Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-03-2019] Trong quá trình tu luyện của tôi, chấp trước vào lợi ích là tâm chấp trước khó bỏ nhất. Trong hầu hết các mâu thuẫn và ma nạn mà tôi từng trải qua, đều có liên quan đến chấp trước này, có những sự việc nhìn bề ngoài không có chút quan hệ nào đến tâm lợi ích, nhưng đào sâu thêm một chút, liền thấy là có nó. Bao nhiêu năm qua, tôi liên tục bài trừ loại tâm này, nhưng vẫn chưa loại bỏ nó được từ căn bản, cho nên nhiều lúc cảm thấy rất thống khổ.

Chấp trước nổi lên

Sau khi đọc bài chia sẻ của một đồng tu về vấn đề tài chính, tâm tôi có chút xáo động. Em trai của học viên đó là người khá giả, cậu ấy đã có hai chiếc xe hơi nhưng vẫn muốn mua thêm một chiếc SUV, biết bà mẹ có tiền tiết kiệm, vậy nên anh đã xin tiền người mẹ. Bà mẹ không những cho người em 50.000 Nhân dân tệ mà còn gọi điện cho người học viên là con gái bà, hỏi vay hộ người em chút tiền. Người học viên đã cho người em vay số tiền duy nhất mà cô ấy có là 10.000 Nhân dân tệ. Người em không muốn trả lại tiền, thay vào đó bảo người mẹ trả hộ. Người mẹ cũng không muốn trả tiền, và lấy lý do là cần 5.000 tệ cho người cháu đi học đại học và bà cần giữ lại khoản tiền này và sẽ trả lại cho con trai người học viên như một món quà năm mới. Nhưng thật không may, bà mẹ lại hứa sẽ trả lại cùng quà hồi môn khi nào cậu con trai học viên đó kết hôn.

Câu chuyện này khiến tôi thấy bất công và phẫn nộ! Tôi không thể kiềm chế bản thân mình dù tôi biết rằng phản ứng của mình không đúng. Thực sự, làm sao mà một người mẹ có thể hành động như vậy?

Câu chuyện khiến cảm xúc của tôi nổi lên không kiểm xoát được vì tôi đã từng có trải nghiệm tương tự.

Em trai và cháu gái của tôi cũng từng mượn tiền tôi nhưng không ai có ý định trả lại. Chồng của cháu gái cũng làm điều tương tự nhưng tôi đã tìm cách lấy lại được tiền vì cậu ta có một công việc được trả lương tốt­–tiền thuế thu nhập của cậu ta còn nhiều hơn cả thu nhập của cả hai vợ chồng tôi. Tôi đã rất tức giận với họ. Làm sao họ lại không trả số tiền mà họ đã nợ!

Tôi biết rằng những việc này là cơ hội để tôi buông bỏ chấp trước vào lợi ích vật chất, cụ thể hơn, là chấp trước vào tiền bạc. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ làm được và luôn kết thúc bằng cảm giác bản thân bị tổn hại. Tôi đã trải qua nhiều khảo nghiệm tương tự nhưng chưa bao giờ tâm tính tôi được cải thiện. Tôi cảm thấy giờ là lúc loại bỏ chấp trước này.

Thực sự xem xét bản thân

Tôi nhớ lại lời giảng của Sư phụ:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm“. (Bài trừ can nhiễu – Tinh tấn yếu chỉ II)

Tôi nghĩ rằng mình nên xác định lại xem mình sai ở đâu, từ cơ điểm của Pháp.

Tại sao tôi cảm thấy tức giận và phẫn nộ khi trải qua những tình huống này hoặc nghe về chuyện tương tự xảy ra với người khác? Tôi cảm thấy chấp trước vào lợi ích vật chất của tôi bị kích động và những cảm xúc khác như ghen tỵ, tranh đấu và oán giận. Một đấng giác ngộ chắc chắn sẽ không phản ứng theo cách tôi đã làm. Một Đại Giác Giả chắc chắn không bao giờ phản ứng như vậy, tư tưởng của sinh mệnh cao tầng là của Thần, không phải con người. Phản ứng của tôi đối với câu chuyện của học viên nọ là dựa theo quan niệm của người thường về đúng sai.

Tôi đã phân tích phản ứng của mình để nhận ra suy nghĩ người thường đằng sau chúng.

Một người mẹ nên đối xử công bằng với tất cả các con của mình, không thiên vị người này hơn người khác. Rất hiển nhiên là người mẹ yêu quý người em trai hơn.

Người mẹ nên hiểu tình trạng tài chính hạn chế của người con, nhưng bà hoàn toàn bỏ mặc và chỉ nghĩ cho người con trai.

