Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại Đức

[MINH HUỆ 15-05-2019] Vào ngày 8 tháng 5 năm 2019, Ủy ban Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo Bundestag của Đức đã tổ chức một phiên điều trần công khai về cuộc bức hại các nhóm tôn giáo, tín ngưỡng thiểu số ở Trung Quốc. Hơn 20 thành viên của Bundestag đã tham dự phiên điều trần, bao gồm các chuyên gia từ các tổ chức phi chính phủ, đại diện của các nhóm thiểu số và các học giả.

Ông David Li, một nhà nghiên cứu đang làm việc với Trung tâm Nghiên cứu Thu hoạch Nội tạng ở Trung Quốc (COHRC), được mời giới thiệu những phát hiện của trung tâm. Ông Li tiếp lời: “Không như việc buôn bán nội tạng tại chợ đen ở các nước khác trên thế giới, nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng theo yêu cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là do chính quyền nước này bảo trợ, được công nghiệp hóa và được thi hành bởi quân đội và các cơ quan chính quyền địa phương.

“Đó là một trong những thảm họa nhân quyền kinh hoàng nhất của thế kỷ 21”, ông nói.

f82b7446a8dd957e552e34653be64e5f.jpg

Phiên điều trần về tình trạng nhân quyền của một số nhóm tôn giáo thiểu số ở Trung Quốc do Ủy ban Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo Bundestag của Đức tổ chức vào ngày 8 tháng 5

8827746995e4e833b3739196cfae840e.jpg

Ông David Li đến từ Trung tâm Nghiên cứu Thu hoạch Nội tạng ở Trung Quốc (COHRC) giới thiệu các kết quả điều tra của trung tâm

Trong phiên điều trần, các học viên Pháp Luân Công đến từ Đức đã tổ chức các hoạt động bên ngoài Tòa nhà Reichstag để nói cho mọi người biết về cuộc bức hại tại Trung Quốc.

Hệ thống giết người do ĐCSTQ điều khiển

Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công do cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân khởi xướng. Cả dữ liệu lẫn những ví dụ điển hình về các hình thức tàn bạo mà chính quyền Trung Quốc sử dụng đối với các nhóm đối tượng bức hại đã gây sốc cho những người tham dự phiên điều trần.

Theo COHRC, Trung Quốc gần như không hề có hệ thống hiến tạng, nhưng ngành cấy ghép nội tạng nước này đã phát triển mạnh mẽ từ năm 2000. Năm 2006, lần đầu tiên có một số người tố cáo đã cáo buộc rằng ĐCSTQ đang thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ và các tù nhân lương tâm khác. Sau đó, các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế và các chuyên gia đã tiến hành một loạt cuộc điều tra độc lập.

Ông Li đưa ra lời chứng rằng: Dựa trên yêu cầu về số lượng giường tối thiểu mà Bộ Y tế Trung Quốc trước đây quy định, 169 bệnh viện được ghép tạng do bộ này phê duyệt có khả năng tiến hành 70.000 ca cấy ghép mỗi năm. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh viện đều hoạt động vượt xa công suất tối thiểu, có nơi còn có tỷ lệ sử dụng giường vượt quá 100%.

COHRC kết luận rằng số ca ghép tạng thực tế được thực hiện ở Trung Quốc cao hơn nhiều so với con số chính thức là 10.000-15.000 mỗi năm.

Vấn đề đạo đức của hệ thống cấy ghép của Trung Quốc cũng đáng nghi ngờ vì các hãng truyền thông và các nhà điều tra ở nước ngoài đã liên hệ với nhiều bệnh viện cấy ghép nội tạng và được báo thời gian chờ đợi là chỉ vài ngày hoặc vài tuần để tìm được nội tạng phù hợp chứ không phải là nhiều năm như ở các nước khác đã có hệ thống hiến tạng chính thức.

