Bài viết bởi một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 17 – 11 – 2009] Đài phát thanh Hoa Kỳ và các phương tiện truyền thông khác đã đưa tin rằng vào ngày 12 tháng 11, Thời báo New York-dựa trên tổ chức nhân quyền, tổ chức theo dõi nhân quyền, đã công bố một bản báo cáo thảo luận về tình trạng vô nhân đạo của các nhà tù bất hợp pháp ở Trung Quốc. Theo báo cáo của Tổ chức theo dõi nhân quyền, từ năm 2003, một số lượng lớn nhân dân Trung Quốc đã bị giam giữ bí mật trong những trung tâm giam giữ bất hợp pháp gọi là “những nhà tù đen”, với những bản án từ vài ngày đến nhiều tháng

Vào hôm thứ Năm, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung Quốc, Tần Cương đã phủ nhận rằng có những nhà tù như vậy ở Trung Quốc nơi mà con người bị đối xử độc ác và vô nhân đạo.

Tổ chức theo dõi nhân quyền tuyên bố rằng đã phỏng vấn 38 người thừa nhận bị giam giữ trong “những nhà tù đen.” Báo AFP, Đài tiếng nói Đức và phương tiện truyền thông khác đã đưa tin, dựa trên lời trình bày của những người được phỏng vấn, “’Những nhà tù đen’, nơi mà con người bị đối xử vô nhân đạo, tồn tại bất chấp luật pháp của Trung Quốc rằng cấm sự tồn tại của những nhà tù như thế. Là những gì mà những cựu tù nhân gọi là “Những nhà tù đen,” các quan chức địa phương gọi là ‘những trung tâm giáo dục luật pháp’”. Nhiều trung tâm như thế thì thật sự là những trung tâm tẩy não, bị luật quốc tế ngăn cấm.

Những trung tâm tẩy não

Thật ra, từ tháng 7 năm 1999, khi bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công, các trung tâm tầy não và các cơ sở giam giữ bất hợp pháp đã được dùng để tra tấn vô nhân đạo các học viên Pháp Luân Công trên diện rộng mà không có mục đích nào khác, đặc biệt là những người đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho công lý và quyền được tập Pháp Luân Công.

Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã làm hết khả năng của nó để ngăn các học viên đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Để buộc các học viên từ bỏ niềm tin của họ, chính quyền đã tra tấn các học viên, giam giữ họ trong các trung tâm tẩy não và buộc họ tham gia “những lớp học” tẩy não. Hệ thống nhà tù tàn bạo đã trở thành phương tiện thuận lợi nhất cho Đảng cộng sản Trung Quốc bức hại bất hợp pháp và tàn nhẫn các học viên Pháp Luân Công. Hơn 10 năm qua, các trung tâm tẩy não đã được thành lập khắp Trung Quốc.

Ở Thành Đô, những trung tâm tẩy não được biết đến là Trung tâm tẩy não Tân Tân, Trung tâm tẩy não Kim Ngưu, Trung tâm tẩy não Vũ Hầu Kim Hoa và Trung tâm tẩy não Thành Hoa. Trung tâm tẩy não Thành Tân, tên chính thức là “Trung tâm thi hành giáo dục-pháp luật thành phố Thành Đô” ở huyện Tân Tân, thành phố Thành Đô. Nó nổi tiếng vì sự ngược đãi những người bị giam và nó tượng trưng cho tất cả các trung tâm khác. Trung tâm này ở xã Huanong, phía nam thành phố Thành Đô, và bị phối hợp quản lý bởi Phòng 610 tỉnh Tứ Xuyên và Phòng 610 thành phố Thành Đô. Ban đầu nó là một viện nghiên cứu không quân. Một ngày sau này, dưới sự chỉ đạo của tỉnh Tứ Xuyên và các viên chức thành phố Thành Đô bao gồm Lý Xuân Thành, Trung tâm điều trị cai nghiện Tân Tân cũ và trung tâm giam giữ khác chuyên giam giữ gái mại dâm đã trở thành một phần của Trung tâm tẩy não Tân Tân Thái Loan.

