Bài viết của Hiểu Xuân, một đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 15-4-2019] Một hôm tôi tình cờ gặp một học viên và điều đầu tiên cô ấy nói là: “Sao trông chị già nua vậy?” Cô ấy còn bắt chước dáng đi còng lưng của tôi. Tôi giật mình, không ngờ bộ dạng của mình lại trở nên như vậy. Lúc đó tôi cũng không nghĩ gì nhiều, chỉ cảm thấy có thể do mình tu chưa tốt, sau này chú ý hơn, chỉ cần thẳng lưng, khởi tinh thần lên một chút là được.

Không lâu sau, chồng tôi cũng nhắc nhở tôi nên giữ thẳng lưng khi làm việc nhà. Tôi ngoài miệng thì đồng ý với chồng, nhưng trong tâm nghĩ mình đâu có khom lưng chút nào, tại sao ông ấy lại cằn nhằn tôi? Tôi nghĩ mãi không biết vấn đề nằm ở đâu.

Khi tôi đến thăm con gái, thỉnh thoảng cháu cũng nhắc nhở tôi phải thẳng lưng. Tôi rất hoang mang.

Nói thực tôi cũng muốn mình trông trẻ hơn tuổi vì điều đó thuận lợi hơn cho việc giảng chân tướng. Nhưng rõ ràng tôi đã không tu được tốt, thân thể không triển hiện ra được những lợi ích của việc tu luyện Đại Pháp.

Một buổi tối lúc tôi lấy hàm răng giả ra để rửa, con gái nhìn tôi rồi nói: “Mẹ, gương mặt của mẹ thật dễ thương!” Tôi trả lời: “Mẹ già rồi.”

Đột nhiên tôi nhận ra rằng mình đã sai khi nói vậy. Sau đó con gái nói: “Mẹ, mẹ có tóc bạc ở cả hai bên đầu này.” Tôi tự nhủ: “Hẳn là mình đã già.”

Mặc dù tôi thường xuyên nói rằng mình “già rồi”, tôi không nhận ra rằng đó là quan niệm của người thường. Thấy rằng tôi không ngộ ra điểm hoá, Sư phụ đã an bài một đồng tu chỉ ra cho tôi.

Sinh, lão, bệnh, tử là lý của người thường. Người tu luyện cần phải nhảy ra khỏi lý của người thường. Từ cổ chí kim, công pháp tính mệnh song tu, tu luyện mấy trăm năm là hiện tượng bình thường, nhưng đối với người thường mà nói, quả là chuyện không tưởng.

Chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, có rất nhiều quan niệm người thường đã ngấm sâu vào tư tưởng. Sư phụ giảng:

“Chư vị không cải biến cái Lý của con người vốn được hình thành vào tận xương cốt cả trăm nghìn năm ở người thường ấy, thì chư vị vẫn không bỏ đi được cái tầng xác bề mặt của con người, nên không cách nào viên mãn.” (Lời cảnh tỉnh – Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Thừa nhận và ôm giữ những quan niệm này thực sự sẽ ảnh hưởng đến thân thể chúng ta, khi tôi chấp nhận quan niệm “mình già rồi”, nó liền phát huy tác dụng trong trường không gian của tôi, những thứ trong không gian của tôi liền tùy theo lý này mà biến hoá và khiến cho tôi trở nên già đi.

Sư phụ giảng:

“‘Tính mệnh song tu’ chính là ngoài việc tu luyện tâm tính ra, cũng đồng thời tu mệnh; nghĩa là, cải biến bản thể. Trong quá trình cải biến ấy, trong khi các tế bào của con người dần dần được vật chất cao năng lượng thay thế, thì lão hoá sẽ chậm lại. Thân thể biểu hiện sự lùi lại hướng về tuổi trẻ con người, dần dần lùi lại, dần dần chuyển hoá; cuối cùng khi đã hoàn toàn được vật chất cao năng lượng thay thế, [thì] thân thể cá nhân ấy đã hoàn toàn chuyển hoá thành một loại thân thể [cấu thành từ] vật chất không gian khác.” (Bài giảng thứ Năm – Chuyển Pháp Luân)

Tôi hiểu rằng, những gì Sư phụ giảng cho chúng ta là chân lý của vũ trụ; là đệ tử, chúng ta đầu tiên cần phải kiên định tín Sư tín Pháp. Cho nên mỗi khi suy nghĩ “mình già rồi” nổi lên tôi liền thanh trừ ngay lập tức, không để cho chúng khởi tác dụng trong trường không gian của mình, để cho tất cả đều chuyển biến theo hướng tốt.

Nhắc tới cũng thần kỳ, khi tôi nhận thức ra điều này, chồng và con gái không còn nhắc nhở tôi “thẳng lưng lên” nữa, lưng của tôi cũng tự nhiên thẳng lên như bình thường.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/15/382593.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/4/176720.html

Đăng ngày 26-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share