Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Nhật Bản

Ghi chú của Ban Biên tập: Một du khách thường xuyên đến Hồng Kông đã bị từ chối nhập cảnh ngay sau khi hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế Hồng Kông ngày 24 tháng 4 năm 2019. Anh đã bị buộc phải quay trở lại Nhật Bản ngay lập tức. Nhân viên hải quan không hề giải thích rõ ràng xem anh đã vi phạm điều luật hay quy định nào mà bị trục xuất, nhưng theo nhìn nhận của anh, thì nguyên nhân chính là bởi anh đã tu luyện Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là môn tu luyện cả tâm lẫn thân hiện đang bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại kể từ tháng 7 năm 1999. Hồng Kông, một đặc khu của Trung Quốc, cũng bị chịu sức ép của chính quyền cộng sản trong việc ngăn chặn các học viên nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.

Trường hợp công dân người Nhật Bản này bị trục xuất không phải là cá biệt. Trong những năm qua, không ít các học viên Pháp Luân Công từ Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản và một số quốc gia khác đã bị từ chối nhập cảnh vào Hồng Kông khi họ có kế hoạch tham gia các hoạt động nhằm phơi bày cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc.

Dưới đây là câu chuyện của vị khách này.

1. Nhập cảnh Hồng Kông đột nhiên bị cản trở

Tôi là công dân Nhật Bản, tôi đã nhập cảnh Hồng Kông nhiều lần nhưng chưa từng gặp vấn đề gì. Ngày 24 tháng 4 năm 2019, lần gần nhất đến Hồng Kông, như thường lệ tôi chọn cách thông quan nhanh chóng dành cho du khách thường xuyên đến Hồng Kông. Sau khi tôi quét hộ chiếu xong, lúc nhập dấu vân tay thì cửa tự động ở lối ra không mở. Nhân viên cảnh sát Hồng Kông gần đó chú ý thấy sự bất thường của thiết bị này. Viên cảnh sát đó đi đến, và sau khi dùng máy tính xách tay quét các giấy tờ của tôi, anh ấy bảo tôi đi theo anh ấy.

Họ đưa tôi đến căn phòng nhỏ của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Hồng Kông, cảnh sát lập tức thu giữ hộ chiếu của tôi. Trên đường, tôi đã hỏi nhiều lần rốt cục là có vấn đề gì vậy, nhưng không một ai trả lời câu hỏi của tôi, họ chỉ bảo tôi đợi. Qua khoảng hai tiếng, một viên cảnh sát Hồng Kông đến đưa tôi đi nhận hành lý cá nhân ký gửi. Tôi đã đợi rất lâu ở khu vực nhận hành lý mà không thể thấy hành lý của mình.

Sau đó, tôi được đưa trở lại văn phòng của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Hồng Kông. Không lâu sau, một viên cảnh sát lại nói chuyện với tôi. Nội dung rất đơn giản, anh ấy nói rằng dựa trên một số quy định của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, tôi bị từ chối nhập cảnh Hồng Kông lần này. Tôi hỏi anh ấy về lý do từ chối nhập cảnh là gì? Viên cảnh sát trả lời là do quy định quản lý cơ bản, không thể nói cho tôi biết. Tôi không thể chấp nhận cách nói như vậy, cố gắng nói chuyện cùng cảnh sát, nhưng anh ấy từ chối. Anh ấy bảo tôi lấy đồ rồi theo anh ấy ra ngoài. Tôi hỏi anh ấy xem đi đâu? Anh ấy nói đi ra ngoài, ở đó sẽ có người nói chuyện với tôi. Kết quả là anh ấy trực tiếp dẫn tôi đến gần cổng lên máy bay, tôi thấy có rất nhiều hành khách Nhật đang xếp hàng đợi lên máy bay ở đó. Lúc sau, ở hiện trường có một viên cảnh sát cao cấp vẻ mặt rất khó chịu đến nói rằng, tôi phải lên chiếc máy bay này quay về Nhật Bản. Ngay lúc đó tôi chưa kịp chuẩn bị tư tưởng gì hết, chỉ nghĩ là có ai đó muốn nói chuyện với mình, nói cho tôi biết lý do cụ thể của việc từ chối nhập cảnh. Tôi không nghĩ đến là có đến hơn chục viên cảnh sát Hồng Kông vây xung quanh, và chuẩn bị đưa tôi lên máy bay trở về Nhật.