Các học viên bị bức hại

Các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp tại trung tâm tẩy não đều đã bị bắt trên phố, trên đường họ về nhà, khi họ đi làm việc và tại nơi làm việc. Một số thậm chí bị đưa đến trung tâm sau khi bị giam tại các trại lao động cưỡng bức hay nhà tù, sau khi hạn tù của họ đã hết. Với các học viên, hạn tù bị tùy tiện kéo dài và thời gian kéo dài đó có thể vượt quá ba năm.

Để buộc các học viên từ bỏ niềm tin của họ, các viên chức tại Trung tâm tẩy não Tân Tân đã dùng nhiều cách để tra tấn các học viên. Họ dùng cả các cách “cứng” và “mềm”, bịa đặt dối trá về Pháp Luân Công, giả vờ thân thiện, đánh đập các học viên, dùng áp lực tâm lý, tiêm vào thân thể các học viên thuốc phá vỡ hệ thống thần kinh, đưa thuốc vào nước và thức ăn của họ, bức thực họ, và cố gắng tống tiền các học viên và gia đình của họ.

Trước năm 2005, các nhân viên tại những trung tâm tẩy não đòi các học viên trả 2500 nhân dân tệ cho chi phí sinh hoạt. Mỗi học viên “được chuyển” đến những trung tâm này, cán bộ trung tâm được nhận một khoảng tiền thưởng lớn. Tính sơ bộ số tiền bị lấy từ các học viên giữa năm 2003 đến 2005, khi trung tâm được thành lập, là 2 triệu nhân dân tệ.

Cô Quách Lợi Dung bị bắt

Khoảng 3 giờ sáng ngày 18 tháng 7, các nhân viên cảnh sát đã bắt cô Quách lợi Dung, một học viên Pháp Luân Công đến từ thành phố Thành Đô và là một cựu kỹ sư của tập đoàn Tiền Phong, trên đường cô đi làm. Họ đưa cô đến Trung tâm tẩy não Tân Tân. Cha mẹ già yếu và bệnh tật của cô Quách đã thuê hai luật sư nhân quyền nổi tiếng, Lan Chí Học và Lý Tĩnh Lâm, để bào chữa cho con gái của họ.

Các luật sư đã viết một bức thư thay mặt cha mẹ cô Quách trong thư họ đã nói rằng, ““Các trung tâm tẩy não”là một di sản của “Đại cách mạng văn hóa,” và là bất hợp pháp. Nó là một phần của xã hội pháp chế hiện nay, nhưng trong một hình thức luật pháp riêng biệt không ghi trong Hiến pháp Trung Quốc. Người ta đồn rằng những người bị giam cầm bị đưa vào “ép học,” không có tự do cá nhân, không có quyền tiếp xúc với gia đình của họ, không có quyền gặp người thân, không có hạn tù chính xác, không được dùng sự trợ giúp và giúp đỡ hợp pháp, không có nhân quyền cơ bản, và tệ hơn, một số bị ngược đãi và tra tấn, dẫn đến bị thương. Một số trở nên bại liệt hoặc chết. Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các cấp chính phủ sẽ ghi nhớ những trung tâm bất hợp pháp này, và chấm dứt ngay điều sai trái này, một số điều mà không có căn cứ trong hệ thống luật pháp Trung Quốc. Chúng tôi không muốn thấy sự trở lại của Đại cách mạng văn hóa. Cái gọi là “lớp học” thì không hợp pháp. Nó bị đồn là để biện hộ cho những hành động như thế, nó được gọi là “trung tâm giáo dục pháp chế”. Thật ra, sự tồn tại của “giáo dục” như vậy là tội ác và bất hợp pháp, hạn chế quyền tự do cá nhân của nhân dân bằng cách mang lại tính hợp pháp thông qua hình thức lừa gạt.”

