Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 02-03-2019] Tôi hiện 22 tuổi. Mẹ tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sau khi tôi được sinh ra. Bà và bà nội học Pháp trong khi tôi chơi đùa. Tôi sẽ lắng nghe và học thuộc lòng Hồng Ngâm. Tôi cũng đi ra ngoài để phân phát tài liệu giảng rõ chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cùng với bà nội. Tôi đã duy trì bản tính thuần khiết của một học viên Đại Pháp trẻ mãi cho đến khi học xong cấp một.

Lên cấp hai, tất cả các loại ảnh hưởng xã hội không lành mạnh đã ảnh hưởng đến tôi và tôi cũng bị nghiện nghe các bản nhạc pop, xem các ngôi sao nhạc pop. Khi tản bộ, tôi thường ngâm nga những bài hát dành cho thế hệ cũ. Trong khoảng thời gian này, việc học của tôi ở trường đã sa sút và tôi cũng không chăm chỉ học Pháp.

Nửa năm đầu tiên của tôi ở cấp hai, bà nội của tôi đã gặp nghiệp bệnh và qua đời. Điều này đã gây tác động rất lớn đến tôi và khiến tôi phải thức tỉnh – Tôi nhận ra rằng chúng ta không thể buông lỏng tu luyện của mình. Tôi cũng bắt đầu phát chính niệm trong lúc đang đi bộ hoặc trong lúc đi xe buýt.

Tu luyện tinh tấn

Cái chết của bà nội đã gây ảnh hưởng đến những người thân không tu luyện và cả cha tôi. Cha tôi thường xuyên nổi giận và ngăn không cho mẹ tôi và tôi tu luyện Đại Pháp. Ông thậm chí còn xé sách Chuyển Pháp Luân và đánh mẹ tôi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn kiên định tu luyện.

Tôi cùng mẹ học Pháp và luyện công khi cha tôi không có nhà. Chúng tôi cũng đọc các bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện được đăng trên Minh Huệ và Chánh Kiến hàng tuần. Chúng tôi phát chính niệm để loại bỏ các nhân tố xấu và những sinh mệnh tà ác đang khống chế cha tôi. Chúng tôi cũng tìm cơ hội để giảng chân tướng cho cha và hướng dẫn ông đọc các trang web của Dongtai [Dyna Web – một mạng proxy được phát triển bởi Dynamic Internet Technology để phục vụ cho người dùng Internet ở Trung Quốc]. Nó cho phép ông hiểu chuyện gì đang xảy ra ở nước ngoài.

Sau khi thay đổi trạng thái tu luyện của mình điểm số ở trường của tôi cũng được cải thiện, điều đó khiến cha tôi ngạc nhiên. Sau khi tốt nghiệp cấp hai, tôi được nhận vào một trường cấp ba ở trong thành phố của chúng tôi. Vì thế thái độ của cha tôi cũng dần thay đổi.

Phát hiện ra những chấp trước

Tuy nhiên, sau khi vào cấp ba, bài vở ngày càng nhiều hơn, và tôi đã trải qua ba năm nghiệp bệnh, cả hai mí mắt của tôi rất ngứa và ửng đỏ, gây ảnh hưởng đến ngoại hình. Vì vậy, tôi đã phát chính niệm trong khoảng một thời gian vào buổi chiều sau khi tan học về. Nhưng không có dấu hiệu cải thiện.

Sau đó tôi đã hướng nội và phát hiện ra được một số chấp trước, chẳng hạn như chấp trước về ngoại hình và mong muốn thu hút người khác giới. Thậm chí hồi còn học cấp hai, có một số bạn trai để ý tôi và một người nói với tôi rằng đôi mắt của tôi rất đẹp.

Đôi khi, tôi rất thích được các chàng trai khen ngợi và theo đuổi. Nhưng bây giờ mắt tôi có vấn đề, và tôi cố gắng tránh xa mọi người. Tôi phải cúi xuống khi bước đi vì sợ mọi người sẽ có thể nhìn thấy đôi mắt sưng húp của mình. Sau khi phát hiện ra tất cả những chấp trước này, tôi đã phát chính niệm nhưng lại cảm thấy thất vọng vì vẫn không có tiến bộ gì.

Lên cấp ba, hai môn toán và sinh học trở nên khó hơn và tôi đã không học tốt hai môn này. Đây là những khảo nghiệm để đề cao tâm tính. May mắn thay tôi tiếp tục học Pháp với mẹ mỗi tối và mỗi cuối tuần.

Trong khoảng thời gian đen tối phải học tập và vật lộn trong các kỳ thi, chỉ có Chủ nhật là những ngày vui vẻ và thoải mái. Sau đó kết quả bài kiểm tra của tôi được cải thiện và thậm chí ngay đến cả hiệu trưởng cũng nói rằng tôi đã làm khá lắm. Trí huệ của tôi đã cải thiện và tôi đã được tuyển vào một trong những trường tốt nhất của tỉnh.