Lúc đó trong não tôi hiển hiện ra một câu Pháp của Sư phụ giảng:

“Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng không hề theo yêu cầu, mệnh lệnh hay chỉ thị của tà ác.” (Chính niệm của đệ tử Đại Pháp có uy lực, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Tôi nghĩ rằng không thể để tà ác đạt được điều chúng muốn. Tôi bắt đầu lấy điện thoại để tìm số của Lãnh sự quán Nhật Bản tại Hồng Kông, sau đó bắt đầu điện thoại cho họ. Cảnh sát Hồng Kông nhìn có vẻ lo lắng, họ hỏi tôi làm gì đó, tôi với họ tôi là công dân Nhật, tôi muốn gọi điện thoại cho Lãnh sự quán Nhật Bản.

Tôi nhận thấy rất nhiều người Nhật đang đứng xếp hàng xung quanh cũng nhìn tôi, tôi nghĩ đây cũng là cơ hội giảng chân tướng cho họ. Sau khi máy được kết nối, tôi nói to trong điện thoại rằng tôi bị từ chối nhập cảnh, mà đối phương không đưa ra được bất kỳ lý do nào. Ngay cả hành lý của tôi cũng không tìm thấy, lại cưỡng chế tôi lên máy bay, vì vậy tôi không thể chấp nhận điều này, và nhờ lãnh sự quán giúp đỡ, mong hãy nối máy điện thoại của tôi đến lãnh sự.

Một số du khách Nhật đang đợi lên máy bay cũng chú ý đến động tĩnh của việc này. Sau khi nghe nội dung mà tôi nói lớn ấy, có người đồng ý và nói khẽ bằng tiếng Nhật rằng việc này thật khiến người ta không thể chấp nhận nổi.

Lãnh sự quán Nhật Bản tiếp nhận điện thoại, sau khi nghe tôi trình bày tình huống, anh ấy bắt đầu tỏ ra khó xử, đây là việc nội bộ của Hồng Kông, Lãnh sự quán Nhật không có quyền can thiệp. Tôi lại nói, bây giờ ngay cả hành lý đã ký gửi của tôi cũng ở trong tình trạng không tìm thấy, cảnh sát của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Hồng Kông cố gắng cưỡng chế đưa tôi lên máy bay trở về Nhật, tôi không thể chấp nhận điều này. Sau khi nghe xong, nhân viên lãnh sự nói rằng có thể giúp tôi tìm hành lý, anh ấy muốn tôi chuyển điện thoại cho người cảnh sát phụ trách cao nhất ở hiện trường. Phía lãnh sự tiến hành đàm phán thông qua điện thoại với người cảnh sát phụ trách, thái độ của người cảnh sát phụ trách dịu lại rõ ràng. Anh ấy nói với tôi rằng hành lý đang được giải quyết, và muốn tôi có thể lên máy bay trở về Nhật trước, sau khi đến Nhật tìm hãng hàng không giải quyết cũng như nhau thôi.

Lúc này, một vài cảnh sát phía sau tôi bắt đầu đẩy tôi, một mặt thì miệng nói tôi có thể vừa đi vừa nói, một mặt thì cưỡng chế đẩy tôi đến bên trong cổng đăng ký. Tôi bị hàng chục cảnh sát cưỡng ép đẩy đến đường lên máy bay, và tôi không thể dừng lại cho đến khi đến trước cửa cabin.

Tôi xác định một niệm, rằng quyết không để bị đưa lên máy bay một cách dễ dàng như vậy. Chân tôi đứng định lại trước cửa cabin, tôi quay đầu lại lớn tiếng nói với người cảnh sát đẩy tôi: Đừng đẩy tôi nữa! Tôi đang nói chuyện điện thoại với lãnh sự!