Cô Quách nói rằng bất chấp sự can thiệp của các luật sư này, khi cô ấy phản đối sự giam giữ bất hợp pháp bằng cách tuyệt thực, cô phải chịu bức thực tàn bạo mà trong đó những kẻ bức hại đã cạy miệng cô bằng những cái kìm, làm chân răng cô bị thương.

Ông Tạ Đức Thanh bị tra tấn đến chết

Ngày 29 tháng 4 năm 2009, ông Tạ Đức Thanh, một kỹ sư về hưu từ Viện nghiên cứu thiết kế đường thủy và khảo sát Thành Đô, bị bắt bên ngoài Tòa án quận Cao Tân và bị giam tại Trung tâm tẩy não Tân Tân. Ông bị tra tấn tào bạo đến nỗi trong vòng một tháng ông trở nên tiều tụy, không điều khiển được việc tiểu tiện, gần như không thể uống nước, và sinh ra bệnh tim. Tối ngày 27 tháng 5 năm 2009, ông Tạ đã chết sau khi về nhà đúng 4 ngày. Để hủy đi chứng cớ của việc ngược đãi trong khi giam cầm, lúc 3 giờ sáng ngày 29 tháng 5, nhiều cảnh sát đã xông vào lễ tang của ông Tạ. Họ đánh đập con trai lớn của ông là Tạ Vệ Đông và làm anh ta bị thương. Sau đó họ lấy đi xác của ông Tạ và hỏa táng.

Những kẻ bức hại tìm kiếm thú vui trong khi tra tấn

Học giả nổi tiếng, giảng viên đại học luật, Tiến sĩ Đằng Bưu, đã viết trong cuốn sách của ông “Suy nghĩ và hồi tưởng lại khi đối mặt với bạo lực – Đối với Lý Hòa Bình,” “Trong các trường hợp của những học viên Pháp Luân Công và một vài trường hợp phạm tội ác mà tôi đã đối mặt, những viên chức, cai ngục, nhân viên và những người khác ở cương vị chỉ huy, không dùng tra tấn để lấy bằng chứng hoặc chuyển hóa”; đúng hơn là, tra tấn tàn nhẫn để giải trí và có niềm vui. Nó đáp ứng những nhu cầu tâm lý và mục đích của việc đưa ra những khốc hình là vì mục tiêu của hình phạt độc ác.” Điều này có lẽ là động lực cho những kẻ làm việc trong Trung tâm tẩy não Tân Tân và các trung tâm tẩy não khác.

Các học viên bị bức hại tại Trung tâm tẩy não Tân Tân ở Thành Đô

1. Bà Lưu Sâm Nhạc 53 tuổi. Tháng 4 năm 2003, bà bị bắt ở thành phố Tân Đô, Thành Đô và bị giam tại Trung tâm tẩy não Tân Tân. Bà bị tra tấn đến gần chết. Ngày 23 tháng 5, khi được thả ra, bà không có giày, toàn thân nhức nhối, đầu bà bị sưng, ngực bà bị bầm tím, bụng bị sưng và bà bị sùi bọt mép. Lúc nào bà cũng ôm bụng. Ba ngày sau, bà Lưu qua đời.

2. Bà Lý Hiểu Quân, 52 tuổi, đến từ thành phố Thành Đô. Bà là kỹ sư lâu năm tại Sở bảo vệ môi trường. Giữa năm 2003 và tháng 7 năm 2004, khi bà bị giam tại Trung tâm tẩy não Tân Tân, bà đã tuyệt thực để phản đối việc giam cầm. Bà Lý bị bức thực và bà mất hết cả răng hàm trên. Bây giờ, bà không thể nhai khi ăn.

3. Cô Lưu Huy, ở độ tuổi 30, là một giáo viên xuất sắc tại Trường tiểu học đường Kim Cầm. Tháng 10 năm 2006, khi hạn tù 4 năm của cô đã hết, cô bị bắt và bị giam tại Trung tâm tẩy não Tân Tân. Đã hơn 3 năm từ khi cô bị tống giam tại trung tâm tẩy não. Nghe nói rằng cô Lưu bị bức thực và miệng cô bị mở với một dụng cụ, và ngoài ra cô còn bị tra tấn.

