Bài viết của phóng viên Minh Huệ Lý Tịnh Phi

[MINH HUỆ 27-04-2019] Ngày 25 tháng 4 năm 2019, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một diễn đàn tại Quốc hội Hoa Kỳ để kỷ niệm 20 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4. Ngày 25 tháng 4 năm 1999 là một ngày quan trọng đối với Trung Quốc và các học viên Pháp Luân Công. Vào ngày đó, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện lên lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau khi các học viên ở Thiên Tân bị bắt giữ bất hợp pháp vì đức tin của họ.

Các học viên ở Thiên Tân đã được thả ra sau cuộc thỉnh nguyện ôn hòa này, nhưng ba tháng sau, vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, lãnh đạo ĐCSTQ, Giang Trạch Dân, đã phát động một chiến dịch bức hại trên toàn quốc đối với các học viên Pháp Luân Công mà đến nay vẫn tiếp diễn.

Một số dân biểu Hoa Kỳ đã gửi thư để bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Pháp Luân Công và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại đang diễn ra. Tại diễn đàn, một học viên từng tham gia cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 tại Bắc Kinh đã kể về trải nghiệm của mình. Những học viên bị ĐCSTQ bức hại tàn bạo cũng kể về những trải nghiệm kinh hoàng của họ.

Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc Bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) đã chia sẻ một báo cáo cập nhật về cuộc điều tra mà họ đang tiến hành về nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ do chính quyền nước này hậu thuẫn. Nghiên cứu của họ đã chỉ ra rằng tội ác này vẫn đang diễn ra. Nhiều người tham gia diễn đàn cho rằng lập trường chống lại nhân loại của ĐCSTQ sẽ không bao giờ thay đổi.

6c1b93b8009943fe3c1ae6121b641ad5.jpg

Diễn đàn tại Quốc hội Hoa Kỳ nhân kỷ niệm 20 năm cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4

Cựu nghiên cứu sinh nhớ lại cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4

2338873f007e3c2424bde95a2ea41dde.jpg

Ông Thạch Thái Đông, một trong ba học viên đã gặp các quan chức của ĐCSTQ vào ngày 25 tháng 4 năm 1999

Ông Thạch Thái Đông, cựu nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, đã tham gia cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 tại Bắc Kinh. Ông là một trong ba học viên đại diện tình nguyện gặp Thủ tướng. Họ đã đến Văn phòng Kháng cáo Nhà nước và nói chuyện với chính quyền. Họ yêu cầu lập tức trả tự do cho các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ tại Thiên Tân. Họ cũng yêu cầu một môi trường tự do để thực hành đức tin của họ và được phép xuất bản sách Pháp Luân Công.

Ông Thạch nói: “Tuy nhiên, ba tháng sau, ĐCSTQ tuyên bố rằng cuộc thỉnh nguyện ôn hòa đó là ‘cuộc bao vây khu phức hợp của chính quyền’ và sự kiện này được sử dụng như cái cớ để khởi xướng cuộc bức hại.

Ông Thạch bị bắt và giam trong các trại lao động cưỡng bức và bị tẩy não vì kiên định vào đức tin của mình.

Ông chỉ ra rằng bất chấp cuộc bức hại của chính quyền, Pháp Luân Công đã được chào đón trên khắp thế giới trong 20 năm qua. Khi các học viên tiếp tục nâng cao nhận thức về cuộc bức hại của ĐCSTQ, ngày càng có nhiều người chú ý và ủng hộ những nỗ lực của họ.

Một doanh nhân và một nghệ sỹ bị ĐCSTQ bắt giữ và tra tấn

Ông Thang Chí Hành, một doanh nhân tư nhân thành đạt từ tỉnh Quảng Đông, là giám đốc điều hành của Nhà máy Da Thánh Địch Lộ Quảng Châu với gần 100 nhân viên. Công ty có ba nhà máy chế biến với doanh thu gần 20 triệu Nhân dân tệ (2,97 triệu USD).

ab68e6af13b2e863d4d5dcab733ad776.jpg

Ông Thang Chí Hành sở hữu một doanh nghiệp thành đạt ở Quảng Đông trước khi bị bắt giữ vì đức tin của mình

Ông Sương nói: “Tôi đã bị bắt tám lần, bị giam trong các trại lao động cưỡng bức trong hai năm, và bị giam bốn năm rưỡi vì tu luyện Pháp Luân Công.” “Tôi đã phải chịu nhiều loại cực hình khác nhau, bao gồm đánh đập tàn nhẫn, cấm ngủ, bức thực và bỏ đói.”