Người mẹ và em trai nên trả lại số tiền đã nợ nhưng họ không hề có ý định trả lại cho người học viên.

Người mẹ đã dùng tiền của con gái theo ý mình.

Không nên đòi tiền từ cha mẹ nhưng người em trai cũng không hề quan tâm đến tình hình tài chính của mẹ mình.

Câu chuyện của người học viên đã khuấy động sự căm phẫn và cảm giác bất công trong tôi và tôi hoàn toàn quên rằng mình là một người tu luyện.

Sư phụ giảng:

“Là một người luyện công, nếu chư vị không có ý chí kiên cường, nếu chư vị không khống chế được bản thân, thì chư vị không thể làm được việc này”. (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

“Bất kể sự việc gì cũng có quan hệ nhân duyên”. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Mối quan hệ nhân duyên này không chỉ từ đời này mà đã chồng chất từ nhiều kiếp khác. Những mối quan hệ nhân duyên này là cơ sở cho những an bài trong cuộc đời con người và điều gì sẽ xảy ra trong đời họ. Không có việc gì xảy ra là ngẫu nhiên, đặc biệt là những việc có tác động sâu sắc đến cảm xúc của chúng ta.

Những an bài được tạo ra là để bạn trả nghiệp. Việc trả nợ có thể dễ chịu hoặc đau đớn. Ví dụ, nếu bạn làm ai đó tổn thương hoặc giết ai đó trong kiếp trước, đổi lại bạn sẽ phải chịu đựng trong kiếp này ví như bị lừa tiền hoặc bị cướp, hoặc bị giết bởi người đó. Không có gì trong cuộc đời này là không công bằng; điều gì bạn nợ đều phải được hoàn trả.

Nguyên lý tương tự đối với người tu luyện chúng ta nhưng những thứ chúng ta phải trả là rất ít. Bởi vì chúng ta muốn tu luyện và đạt được viên mãn trong đời này, nghiệp lực mà chúng ta tích từ bao nhiêu kiếp sống trước sẽ được giải trừ trong một lần. Vì vậy, Sư phụ đã giúp chúng ta giải quyết lượng lớn nghiệp lực đó và chỉ để lại chút ít để chúng ta tự tiêu nghiệp. Sư phụ đã an bài mọi thứ xảy ra trong đời này để chúng ta có cơ hội đề cao tâm tính.

Dù người thường có đối xử với chúng ta tệ như thế nào, chúng ta cũng không được phép quên các nguyên lý của Pháp.

Tất cả chúng ta sẽ nhận được những gì mình đáng được nhận. Nguyên lý này chính là luật của vũ trụ và ước chế cuộc đời của mỗi con người. Những gì chúng ta có hoặc không có hoàn toàn không liên quan đến nỗ lực đạt được mọi thứ của chúng ta. Dù chúng ta có mong ước, phấn đấu hay mưu kế gì cũng không thể đạt được gì.

Người thường không hiểu được Pháp lý này bởi vì họ chỉ làm theo quan niệm và tư duy của người thường. Tuy nhiên, là một người tu luyện, chúng ta cần phải tuân theo những nguyên lý vượt trên người thường và đo lường mọi thứ từ cơ điểm của Pháp.

Vài năm trước tôi đã đọc một bài chia sẻ mà khiến tôi vô cùng chấn động. Một học viên đã mua một chiếc xe hơi hơn 100.000 Nhân dân tệ nhưng một tuần sau đó nó bị trộm mất. Các học viên khác đã thúc giục anh ấy đến đồn công an để trình báo việc mất cắp. Anh ấy đã trả lời: “Nếu tôi nợ kẻ trộm xe hơi một món nợ thì hãy trả cho anh ta chiếc xe đó; nếu tôi không nợ anh ta chút gì thì anh ta đã cho tôi rất nhiều đức khi ăn trộm chiếc xe của tôi”. Người học viên này đã không hề đau buồn vì sự mất mát đó, và sau đó, cảnh sát đã trả lại chiếc xe cho anh ấy sau khi bắt được tên trộm.

Sư phụ muốn chúng ta gạt bỏ quan niệm người thường sang một bên. Nếu chúng ta có thể làm được như vậy, chúng ta sẽ không thiếu điều gì bởi vì bất kỳ thứ gì chúng ta cần sẽ được Sư phụ toàn năng ban cho.

Mặc dù tôi đã ngộ được như vậy dựa trên Pháp nhưng tôi hiểu rằng để loại bỏ hoàn toàn chấp trước vào lợi ích vật chất là không hề dễ dàng.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/3/22/384186.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/10/176442.html

Đăng ngày 06-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share