Trường đại học ảnh hưởng đến tu luyện

Sau khi được nhận vào một trường đại học, tôi không còn có mẹ cạnh bên để dựa dẫm tu luyện nữa. Ban đầu tôi vẫn duy trì việc học Pháp và luyện công trước khi bạn cùng phòng của tôi về phòng. Tuy nhiên, tôi dần dần mất đi tính tự giác và không còn chăm chỉ học Pháp nữa. Chỉ khi có dịp về nhà vào những ngày nghỉ lễ thì tôi mới quay lại môi trường tu luyện như trước.

Vào kỳ nghỉ đông của năm hai, mẹ tôi và tôi đã đi du lịch Đài Loan. Tôi nghĩ đến việc qua Đài Loan du học nhưng chính sách của chính phủ không cho phép tôi đăng ký học Đại học ở Đài Loan.

Sau đó tôi phát hiện mình có thể đăng ký tham gia chương trình trao đổi du học sinh và học ở Đài Loan vì vậy tôi đã nộp đơn. Tuy nhiên quá trình này cũng không suôn sẻ như tôi mong đợi. Vì chương trình này vừa mới được thiết lập, nên các giáo viên ở trường của tôi không quen với quy trình này. Chỉ sau khi tôi phát chính niệm trước khi tiếp cận các thầy cô giáo, thì quy trình này mới được cải thiện.

Cuối cùng, tôi đã liên lạc với mẹ tôi sau khi có một bạn gái khác bỏ chương trình và tôi không chắc mình phải làm gì. Bà nói: “Con phải nhớ lý do ban đầu của con là tại sao con muốn đăng ký tham gia chương trình này.” Tôi nghĩ rằng cơ hội này thực sự rất hiếm vì thế tôi không nên bỏ lỡ. Sau khi cầu xin Sư phụ Lý (Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) gia trì chính niệm, cuối cùng tôi đã nộp đơn thành công và được nhận vào chương trình.

Quay trở lại môi trường tu luyện tốt

Trước khi đi Đài Loan, mẹ tôi có dặn: “Sau khi đến Đài Loan con có thể đi tham quan và mua sắm chút ít để giúp con làm quen với những địa điểm du lịch. Đây là những nơi mà con có thể tìm được các đồng tu. Sau đó con có thể tham gia giảng chân tướng.”

Mặc dù đã đồng ý nhưng trong tâm tôi có chút lo lắng. Nhưng nhớ rằng mình không đến Đài Loan chỉ để tham gia chương trình trao đổi. Sau khi đến Đài Loan, tôi mải mê với môi trường mới. Khi một trong những người bạn cùng phòng của tôi (tất cả các bạn cùng phòng của tôi đều là sinh viên đến từ Trung Quốc) đăng một tờ rơi để tìm người tham gia hội của họ, nó làm tôi nhớ đến lý do tại sao tôi đến Đài Loan.

Khi nhìn kỹ tờ rơi tôi nhận ra đó là phần giới thiệu về Chân–Thiện–Nhẫn từ Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp! Tôi đã chấn động và cảm ơn Sư phụ từ bi vì đã điểm hóa cho tôi. Tôi vô cùng xúc động và đã giữ lại tờ rơi rồi ghi lại thời gian và địa điểm.

Mặc dù biết rằng mình sẽ sớm được gặp gỡ các đồng tu, nhưng tôi vẫn cảm thấy có chút lo lắng, vì tôi nghe nói về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện giám sát chặt chẽ đối với các sinh viên Trung Quốc tham gia chương trình trao đổi. Tối hôm đó tôi kiếm cớ để rời khỏi phòng và đến địa chỉ mà tôi đã viết ra. Có hai học viên đứng ở cửa để đón người mới đến. Và cũng có những sinh viên khác ở trong phòng, tôi đã không tiết lộ danh tính của mình.

Khi chúng tôi luyện đến bài công pháp thứ ba thì một trong số những sinh viên có mặt ở đó đã hỏi xem có ai trong số chúng tôi đã từng luyện bài này trước đây. Tôi vẫn cẩn thận nhưng vẫn đưa tay lên sau khi nhìn thấy các sinh viên xung quanh tôi giơ tay lên. Trước khi ra về, tôi nhận ra rằng tất cả các sinh viên trong phòng đó đều là các học viên Đại Pháp đến từ các vùng và các quốc gia khác nhau.

Khi lắng nghe các học viên giới thiệu về bản thân tôi đã không ngăn được nước mắt vì đã lâu lắm rồi tôi mới có thể nghe và trao đổi kinh nghiệm tu luyện với các đồng tu.

Chúng tôi đã sắp xếp một thời gian cố định khi nào chúng tôi nên gặp nhau để học Pháp và trao đổi kinh nghiệm tu luyện vào mỗi tuần.