Người cảnh sát đang đẩy tôi liền dừng lại, không đẩy nữa, và nói rằng lên máy bay rồi gọi điện thoại cũng được. Tôi mở to mắt nhìn anh ấy: “Dù có chuyện gì cũng đợi tôi nói chuyện xong với lãnh sự rồi hãy nói.” Một cảnh sát khác lấy điện thoại di động của tôi và bật loa ngoài, rồi nói rằng, chúng ta cùng nghe. Tôi kiên quyết lấy lại điện thoại từ trong tay anh ấy, và nói: Anh không hiểu tiếng Nhật, mà lại muốn nghe cùng với tôi, thật là vô lý!

Lúc này, cơ trưởng và người phụ trách chuyến bay của hãng hàng không đang đứng ở cửa cabin quan sát tôi. Tôi đoán rằng khí phách của tôi làm cho họ sợ một chút. Người phụ trách cabin đến hỏi tôi có muốn ngồi chuyến bay này trở về Nhật không? Tôi lớn giọng từ chối cô ấy. Sau đó, người phụ trách này lập tức quay lại điều đình với vị cảnh sát phụ trách cao nhất ở hiện trường. Cô nói, vị hành khách này không muốn ngồi trên chuyến bay này, dựa theo điều lệ quy định của hãng chúng tôi, chúng tôi không thể vận chuyển vị hành khách này trong tình huống như vậy. Vả lại, theo lịch bay của chúng tôi nếu không cất cánh sẽ bị chậm trễ, thật sự xin lỗi, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải cất cánh ngay lập tức. Sau khi người phụ trách nói xong, cô ấy không quan tâm câu trả lời của vị cảnh sát, tức khắc đóng cửa cabin, và máy bay đã cất cánh chỉ trong vài phút. Ý định trục xuất tôi lần thứ nhất của phòng nhập cảnh đã thất bại.

2. Giảng chân tướng trực diện cho cảnh sát

Sau khi ý định cưỡng chế trục xuất tôi lần thứ nhất của cảnh sát bị thất bại, cảnh sát đưa tôi trở về văn phòng nhỏ của khu vực xuất nhập cảnh. Ngồi ở văn phòng, trong tâm tôi cảm thấy thở phào nhẹ nhõm, tôi đã vượt qua quan thứ nhất. Bây giờ có nhiều thời gian hơn, tôi có thể suy nghĩ về những việc cần làm tiếp theo. Tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra nội tâm của mình vô cùng bình tĩnh và không hề sợ hãi. Đây là lần đầu tiên tôi thể hội được khi đối mặt với những đe dọa của nhân tố tà ác mà trong tâm hoàn toàn không có cảm giác sợ hãi là thế nào. Tôi cảm thấy mình có thể kiểm soát vững chắc toàn bộ trường không gian của khu vực nhập cảnh, tất cả đều do bản thân mình quyết định. Tôi nhớ đến Pháp thân của Sư phụ luôn ở bên cạnh chăm sóc bảo hộ tôi, đây nhất định là Sư phụ đang gia trì cho tôi, nên tôi mới có cảm giác hoàn toàn kiểm soát được toàn bộ trường không gian như thế này. Cảm tạ ơn gia trì của Sư phụ.

Sư phụ giảng:

“Trong tu luyện, dù chư vị gặp phải sự việc hay hay sự việc dở, đó đều là việc tốt cả, bởi vì chính là chư vị tu luyện rồi thì [chúng] mới xuất hiện.” (Gửi Pháp hội Chicago, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Tôi nghĩ không có nhân tố ngẫu nhiên khi gặp phải sự việc này, bất luận là cựu thế lực an bài ra sao, Sư phụ vì để thành tựu tôi nên mới để điều này có thể xảy ra, nên đối với tôi mà nói thì đều là hảo sự.

