Bài viết của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bulgaria

[MINH HUỆ 06-5-2019] Ngày 25 tháng 4 năm 2019, các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bulgaria đã tập trung kháng nghị ôn hòa trong hai giờ ở Lãnh sự quán Trung Quốc tại thủ đô Sofia. Vào ngày này cách đây 20 năm, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã đến Bắc Kinh để kháng nghị lên lãnh đạo chính quyền cộng sản Trung Quốc sau khi các học viên ở Thiên Tân bị bắt giữ phi pháp chỉ vì đức tin của mình.

16275072a4cc210bea27bf961e74fa86.jpg

Sau cuộc trao đổi với Thủ trướng Trung Quốc khi đó là Chu Dung Cơ, những học viên bị giam giữ phi pháp tại Thiên Tân đã được thả cùng ngày hôm đó. Những người tham gia kháng nghị đã lặng lẽ rời đi và họ còn dọn cả những mẩu rác mà người qua đường bỏ lại.

Cùng ngày, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân, đã phủ nhận quyết định của Thủ tưởng Chu Dung Cơ. Ông ta tuyên bố rằng sẽ là một trò cười nếu Đảng không thể đánh bại Pháp Luân Đại Pháp. Đối với Giang Trạch Dân, sự phổ biến rộng rãi của Pháp Luân Đại Pháp và các triết lý trên nền tảng Chân – Thiện – Nhẫn được coi là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng duy vật và vô thần của chủ nghĩa cộng sản. Căng thẳng chính trị leo thang và bùng nổ vào ba tháng sau đó, ngày 20 tháng 7 năm 1999, khi một chiến dịch phi pháp trên cả nước được phát động nhằm nhổ rễ Pháp Luân Đại Pháp khỏi Trung Quốc.

Những cuộc kháng nghị ôn hòa đã được tổ chức trên khắp thế giới để kỷ niệm sự kiện lịch sử này cách đây 20 năm. Các học viên Pháp Luân Công tại Bulgaria đã tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc vào đầu giờ chiều nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại phi pháp đối với môn tu luyện này tại Trung Quốc. Họ đã trưng bày các tấm áp phích về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống.

77574e40a6ad2aec278eb0d2aae902c4.jpg

Pháp Luân Đại Pháp được tự do thực hành tại Bulgaria và hơn 100 quốc gia khác trên toàn thế giới. Các học viên nhận thức rất rõ về tác hại của những tuyên truyền vu khống của chính quyền cộng sản ở Trung Quốc. Một số học viên đã trực tiếp trải qua điều này. Với một tâm thái từ bi và hoàn toàn không mang tâm ý thù hận, các học viên đã thực tâm mong muốn giảng rõ chân tướng cho các quan chức Đại sứ quán Trung Quốc thông qua những cuộc kháng nghị ôn hòa như vậy.

Tại Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 bằng cách trưng bày các tấm biểu ngữ và áp phích tại các khu vực công cộng. Họ treo các tấm biểu ngữ vào nửa đêm để tránh bị chính quyền bắt giữ.

Cảnh sát an ninh vũ trang đã có mặt trong suốt thời gian diễn ra sự kiện tại Sofia. Đối với một số cảnh sát, đây là lần đầu tiên họ nghe nói đến cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc. Một cảnh sát tỏ ra vô cùng lo lắng trước sự tàn bạo của cuộc bức hại. Anh cẩn thận đọc các tài liệu và đề nghị được hỗ trợ các học viên.

Người qua đường đã ký tên vào bản thỉnh nguyện quốc tế nhằm chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp và đưa thủ phạm Giang Trạch Dân ra công lý.

Một người khác đứng gần đó thường đến Trung Quốc du lịch đã rất kinh ngạc khi biết đến những tội ác này. Ông đã lấy một tờ rơi và nói với các học viên rằng ông sẽ xem các thông tin chi tiết về cuộc bức hại.

Cuộc bức hại nhắm vào Pháp Luân Đại Pháp là bất hợp pháp và đi ngược lại Hiến pháp của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) cũng như các thỏa thuận quốc tế mà nước này đã ký kết.

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã bị giết hại trong các bệnh viện nhà nước ở Trung Quốc để lấy tạng. Theo báo cáo “Thu hoạch Đẫm máu/ Đại Thảm sát: Phiên bản cập nhật năm 2016 của ông David Matas, David Kilgour và Ethan Gutman”, mục đích của việc giết hại này là lợi nhuận khổng lồ từ việc kinh doanh cấy ghép tạng do nhà nước hậu thuẫn. Đài Loan, Israel, Ý và Na Uy đã thông qua điều luật ngăn cấm công dân nước mình sang Trung Quốc du lịch để phẫu thuật cấy ghép tạng. Gần đây, các cuộc thảo luận của quốc hội về chủ đề này cũng đã được tổ chức tại Cộng hòa Séc, Croatia, Vương quốc Anh và Canada.

Các chuyên gia cho hay, hàng năm, hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng này mang lại hơn một tỷ đô la Mỹ cho chính quyền cộng sản Trung Quốc.

Theo khuyến nghị của Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Nạn Lạm dụng Cấy ghép tạng ở Trung Quốc (ETAC), vào tháng 12 năm 2018, một tòa án độc lập tại London đã bắt đầu tiến hành điều tra những cáo buộc đối với tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm còn sống ở Trung Quốc.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/5/6/176747.html

Đăng ngày 08-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share