Tu luyện cùng những người trẻ

Ở Đài Loan, chúng tôi được gọi là “học viên trẻ.” Trong tâm, tôi cũng bắt đầu gọi mình là một học viên trẻ, và bắt đầu nhìn nhận thái độ của mình một cách nghiêm túc đối với Đại Pháp. Vì trước đây tôi từng luôn là một trong số những học viên trưởng thành, và khá bị động. Tuy nhiên, ở đây, tôi nhận ra rằng hầu hết mọi học viên trẻ đều có hiểu biết sâu sắc về Pháp và nhận định riêng đối với các hoạt động của Đại Pháp.

Vì vậy tôi đã tự hỏi bản thân xem mình đã đặt Đại Pháp ở vị trí nào trong tâm. Liệu tôi đã thực sự xem bản thân là một học viên Đại Pháp? Đại Pháp thực sự có ý nghĩa gì đối với tôi?

Có lẽ vì lớn lên trong một môi trường tu luyện, tôi không trải qua quá trình bất ngờ đắc Pháp Luân Đại Pháp, vì thế tôi không có nhận thức rõ về nó. Tôi chỉ thấy rằng nó tốt và rằng tôi phải luyện công và học Pháp, nhưng tôi không thực sự hiểu được nó là gì. Mẹ tôi đã từng nhắc nhở tôi:

“…chớ nên vì dễ được mà dễ mất.” (Chuyển Pháp Luân)

Sau khi suy nghĩ thêm chút nữa tôi nhận ra mình vô cùng may mắn vì đã được sinh ra trong một môi trường tu luyện, và tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ khi mới sinh. Vì thế sinh mệnh của tôi là vì Pháp mà đến! Sau khi xua tan những suy nghĩ này tôi đã khóc và cảm thấy vô cùng xúc động.

Mỗi lần sau khi học Pháp xong, chúng tôi đều dành thời gian để chia sẻ kinh nghiệm tu luyện. Vì tôi chỉ dành phần lớn thời gian để học Pháp với mẹ, nên tôi đã không nghiêm túc trong việc trao đổi kinh nghiệm tu luyện của mình, vì vậy khi chúng tôi mới bắt đầu tôi đã không biết phải nói gì. Đôi lúc để chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình, tôi đã lấy những đoạn Pháp mà tôi từng học trước đây để đem ra chia sẻ. Tuy nhiên, tôi dần nhận ra rằng việc chia sẻ kinh nghiệm tu luyện giữa mọi người với nhau là dựa trên nền tảng tu luyện cá nhân sau khi họ hướng nội.

Ngộ sâu hơn các nguyên lý của Đại Pháp

Thật trùng hợp, trong khoảng thời gian tôi ở Đài Loan, khi cần, những đoạn Pháp từ Chuyển Pháp Luân luôn xuất hiện trong đầu của tôi. Ví dụ như, khi tôi tham gia một lớp học ngoại khoá để học thêm kiến thức mà tôi muốn thạo hơn, nó cũng là một nghề mà tôi khá thích, sau giờ học các bạn cùng lớp của tôi luôn bảo rằng: “Ôi, bạn thật tuyệt, nghề này rất phù hợp với bạn!”

Sau đó tôi đã nhớ đến đoạn Sư phụ từng đề cập trong Pháp,

“có lúc chư vị thấy rằng thứ ấy là [của] chư vị, người ta cũng nói với chư vị rằng thứ ấy là [của] chư vị; kỳ thực nó không phải [của] chư vị. Chư vị có thể cho rằng đó là của mình, [nhưng] rốt cuộc nó lại không phải của chư vị; qua đó thấy được rằng đối với sự việc này chư vị có thể vứt bỏ được không;” (Chuyển Pháp Luân)

Sau đó tôi đã hiểu rằng sự nghiệp của tôi cuối cùng cũng là dựa trên an bài của Sư phụ.

Thời gian của khoá học trôi qua rất nhanh. Đêm trước hôm trở về nước, rất nhiều suy nghĩ loé lên trong đầu tôi và tôi đã thầm cảm ơn Sư phụ. Tôi thực sự đã có cơ hội được trải nghiệm những hoạt động mà tôi từng được nhìn thấy và khao khát được tham gia trên truyền hình hoặc trong các bức ảnh ở Trung Quốc. Trong quá trình đó, tôi cũng đắc được rất nhiều thứ.

Tôi đã không miễn cưỡng khi rời khỏi Đài Loan vì tôi biết đó là điều tôi nên làm và nó là trách nhiệm của tôi. Điều duy nhất mà tôi cảm thấy hối tiếc đó là một trong những sinh viên đi cùng tôi trong chương trình trao đổi cũng từng là một học viên Đại Pháp. Nhưng tôi đã không nhận ra điều này mãi cho đến ngày cuối cùng. Nếu cô ấy cũng nhìn thấy được tờ bướm hôm đó, thì có lẽ cô ấy cũng sẽ có nhận thức tốt hơn về các nguyên lý của Đại Pháp.

Trên đây là một chút chia sẻ của tôi trong quá trình tu luyện, nếu có điểm nào không đúng, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/2/383324.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/1/176684.html

Đăng ngày 25-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share