Tôi không có ý tưởng gì về kế hoạch tiếp theo. Tôi nghĩ rằng Sư phụ đang ở bên cạnh bảo hộ những việc làm của mình, vậy Sư phụ muốn mình làm thế nào đây? Trong tâm tôi lặng lẽ cầu cứu Sư phụ, nếu đệ tử không có trí huệ để suy nghĩ minh bạch, mong Sư phụ hãy điểm hóa. Khi tôi nghĩ về bản thân, thứ nhất là tôi không có tiếc thời gian và tiền bạc để đến Hồng Kông lần này, chỉ đơn giản là muốn những người ở đây có thể minh bạch chân tướng. Tuy nhiên, hôm nay sự việc này xảy ra khiến tôi thấy rằng vẫn còn rất nhiều chúng sinh chưa minh bạch chân tướng, nghĩ đến đây tôi cảm thấy rất khó chịu trong tâm. Tôi nghĩ về tất cả những phó xuất bằng mọi cách của đệ tử Đại Pháp, nhưng vẫn còn rất nhiều chúng sinh không thể thức tỉnh. Tôi cảm thấy một cảm giác rất bình hòa đến từ sâu thẳm trong tâm, nhưng nỗi buồn lại không thể nói ra. Nỗi buồn này không phải vì bản thân tôi, mà hoàn toàn là buồn vì vẫn còn rất nhiều chúng sinh chưa hiểu chân tướng.

Lúc này, có hai viên cảnh sát cao cấp bước vào phòng, họ vừa vào đã chào tôi, và tôi đáp lại rất nhẹ nhàng. Tôi đột nhiên nhận ra rằng những cảnh sát ở phòng nhập cảnh Hồng Kông này cũng chưa minh bạch chân tướng, họ không phải là kẻ địch của tôi, họ cũng là đối tượng mà tôi nên cứu độ. Tôi quyết định phải tận dụng cơ hội này để giảng chân tướng cho những cảnh sát ở đây. Tôi mời hai vị cảnh sát đang đứng hai bên trái phải của tôi ngồi xuống. Tôi nói thật là đúng lúc, vì tôi cũng có đôi lời muốn nói với họ, rằng chúng ta hãy xem nhau như bạn bè và ngồi xuống nói chuyện một chút nhé.

Đầu tiên tôi hỏi họ, lần này phòng nhập cảnh không cho tôi nhập cảnh, có phải các anh có ý kiến nào đó với cá nhân tôi không? Có phải tôi đã làm điều gì không đúng không? Họ nói rằng không có bất kỳ quan điểm nào không tốt đối với cá nhân tôi cả, chỉ là họ đang thực hiện nhiệm vụ của mình thôi. Về việc có đồng ý cho tôi nhập cảnh hay không, mỗi lần sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau để xem xét, nhưng những lý do và cân nhắc này không thể tiết lộ hoàn toàn với người khác được. Tôi liền tiếp lời của anh ấy, rằng lý do tôi đến Hồng Kông thì hoàn toàn có thể tiết lộ với anh ấy; rằng tôi đơn thuần chỉ vì muốn những người dân Hồng Kông bao gồm cả cảnh sát các anh trong đó, có thể có được một tương lai tốt đẹp hơn. Nếu các anh nhìn vào mắt tôi, các anh sẽ biết những gì tôi nói đều rất thành tâm. Tôi không có bất cứ quan điểm nào không tốt đối với các anh cả, và tôi muốn các anh đối với tôi cũng như vậy. Họ đều gật đầu đồng ý.

Tôi nói rằng không biết các anh có từng nghe qua một câu chuyện? Tôi kể cho họ nghe một câu chuyện về một người lính Đông Đức ở biên giới giơ súng cao hơn khoảng 3cm, để tránh bắn trúng những người cố gắng trốn thoát về Tây Đức khi đất nước bị chia cắt. Thông qua câu chuyện này để nói với họ rằng, mặc dù họ là cảnh sát nhưng họ có thể đưa ra sự lựa chọn tốt nhất dựa trên lương tri của bản thân họ, mà vẫn trong phạm vi trách nhiệm công việc cho phép. Họ đều gật đầu đồng ý.