“Tôi đã bị tra tấn liên tục đến khi gần như suy sụp tinh thần. Vợ tôi, Hoàng Đằng Văn, cũng bị tra tấn. Cô ấy bị giam hai năm trong một trại lao động cưỡng bức.”

Bà Mỹ Tuyền, nghệ sỹ đàn nhị và là một học viên Pháp Luân Công. Bà là người chơi đàn nhị chính trong hơn 20 năm cho Dàn nhạc Nhà hát Nghệ thuật An Huy ở Trung Quốc, và đã chơi cho nhiều bộ phim và chương trình truyền hình. Sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, bà đã bị bắt giữ bất hợp pháp năm lần vì không từ bỏ đức tin của mình.

“Vào năm 2002, tôi bị cảnh sát bắt cóc và đưa đến một khách sạn. Họ còng tay tôi vào ghế và không cho tôi ngủ 24 giờ đồng hồ. Sau khi bị còng tay trong một tháng, tay chân tôi bị đau, ngón tay và bàn chân của tôi bị sưng lên. Bàn tay là vô cùng quan trọng đối với một nhạc sỹ. ĐCSTQ muốn hủy hoại không chỉ đức tin của tôi, mà cả cuộc đời và sự nghiệp nghệ sỹ của tôi.”

Chồng bà Mỹ Tuyền cũng là một học viên Pháp Luân Công. ĐCSTQ đã kết án ông ba năm tù vì đức tin và ông không được phép xin hộ chiếu. Vì bị bức hại, hai vợ chồng họ chỉ có thể sống với nhau vài tháng trong 20 năm qua.

Bà Mỹ Tuyền cho biết một số đồng nghiệp nghệ sỹ và bạn bè của bà đã bị tra tấn đến chết hoặc suy sụp tinh thần, hoặc bị giam cầm vì không từ bỏ đức tin của họ.

WOIPFG: Thu hoạch nội tạng sống do chính quyền hậu thuẫn vẫn tiếp diễn

Ông Uông Chí Viễn, chủ tịch WOIPFG phát biểu tại diễn đàn: “Từ ngày 19 tháng 10 đến ngày 2 tháng 12 năm 2018, một điều tra viên của WOIPFG đã gọi điện thoại cho giám đốc và bác sỹ của 12 bệnh viện ở Trung Quốc, lấy chức danh phó giám đốc Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh Tứ Xuyên để sắp xếp việc ghép tạng cho người nhà.”

“17 cuộc gọi điện thoại điều tra của họ đã được ghi âm. Một số cuộc gọi được thực hiện tại trường quay của Đài Truyền hình NTD, và toàn bộ quá trình được ghi lại trên phim. Còn có các nhân chứng đã quan sát việc thu hoạch nội tạng sống trong nhiều năm.”

“Cuộc điều tra cho thấy tội ác thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống chưa bao giờ dừng lại, mà vẫn tiếp diễn. Trung Quốc vẫn còn một số lượng lớn người hiến tạng sống không tình nguyện.”

Ông Uông đã mở một đoạn ghi âm của một cuộc điện thoại đến một bệnh viện ở Bắc Kinh vào năm 2018, khiến người tham dự diễn đàn bị sốc.

Tình trạng vi phạm nhân quyền tiếp tục xấu đi

b151636b4c24b93fe2acf37a0bd66931.jpg

Ông Gary Bauer thuộc Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về những vi phạm nhân quyền ngày càng tồi tệ ở Trung Quốc

Ông Gary Bauer thuộc Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ cho biết, cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 đã được ghi lại trong báo cáo thường niên đầu tiên của Ủy ban.