Khi một thành viên của Bundestag hỏi về mục tiêu chính của nạn nội tạng cưỡng bức thu hoạch tạng ở Trung Quốc, ông Li chỉ ra rằng họ chủ yếu là tù nhân lương tâm và các tù nhân khác. Các học viên Pháp Luân Công là các tù nhân lương tâm chiếm số đông nhất trong hệ thống giam giữ rộng lớn của Trung Quốc.

Chủ tịch Tổ chức Nhân quyền: Các học viên Pháp Luân Công bị bức hại nặng nề

Ông Ulrich Delius, Chủ tịch Hiệp hội Người bị Đe dọa Quốc tế – Đức, cũng được mời làm chứng tại phiên điều trần. Ông nói rằng các học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại dã man ở Trung Quốc 20 năm qua, ít nhất đã có 4.300 người được ghi nhận là bị bức hại đến chết tại Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công.

Ông Delius, một chuyên gia về các vấn đề Châu Á, đã viết nhiều báo cáo về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Ông cũng đích thân đến Trung Quốc để tiến hành một cuộc điều tra.

Trong nghiên cứu của ông, ông thật sự muốn biết người tu luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc thực ra là người thế nào. Ông đã biết rằng các học viên Pháp Luân Công là những người bình thường, trong đó có nhiều phụ nữ lớn tuổi, họ cảm thấy họ được thụ hưởng nhiều lợi ích từ môn tu luyện này. Chính quyền cộng sản đã liên tục bắt giữ những người như thế này và buộc họ phải từ bỏ đức tin.

Ông Delius kết luận rằng dù ĐCSTQ nhắm vào Pháp Luân Công, người dân Tây Tạng hay người Duy Ngô Nhĩ, mục tiêu của nó là như nhau; chính là, để bức hại những người đang tìm kiếm một cuộc sống dựa trên sự tin tưởng vào đức tin của mình. Ông tin rằng chính quyền Trung Quốc lo họ không kiểm soát được suy nghĩ của mọi người.

Các học viên kêu gọi chấm dứt bức hại

26e7d238c85ac719ddb5550ff794ea28.jpg

Các học viên Pháp Luân Công kêu gọi Quốc hội Đức giúp chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc

Vào ngày diễn ra phiên điều trần, ngày 8 tháng 5, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức các sự kiện bên ngoài tòa nhà Reigchstag. Họ luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công, phát tài liệu giới thiệu về môn tu luyện này và cuộc bức hại, cũng như thu thập chữ ký thỉnh nguyện nhằm kêu gọi chấm dứt sự tàn bạo của chính quyền Trung Quốc.

Ông Điền và vợ ông, nay gần 70 tuổi, hiện đang sống ở Berlin. Họ rời Trung Quốc để tránh cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra. Họ hy vọng chính phủ nước Đức sẽ gây sức ép khiến ĐCSTQ chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng và kết thúc cuộc bức hại sớm nhất có thể.

Con trai của họ, Điền Thế Thần, đã bị bắt tại chỗ làm của anh ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công và chết ngay sau đó. Gia đình nghi ngờ rằng con trai của họ đã bị chính quyền đầu độc.

0927af436f63a577ec0484e2f18726be.jpg

Một thành viên của Bundestag (đứng thứ hai từ bên trái) tìm hiểu về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc

Một Ủy viên của Bundestag và trợ lý của ông trong Đảng cầm quyền đã dừng chân tại quầy Pháp Luân Công để tìm hiểu thêm về cuộc bức hại. Họ đã ký đơn thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Ronald Gläser, một Ủy viên Hội đồng Thành phố Berlin, đã đến tham gia sự kiện về Pháp Luân Công để bày tỏ sự ủng hộ của mình. Ông Gläser nói: “Cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công là một chủ đề rất quan trọng, các nhà lập pháp phải chú ý [đến nó].”

cc618a791472dc7432b87102c1856d62.jpg

Ronald Gläser, Ủy viên Hội đồng Thành phố cho rằng các nhà lập pháp ở Đức phải chú ý đến cuộc bức hại Pháp Luân Công


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/5/11/386794.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/15/177635.html

Đăng ngày 20-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share