Tôi biết họ vì lý do công việc, không thuận tiện khi đề cập trực tiếp đến những chữ Pháp Luân Công, tôi cũng không muốn họ cảm thấy áp lực, nên giảng chân tướng cho họ một cách trí huệ. Tôi nói với họ vì sao tôi lại lo lắng như thế cho tương lai của người Hồng Kông. Tôi nói rằng tôi tin tưởng vào sự tồn tại của Thần, tôi tin rằng chỉ có người giữ gìn sự thiện lương mới có thể tránh khỏi tai họa. Tôi nói với họ, sau trận động đất lớn xảy ra ở miền Đông Nhật Bản vào năm 2011, và người dân ở vùng thiên tai đi lánh nạn ở sở tị nạn. Đó là tháng 4, vào mỗi ngày cuối tuần của tháng, tôi đều tự mình lái xe đến các chỗ tị nạn ở Fukushima để làm việc tình nguyện, tôi dạy miễn phí khí công cho những người dân ở đó luyện tập, giúp cải thiện trạng thái sức khỏe của họ.

Nghe đến đây, cảnh sát trưởng bên trái hỏi tôi rằng, chẳng phải người Nhật lúc ấy đều vì lo sợ phóng xạ hạt nhân, nên không có ai dám đến Fukushima hay sao? Tôi trả lời đúng là như vậy. Vì tôi cảm thấy bản thân mình sau khi đến Nhật, đã nhận được rất nhiều sự chăm sóc của người Nhật, vẫn luôn chưa có cơ hội nào để báo đáp xã hội Nhật cả. Khi tai họa xảy ra như thế này, tôi cảm thấy nhất định phải làm những điều tốt nhất trong khả năng của mình để giúp người dân tị nạn, cũng là sự đền ơn đến những người dân nước Nhật. Sau khi nghe xong, người cảnh sát bên trái bất giác nói, chỉ khi xảy ra thảm họa, mới có thể nhìn thấy rõ nhất tính cách của một người là như thế nào.

Sau khi thấy họ khá là đồng ý với những gì tôi nói, thậm chí đồng ý với cá nhân tôi, tôi lại bắt đầu nói với họ về sự thay đổi của tôi từ tin tưởng chắc chắn vào thuyết vô Thần sang tin tưởng vào sự tồn tại của Thần. Năm đó, tôi được nhận vào một trường đại học danh tiếng ở Trung Quốc khi mới mười sáu tuổi và tốt nghiệp đại học ở tuổi hai mươi. Trường đại học đó chỉ nhận 50 trong số hơn 300.000 thí sinh ở tỉnh của tôi, tôi là thí sinh duy nhất đỗ đại học trong thành phố nơi tôi ở. Cứ như thế, tôi đã lớn lên từ trong hệ thống giáo dục tẩy não của Trung Cộng, tôi là người kiên định tin vào thuyết vô Thần trong những năm ấy, về sau, vì sao mà tư tưởng của tôi đã thay đổi? Tôi bắt đầu giảng cho họ một số nội dung chân tướng để phá trừ thuyết vô Thần. Tôi nói với họ rằng, bất kể là quốc gia nào với bất kể ngôn ngữ nào trên thế giới, cũng đều lưu lại ba dự ngôn, thứ nhất là Thần tạo ra con người, thứ hai là vào lúc mạt thế sẽ có đại kiếp nạn hoặc đại thẩm phán, thứ ba là Thần đã rời đi nhưng Thần sẽ trở lại. Không biết các anh có bao giờ suy nghĩ qua, chuyện này sao lại trùng hợp đến vậy? Ở Ấn Độ còn có một thanh sắt với độ tinh khiết 99,9%, điều mà nhân loại hiện nay không thể làm được, v.v.. Tất cả những điều không thể giải thích này đều đã được khoa học hiện đại Tây phương chứng minh thực tế.

Người cảnh sát bên phải nói rằng, những điều tôi nói anh ấy đã từng nghe trước đây, có một số bác gái lớn tuổi đến từ Đài Loan cũng nói với họ như vậy. Nhưng lần này anh thật sự nghe và hiểu những gì tôi nói.

