đến trại lao động cưỡng bức thứ hai, ông bị giam trong Trại tạm giam Huyện Lạc Ninh. Lính canh ở đó đã buộc ông phải đi đi lại lại với tay chân bị xích.

Ông đã bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Số 3 Tỉnh Hà Nam vào tháng 9 năm 2004. Ở đó lính canh và tù nhân thường xuyên đánh đập ông bằng dùi cui và thắt lưng da. Có những lúc họ còn dùng giày ống để tát vào mặt ông.

Lính canh Nhiếp Dũng từng nhét dương vật của hắn ta vào miệng ông và đe doạ sẽ tiểu vào miệng ông nếu ông không từ bỏ đức tin.

Ngoài việc đánh đập, các lính canh còn thường xuyên còng hai tay ông ra sau lưng hay trói ông lại. Họ cũng lăng mạ ông, sốc ông bằng dùi cui điện, và tiêm thuốc không rõ nguồn gốc vào người ông. Chân trái của ông bị thương nặng và chảy mủ. Tai trái của ông cũng có mủ vì ảnh hưởng của thuốc độc hại. Ông hốc hác và thường xuyên chóng mặt do bị tra tấn.

d05533157f5f6f7d57ba51cc05240501.jpg

Minh hoạ tra tấn: Trói chặt

Theo dự kiến, ông Trần sẽ được trả tự do vào tháng 11 năm 2005, nhưng chính quyền đã giữ ông thêm một năm nữa vì ông từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.

Bài liên quan:

Hai anh em tại Hà Nam lại bị bỏ tù sau khi anh cả qua đời vì bức hại


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/29/387995.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/30/177841.html

Đăng ngày 02-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share