Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp từ Trung Quốc

[MINH HUỆ 1-6-2008] 1. Tình cảm là ích kỷ. Nói thẳng ra, chấp trước dính mắc vào Tình là hy vọng rằng người khác sẽ đối xử với bạn tốt, yêu thích bạn và coi trọng bạn. Trọng tình cảm giữa một người nam và một người nữ, người ta nói về sự chân thành, nhưng trên thực tế phần lớn người ta đặc biệt quan tâm về sự chân thành của người tình đối với họ, hơn là ngược lại. Trong tình cảm giữa những người bạn, người ta nói về sự gắn bó của tình bạn, trong khi trên thực tế phần lớn người ta quan tâm về sự gắn bó của những người bạn của họ đối với họ, hơn là ngược lại. Do vậy, khi những người bạn hay những người tình không trung thành hay thân thiện nữa, người ta sẽ đáp lại bằng tức giận và mong muốn trả thù, thậm trí còn tìm cách để trả đũa nặng hơn. Cái đáng sợ hơn nữa là tình cảm tiêu cực, hay Tình, thường không sợ vượt qua ranh giới chuẩn mực đạo đức. Do vậy, Tình cảm bại hoại thoái hoá thành ma tính.

Từ bi là vị tha. Nó quan tâm tới người khác, chứ không phải bản thân. Nó chỉ hy vọng điều tốt cho người khác.
” Chư vị luôn tốt và từ bi với người khác, và cân nhắc tới người khác khi làm bất kể điều gì. Bất cứ khi nào gặp vấn đề, chư vị luôn nghĩ tới người khác trước, xét xem với vấn đề này người khác có chịu được không, có phương hại gì không. Nếu chư vị luôn làm như vậy, thì sẽ không có bất kể vấn đề gì.” (Chuyển Pháp Luân).

Tình cảm, hay Tình, về căn bản là để đạt được cái gì đó cho chính bản thân mình. Từ bi là hoàn toàn vì lợi ích của người khác, và nó cân nhắc vấn đề từ cội rễ bản chất và về lâu dài (chứ không phải là bề mặt và tạm thời).

2. Tình cảm cũng có những nhân tố cho ra và “vì lợi ích của người khác”. Nhưng phạm vi của loại “vì lợi ích người khác” này lại tập trung vào bản thân. Một người có tình cảm mạnh hơn cho những người gần gũi với anh ta hơn, và tình cảm có yếu tố loại trừ những người khác. Hơn nữa, bản chất của loại “vì lợi ích người khác” này thường là một loại đòi hỏi với những người khác, yêu cầu họ phải đáp ứng tiêu chuẩn của bản thân người đó và nghĩ những người khác là tốt chỉ khi họ sống theo tiêu chuẩn của bản thân người đó. Do vậy, một người càng cho ra bao nhiêu, thì anh ta trên thực tế lại càng đòi hỏi bấy nhiêu. Anh ta lo lắng về nhiều thứ và sợ mất danh tiếng, lợi ích hay tình cảm.

Từ bi là hoàn toàn tách khỏi “bản thân”, nên một người không quan tâm về việc những người khác là người thân quen hay người xa lạ. Nó tốt với tất cả mọi người. Từ bi không phải là đo lường những người khác với tiêu chuẩn của một người nào đó, thay vào đó, nó lại là đặt người đó vào vị trí của người khác để hiểu được người khác và cảm thông người khác. Đối với một học viên, đó cũng là việc từ bi giúp đỡ người khác nâng cao tầng thứ cảnh giới tu luyện của họ và đáp ứng tiêu chuẩn của Pháp ở những tầng khác nhau. Khi từ bi, một người không còn lo lắng, biết rằng Đại Pháp đang điều chỉnh lại mọi thứ và tất cả sinh mệnh sẽ phải tự sắp đặt lại vị trí của họ một cách đúng đắn trong Pháp.

Tình cảm là đòi hỏi yêu cầu người khác và hướng ngoại. Từ bi là nghiêm khắc kỷ luật chính mình, hướng nội tìm kiếm bên trong mình.

3. Tình cảm bao gồm cả chủ nghĩa bình quân: Nếu tôi đối xử tốt với bạn, bạn cũng phải đối xử tốt với tôi. Nó giống như đầu tư kinh doanh; Khi cho đi một quả đào người ta mong muốn được nhận lại một quả mận. Từ bi là loại lòng tốt tinh khiết trong sáng, giống như một vị Phật nuôi chim đại bàng bằng chính cơ thể của mình. Không có ham muốn cũng chẳng có truy cầu.

Tình cảm có thể làm hại người khác vì mục đích ích kỷ bản thân. Với từ bi một người có thể thản nhiên cho đi mọi thứ vì người khác.

Tình cảm là luôn luôn ham muốn và không ngừng truy cầu. Từ bi là vị tha, khoan dung vô tận.

Tình cảm làm cho tâm con người càng ngày càng nhỏ lại. Nó giống như đang nuốt những ngọn lửa mãnh liệt nóng bỏng hoặc tảng băng lạnh lẽo, hay đặt những mảnh sắt nhỏ vào trong quần áo của một người. Từ bi làm cho tâm con người khoáng đạt và rộng mở. Nó giống như đang đắm mình trong cơn gió nhẹ mùa xuân, ngắm nhìn sự mênh mông bao la của đất trời và đại dương.

Tình cảm làm cho người ta thường cảm thấy không hài lòng, than trách trời đất và mọi người. Từ bi làm cho người ta vui vẻ và tốt với mọi người.

Tình cảm gây ra cho con người phát sinh những tư tưởng phức tạp, làm cho họ cảm thấy thoải mái, buồn, vui hay giận dữ, và đánh mất tâm hồn của họ. Từ bi tạo ra một biểu lộ không thay đổi và một trái tim thảnh thơi, thanh tịnh, không lo lắng, và bất động.

Tình cảm làm tàn lụi cuộc sống của mọi người và làm cho họ kiệt sức. Từ bi nuôi dưỡng cuộc sống và làm phong phú tinh thần của con người.

Tình cảm liên tục thay đổi theo ham muốn dục vọng và truy cầu cho dù chúng có được thoả mãn hay không. Từ bi là bất biến và không bao giờ phai nhạt.

Trên đây là nhận thức của cá nhân tôi và có thể không hoàn toàn đúng. Bài này chỉ để các bạn tham khảo.

Ngày 26 tháng 5 2008


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/5/27/179197.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/6/12/98116.html
Đăng ngày 14-6-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share