Tôi lại tiếp tục giảng một số chân tướng cho họ, sau đó hai người cảnh sát này tạm thời rời khỏi văn phòng. Chỉ còn lại vài người cảnh sát đang ở ngoài cửa canh gác. Tôi lấy điện thoại ra và bắt đầu gửi tin nhắn liên lạc với bên ngoài, tôi cũng trực tiếp điện thoại thông báo vắn tắt về tình hình của mình cho các đồng tu có liên quan. Các đồng tu cũng nhắc nhở tôi nên ăn gì đó, giữ gìn sức khỏe, và phải liên lạc với kênh truyền thông để kịp thời phơi bày những hành vi của tà đảng.

Ban đầu tôi nghĩ về việc có nên tuyệt thực hay không, về sau tôi nghĩ rằng có thể Sư phụ đã thông qua miệng của đồng tu để nhắc nhở tôi, nếu trước đây tôi không khỏe, thì tà ác đã đạt được ý đồ cưỡng chế trục xuất rồi. Nghĩ đến đây, tôi đã ăn hết hộp cơm mà cảnh sát mua cho tôi.

Với sự hợp tác của các đồng tu, phía Nhật Bản cũng đã liên lạc với giới truyền thông, một khi tôi nhận được số chuyến bay và thời gian chính xác, tôi sẽ thông báo ngay cho họ, để họ thuận tiện chuẩn bị sẵn sàng. Lúc này, hãng hàng không cũng giải quyết ổn thỏa vấn đề hành lý của tôi. Và, cảnh sát cũng nói với tôi rằng họ đang giúp tôi sắp xếp chuyến bay trở về Nhật vào sáng sớm ngày mai.

Tôi biết đã đến lúc nên quay về Nhật. Sau đó, tôi sẽ phơi bày tà ác và lợi dụng sự kiện này để giảng chân tướng cho xã hội Nhật trên diện rộng. Trước khi quay về Nhật, tôi suy nghĩ đến nơi tà ác này đã trục xuất đệ tử Đại Pháp, và tôi tăng cường phát chính niệm, hy vọng có thể thanh lý hết những tà ác tập trung ở đây. Để từ ngày mai trở đi, các đồng tu từ nhiều quốc gia đến đây có thể nhập cảnh được thuận lợi. Khi phát chính niệm, tôi cảm thấy dưới sự gia trì của Sư phụ, năng lượng mà tôi phát ra vô cùng mạnh mẽ, thậm chí tôi có một loại cảm giác đầu đỉnh của bản thân mình được mở tung ra.

Khi phát chính niệm mệt rồi, tôi lấy sách ra bắt đầu học Pháp, sau khi học được một đoạn, tôi lại bắt đầu phát chính niệm. Tôi cũng có thể tùy ý đi bộ xung quanh, đi nhà vệ sinh và uống nước. Dưới sự gia trì của Sư phụ, tất cả mọi thứ trong trường không gian dường như đều ở trong sự kiểm soát của tôi. Tôi cảm thấy thoải mái tùy ý giống như ở nhà của bản thân mình vậy.

Khi họ đưa tôi lên máy bay, trong giây phút ấy, tôi lần lượt bắt tay của hơn 20 người cảnh sát. Tôi mỉm cười và nói với hai vị cảnh sát cao cấp đã nghe tôi giảng chân tướng, có cần nhiều người như thế đến đưa tôi đi không? Anh ấy cũng mỉm cười. Anh ấy để tôi cùng đi với anh ấy ở phía trước, những cảnh sát khác đều đi phía sau tôi, trông giống như hộ vệ lại cũng giống như đưa tiễn vậy.

Khi tôi bước lên cửa khoang máy bay, có ba vị cảnh sát cao cấp đứng ở đó đã chủ động bắt tay chào tạm biệt tôi, nói tôi bảo trọng. Tôi dặn đi dặn lại hai vị cảnh sát đã nghe chân tướng, rằng đừng quên câu chuyện mà tôi đã kể với họ. Họ suy nghĩ một chút, sau đó bỗng nhớ ra và “À” một tiếng, họ hiểu ra điều tôi nói là câu chuyện về người lính giơ nòng súng lên cao hơn một phân. Tôi nghĩ một chút rồi lại nói bổ sung, từ ngày mai trở đi, mong rằng các anh có thể đưa ra sự lựa chọn tốt nhất trong phạm vi quyền hạn của mình, để đối xử tốt với những người mà các anh gặp.