4. Cô Lý Hỷ Huệ, 46 tuổi. Cô là một cán bộ tại Đài phát thanh nhân dân Tứ Xuyên, và đã bị giam giữ bất hợp pháp tại trung tâm tẩy não gần 3 năm.

5. Bà Từ Tiểu Dung 51 tuổi. Bà là giáo viên thâm niên tại Trường ngoại ngữ Tấn Thành ở thành phố Thành Đô. Ngày 1 tháng 8 năm 2007, bà bị bắt trong suốt đợt bắt giữ số lượng lớn các học viên bởi các cảnh sát Thành Đô. Bà bị giam tại Trung tâm tẩy não Kim Hoa quận Vũ Hầu hơn 1 năm. Sau đó, bị bị chuyển đến Trung tâm tẩy não Tân Tân và vẫn chưa được thả ra.

6. Bà Lưu Lệ là một người lao động về hưu. Ngày 3 tháng 3 năm 2008, bà bị bắt bởi các đặc vụ Phòng 610 ở nơi bà làm việc và các cảnh sát tại Sở cảnh sát Thánh Đăng Tự tại nhà. Bà vẫn bị giam tại trung tâm tẩy não và bị tra tấn.

7. Cô Chúc Hà, 34 tuổi, ở quận Quang Vinh thành phố Thành Đô. Năm 2001, vào ngày sinh nhật đầu tiên của con trai cô, cô đã bị bắt và bị giam tại Trại lao động cưỡng bức nữ Nội Giang tỉnh Tứ Xuyên hơn 18 tháng. Sau đó, cô bị bắt bởi Hà Nguyên Phú, trưởng Phòng 610 quận Quang Vinh và bị giam ở Trung tâm tẩy não huyện Bì. Sau đó cô Chúc bị đưa đến Trung tâm tẩy não Tân Tân. Vào tháng 2 năm 2004, nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, cô được cứu và được thả ra. Tuy nhiên, một người phụ nữ xinh đẹp đã bị biến dạng và bây giờ bị mắc chứng rối loạn thần kinh. Cô đã bị cưỡng hiếp trại Trung tâm tẩy não huyện Bì.

8. Cô Lưu Anh, ở Thanh Long Trường,Thành Đô. Từ tháng 9 năm 2005 đến tháng 1 năm 2006, cô bị giam tại Trung tâm tẩy não quận Thành Hoa bởi Trương Phú Dân, người phụ trách của Lực lượng vũ trang Thanh Long Trường. Cô bị đánh đập tàn bạo và bị cho dùng thuốc độc. Hai chân cô bị đánh gẫy. Cô nhiều lần gần chết. Người nhà cô không nhận được bất cứ tin tức nào về cô. Sau đó, sau khi cha cô liên tục hỏi các viên chức về nơi cô ở, cô đã được thả ra. Cô bị suy sụp tinh thần vì bị ngược đãi trong khi bị giam giữ.

Những tội ác gây ra trong trại tẩy não đã vượt xa giới hạn hành vi của con người và là một vết nhơ của nhân loại.

Chúng tôi hy vọng rằng báo cáo của Tổ chức theo dõi nhân quyền sẽ mang đến sự chú ý nhiều hơn về tội ác của “những nhà tù đen” ở Trung Quốc, bao gồm các trung tâm tẩy não bất hợp pháp. Chúng tôi hy vọng rằng giới truyền thông chủ đạo và xã hội quốc tế cuối cùng sẽ thấy được các hoạt động tội ác ở Trung Quốc và yêu cầu họ dừng lại ngay lập tức.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/17/212767.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/5/112844.html
Đăng ngày: 15 – 12 – 2009; Bản dịch có thể được hiệu hcỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share