Ủy viên Bauer chỉ ra rằng 20 năm đã trôi qua, nhưng tình trạng vi phạm nhân quyền đối với các học viên Pháp Luân Công và các nhóm tín ngưỡng khác ở Trung Quốc càng trở nên tệ hơn. Ông nói rằng ĐCSTQ là kẻ thù của bất kỳ ai có tín ngưỡng.

9511cd34dd156876c5eb67f8ee94d540.jpg

Ông Murray Bessette, Giám đốc Giáo dục và Quảng bá, Quỹ Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản

Ông Murray Bessette, Giám đốc Giáo dục và Quảng cáo, Quỹ Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản, nói rằng trong tương lai, khi chúng ta nghe thấy cụm từ ĐCSTQ, chúng ta sẽ nghĩ đến “những người Trung Quốc dũng cảm” chứ không phải là “Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công

f5e7729d22b3ce1b71a7b94fda2f000d.jpg

Dân biểu Gus Bilirakis từ tiểu bang Florida

Dân biểu Gus Bilirakis từ tiểu bang Florida tuyên bố trong thư rằng ĐCSTQ là một trong những chế độ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất trên thế giới. Trong hơn một thập kỷ qua, đã có hàng trăm nghìn học viên Pháp Luân Công bị kết án tù hoặc bị giam trong các trại lao động cưỡng bức.

Ông nói thêm rằng hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã chết trong khi bị giam giữ. Nhiều người bị cưỡng chế đưa vào bệnh viện tâm thần giám sát nghiêm ngặt. Loại hình tra tấn này đã được báo cáo rộng rãi. Những luật sư cố gắng biện hộ cho họ đã bị cảnh sát quấy rối, đánh đập, tấn công và đe dọa. Dân biểu Bilirakis nói rằng Hoa Kỳ có nghĩa vụ về mặt đạo đức trong việc lên án sự tàn bạo và đàn áp ở các nơi trên toàn cầu, đặc biệt là bởi ĐCSTQ.

1b9e04724248a43b5b0eae4e1717f727.jpg

Dân biểu Robert Wittman của Virginia gọi cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 là cuộc thỉnh nguyện lịch sử

Dân biểu Robert Wittman của tiểu bang Virginia tuyên bố trong thư rằng cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 là cuộc thỉnh nguyện lịch sử. Việc kỷ niệm ngày này không chỉ thể hiện sự tôn trọng, mà còn tạo ra một cơ hội quan trọng để hướng tới một tương lai tươi sáng.

4e0b5d9745f54bc649a5c9be2816e824.jpg

Dân biểu Steve King của tiểu bang Lowa mong muốn chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Dân biểu Steve King của tiểu bang Lowa tuyên bố trong thư rằng ngay cả sự bất tuân phi bạo lực cũng bị chế độ ĐCSTQ đàn áp tàn khốc. Tội ác đó là không thể dung thứ.

Ông tuyên bố rằng sự tàn bạo như vậy không chỉ là không thể tin được, mà còn phải bị xóa bỏ hoàn toàn khỏi trái đất. Dân biểu King nói thêm rằng ông mong ngày đó sẽ đến và sẽ nỗ lực vì mục tiêu này.

124d8e60aa0b460ad855962b639c34fc.jpg

Dân biểu Gerald Connolly của tiểu bang Virginia khen ngợi sự kiên trì ôn hòa của các học viên

Dân biểu Gerald Connolly của tiểu bang Virginia tuyên bố trong thư rằng các học viên Pháp Luân Công đã phản ứng lại cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ một cách hòa bình. Họ đã kiên trì để cho người Trung Quốc hiểu được bản chất của môn tu luyện của họ và nhận thức được cuộc bức hại.

7cd5c49111827f09150c9e6fabca8b0c.jpg

Dân biểu Donald Payne Jr. ở tiểu bang New Jersey cho rằng các học viên Pháp Luân Công nên có quyền tự do thực hành đức tin của họ

Dân biểu Donald Payne, Jr. ở tiểu bang New Jersey trân trọng những học viên đã chia sẻ trải nghiệm của họ trong cuộc bức hại. Ông nhấn mạnh rằng, các học viên Pháp Luân Công dù ở bất cứ đâu cũng đều nên được tự do thực hành đức tin của mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/27/385617.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/29/176657.html

Đăng ngày 02-05-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share