3. Đồng tâm hiệp lực phơi bày tà ác

Khoảng năm giờ sáng ngày hôm sau, máy bay đáp đến sân bay Haneda ở Tokyo, Nhật Bản. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của các đồng tu, phóng viên của các kênh truyền thông người thường, của Đại Kỷ Nguyên và Tân Đường Nhân, đều đã đợi sẵn ở cửa ra của sân bay. Đại Kỷ Nguyên và Tân Đường Nhân đều kịp thời thực hiện các bài phỏng vấn tương ứng, bao gồm các báo cáo đa ngôn ngữ cũng kịp thời đăng trên các trang web truyền thông.

Tôi cũng tận dụng cơ hội này, với thân phận là đương sự, tôi đã điện thoại liên hệ đến các nghị sỹ quốc hội trong khu vực của tôi đang ở để yêu cầu giúp đỡ. Khi tôi điện thoại, gặp đúng lúc điện thoại được tiếp nhận bởi chính cá nhân nghị sỹ. Cảm ơn Sư phụ đã an bài. Với sự đề nghị của nghị sỹ, tôi lại trực tiếp điện thoại đến Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trình bày việc tôi đến Hồng Kông tham gia cuộc diễu hành phản bức hại của Pháp Luân Công, vì bị nằm trong danh sách đen nên bị Cơ quan Xuất nhập cảnh của Hồng Kông cưỡng chế trục xuất, tôi bày tỏ mạnh mẽ cảm giác bất an về việc rò rỉ thông tin cá nhân của công dân Nhật Bản. Bộ Ngoại giao Nhật Bản trả lời rằng họ đã lưu dữ liệu về trường hợp bị trục xuất của tôi. Tôi yêu cầu Bộ Ngoại giao và các ban ngành liên quan cùng kết hợp xem xét, và trả lời các biện pháp đề phòng việc gián điệp Trung Cộng thu thập thông tin cá nhân của công dân Nhật Bản.

Tôi đã liên lạc với bãi đậu xe để lấy lại chiếc xe mà tôi đã đỗ ở đó, người nhân viên hỏi tôi vì sao về sớm vậy. Tôi lại nhân cơ hội này nói cho họ biết rằng tôi bị chính phủ Hồng Kông cưỡng chế trục xuất. Người nhân viên nhìn tôi một cách nghiêm túc và hỏi, anh đã làm điều xấu gì à? Tôi trả lời rằng tôi đã không làm bất cứ điều xấu nào cả, chỉ vì tôi tu luyện Pháp Luân Công, mà Pháp Luân Công đang bị bức hại ở Trung Quốc Đại lục, nên tôi mới bị chính phủ Hồng Kông cưỡng chế trục xuất. Người nhân viên nghe xong, thở dài nói, bây giờ Hồng Kông ngày càng không có tự do và dân chủ, so với những năm trước đây thì đã khác hẳn hoàn toàn rồi.

Trên đường từ bãi xe về nhà, tôi đột nhiên nhận ra rằng, qua hàng loạt kinh nghiệm này, trạng thái tu luyện của tôi so với trước đây có sự khác nhau rất lớn. Tôi đã phá trừ được quan niệm vốn khó mở lời giảng chân tướng cho người lạ của bản thân mình. Tôi thể hội sâu sắc lời Sư phụ giảng:

“Đã là đệ tử Đại Pháp mà xét, đã là một người tu luyện mà xét, tôi nói rằng người tu luyện là không có kẻ địch; chư vị chỉ có vai trò độ nhân.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago [2005], Giảng Pháp tại các nơi VII)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/4/应对香港政府遣返的一点修炼体悟-385885.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/11/177059.html

Đăng ngày 21-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share