Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 9-4-2019] Là học viên Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta đều biết rằng chúng ta nên hướng nội. Nhưng nhiều người trong chúng ta có lẽ không biết làm sao để làm tốt việc hướng nội.

Ví dụ, khi lợi ích cá nhân của ai đó bị tổn thất, người đó sẽ tức giận. Chúng ta biết rằng điều này bộc lộ chấp trước vào lợi ích cá nhân, vốn cần phải được loại bỏ. Tuy nhiên, nó chỉ là một biểu hiện bên ngoài. Nếu chúng ta hướng nội sâu hơn, sẽ thấy có quan niệm người thường phía sau nó: chúng ta tức giận khi chúng ta bị thiệt và hạnh phúc khi chúng ta đạt được. Là người tu luyện chúng ta nên chuyển biến quan niệm này: chúng ta nên vui khi bị thua thiệt và quyết không mưu cầu lợi ích cá nhân.

Tôi đã hỏi các học viên khác rằng liệu họ có thể nhận ra các quan niệm người thường của mình không. Không ít người trả lời rằng họ không thể. Nếu chúng ta không thể nói rõ chúng là gì, thì khi nào chúng ta có thể chuyển biến quan niệm người thường của mình đây?

Quan niệm chính là cái lý nơi người thường, là sở thích, cách suy nghĩ cũng như cảm xúc của con người. Ví dụ như mọi người thích được tôn trọng, đối xử tốt và khen ngợi, thích những điều tốt đẹp và thoải mái cũng như mong muốn mọi thứ sẽ diễn ra theo cách họ mong tưởng. Nếu không họ sẽ không vui.

Nhưng việc gặp phải những điều mình không thích lại chính là cơ hội để tu luyện. Như Sư phụ đã giảng:

“Ví dụ, như có người kia, vừa đến cơ quan liền nghe thấy hai người khác nói lời xấu về mình”

“một người kia đã công khai nói xấu chư vị, tố cáo chư vị với lãnh đạo, làm chư vị rất mất mặt.” (Chuyển Pháp Luân)

“bước đi ngoài xã hội, phải xin ăn, gặp các loại người, giễu cợt nó, nhục mạ nó, khinh nhờn nó, các sự tình đủ loại đều sẽ gặp phải.” (Chuyển Pháp Luân)

Đây là cách chúng ta tiêu nghiệp và đề cao tầng thứ của mình. Sư phụ đã giảng cho chúng ta rằng khi chúng ta chịu đựng ngược đãi thì chúng ta [thuộc về bên] được. Chúng ta nên chuyển biến quan niệm của mình và lấy khổ làm vui.

Khi chúng ta gặp mâu thuẫn với người khác, cho dù họ có phải là học viên hay không, một số người trong chúng ta thường có xu hướng nghĩ rằng đối phương đã không đúng cái này, đã làm sai cái kia. Càng nghĩ như vậy, chúng ta càng tức giận. Đây là ví dụ điển hình về việc hướng ngoại nhìn, chứ không hướng nội tìm, nhìn nhận, đánh giá một sự việc bằng cái lý nơi người thường, đó chính xác là những gì các học viên đã trải qua.

Một số học viên cứ luôn bị hãm trong cái đúng sai bề mặt. Thật ra, nếu người khác không đối xử bất công với chúng ta, thì quan niệm người thường của chúng ta sẽ không được phơi bày để chúng ta loại bỏ nó.

Sư phụ giảng:

“…toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Chuyển Pháp Luân)

“Chư vị không cải biến cái Lý của con người vốn được hình thành vào tận xương cốt cả trăm nghìn năm ở người thường ấy, thì chư vị vẫn không bỏ đi được cái tầng xác bề mặt của con người, nên không cách nào viên mãn.” (Lời cảnh tỉnh, Tinh tấn yếu chỉ)

Nếu chúng ta coi cái lý nơi người thường như chân lý của vũ trụ, thì chúng ta sẽ mãi mãi ở tầng thứ con người này thôi.

Trên đây là thể ngộ tại tầng thứ sở tại của tôi, nếu có gì chưa phù hợp với Pháp mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/9/-384888.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/15/177631.html

Đăng ngày 24-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share