Bài viết bởi Trịnh Ngữ Yên

[MINH HUỆ 13 – 12 – 2009] Tòa án quốc gia Tây Ban Nha vừa mới chính thức buộc tội 5 quan chức cấp cao Trung Quốc về việc tham gia tích cực trong cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Họ bị kết tội diệt chủng và tra tấn. Bằng chứng được đưa ra trong bản cáo trạng là từ các nạn nhân (học viên Pháp Luân Công), bằng văn bản và lời lời khai từ gia đình của các học viên đã qua đời vì đàn áp, và các báo cáo từ tổ chức ân xá Quốc tế, tổ chức theo dõi nhân quyền và ủy ban nhân quyền Liên Hợp Quốc

Đây là vụ kiện đầu tiên trong số 18 vụ kiện chống lại cựu chủ tịch Giang Trạch Dân dựa trên nguyên tắc thẩm quyền phổ quát. Thẩm phán Tây Ban Nha có thể phát hành lệnh bắt giữ quốc tế yêu cầu tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế Interpol thông báo đến các quốc gia mà có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha để hỗ trợ việc bắt giữ các bị cáo. Khi các bị cáo đến các nước này, cảnh sát địa phương nên bắt giữ và dẫn độ đến Tây Ban Nha để xét xử.

Luật sư Lâm Phong Chính, giám đốc điều hành tổ chức cải cách tư pháp của Đài Loan, tin rằng bản cáo trạng ở Tây Ban Nha sẽ thiết lập một mốc quan trọng và đúng đắn cho cộng đồng luật pháp quốc tế.

2009-12-13-linfengzheng--ss.jpg
Luật sư Lâm Phong Chính, giám đốc điều hành tổ chức cải cách tư pháp của Đài Loan

Kể từ khi Giang phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, hơn 3.000 học viên đã mất đi tính mạng của mình. Số lượng mất tích thì nhiều hơn. Bằng chứng cho thấy rằng La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm, và Ngô Quan Chính đã tích cực giúp đỡ Giang mở rộng và tăng cường quy mô cuộc bức hại

Hiện nay trên 30 luật sư trên hơn chục quốc gia đang nộp đơn kiện chống lại Giang và các quan chức tham gia trong cuộc bức hại. Các quan chức này bị kết tội chống lại loài người, tội tra tấn và tội diệt chủng. Ông Lâm tin rằng các vụ kiện toàn cầu chống lại các quan chức này đã làm rõ đó là không có tự do và nhân quyền ở Trung Quốc. Hầu hết các vụ kiện đã không đi đến xét xử vì đưa ra cái như “thẩm quyền” và “được miễn”. Ông Lâm tin rằng bản cáo trạng ở Tây Ban Nha là một khởi đầu và nhiều quốc gia hơn nữa sẽ tham gia hành động. “Nếu nhiều quốc gia lớn truy tố Giang và các quan chức này thì thế giới sẽ có thêm động lực để gây áp lực lên Trung Quốc để cải thiện nhân quyền của nước này.”

Vào ngày 27 tháng 11, phát ngôn viên của tổng cục chính sách đối ngoại Châu Á và Thái Bình Dương của Tây Ban Nha, María Salcedo nói rằng chính quyền hành chính sẽ không can thiệp vào bất kỳ quyết định nào của hệ thống tư pháp. Vào năm 1999, một thẩm phán Tây Ban Nha kết tội kẻ độc tài Chile Augusto Pinochet, công nhận nguyên tắc thẩm quyền hình sự phổ thông cho các toàn án trong nước. Nước Anh đã ký một hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha, đã đồng ý dẫn độ Pinochet sang Tây Ban Nha để xét xử. Trong vụ kiện chống Giang và 4 quan chức, Tây Ban Nha một lần nữa cho thấy lòng dũng cảm của mình đã rung tiếng chuông công lý đầu tiên. Ông Lâm tin rằng hành động của Tây Ban Nha sẽ gây ra làn sóng phản hồi tích cực từ phía cộng đồng quốc tế.

Trường hợp phạm tội, các bị cáo phải để tòa án có thể đưa ra phán quyết. Ông Lâm tin rằng các nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha sẽ thực hiện nhiệm vụ của họ và giúp đỡ Tây Ban Nha tiến hành xét xử

Ông Lâm nói rằng bản cáo trạng sẽ gây sức ép đối với các bị cáo và tất cả người mà vẫn đang bức hại học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Nó sẽ làm cho họ suy nghĩ về những hậu quả của những gì mà họ đang làm. Ông Lâm nói: “Nếu các quốc gia khác cũng truy tố người bức hại Pháp Luân Công thì sẽ giúp đỡ cải thiện nhân quyền ở Trung Quốc ở mức độ nào đó


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/13/214362.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/16/113171.html
Đăng ngày: 19– 12 – 2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share