Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại New York

[MINH HUỆ 22-4-2019] 1.000 học viên Pháp Luân Công tại New York tập trung tại Flushing ở quận Queens, thành phố New York để tham gia đại lễ diễu hành kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa diễn ra tại Trung Quốc cách đây 20 năm. Sự kiện quy mô lớn này được tổ chức hôm thứ Bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2019, cũng là sự kiện ủng hộ 330 triệu người dân Trung Quốc đã thoái Đảng Cộng sản nước này.

20 năm trước, vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tập trung tại Bắc Kinh để yêu cầu thả các học viên đã bị bắt giữ phi pháp tại Thiên Tân trước đó một ngày và kêu gọi chính quyền chấm dứt việc đàn áp môn tu luyện của họ. Sự ôn hòa của sự kiện cũng như cách giải quyết phi bao lực của thủ tướng Trung Quốc bấy giờ được dư luận cũng như truyền thông quốc tế tán dương rộng rãi. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau sự kiện này, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Giang Trạch Dân, đã tiến hành một cuộc bức hại quy mô lớn, mang tính hệ thống đối với Pháp Luân Công, mà đến nay vẫn đang tiếp diễn.

a41dec9a62b8c5293113016a1a545443.jpg

Học viên Pháp Luân Công tham gia cuộc diễu hành ở Flushing, Queens vào thứ Bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2019.

dc387358423b235950a1b222469bae76.jpg

Bà Martha Flores Vazque, quận trưởng hội đồng bang, phát biểu ủng hộ Pháp Luân Công tại cuộc mít tinh sau khi diễu hành.

Trời mưa lớn suốt buổi sáng ở Flushing, nhưng bầu trời trở nên quang đãng khi các học viên bắt đầu tập trung. Đến 11 giờ trưa, mưa đã tạnh và đường Main Street lại đông nghịt người. Cuộc diễu hành bắt đầu sau 12h trưa, khán giả đứng xem dọc hai bên đường. Đoàn nhạc Tian Guo dẫn đầu cuộc diễu hành với ba chủ điểm: lợi ích của Pháp Luân Công, phản đối cuộc bức hại, và kêu gọi mọi người thoái xuất khỏi ĐCSTQ.

Cuộc diễu hành có các mô hình khổ lớn của cuốn sách Chuyển Pháp Luân và một biểu tượng Pháp Luân xoay chuyển. Thuyền hoa, nhóm trình diễn các bài công pháp, nhóm múa trên thuyền, đội múa sư tử và múa rồng, đội trống lưng và những biểu ngữ rực rỡ sắc màu trông rất bắt mắt và tràn đầy năng lượng. Hầu hết khán giả là người Trung Quốc, vì Flushing có số dân Trung Quốc rất đông.

Kiên định trước cuộc đàn áp

62279166abbb7c6ab5107f1e1406bc6b.jpg

149b2d3d2930132786bbc338cdef9de8.jpg

Đoàn nhạc Tian Guo dẫn đầu cuộc diễu hành tại Flushing, New York hôm 20 tháng 4 năm 2019.

906c9cc62b4cf7eea01a47925c7feb93.jpg

c697f7b23958598ec5f24268c85559df.jpg

9b930251de5c8d8888b42be4f9387a9a.jpg

Các biểu ngữ kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại tại Trung Quốc

Ấn tượng với cuộc diễu hành quy mô lớn và thông điệp trên các biểu ngữ, nhiều khán giả đã chụp ảnh và giơ ngón tay cái thể hiện sự tán thưởng. Cô Eliana Sasics cho biết cô hy vọng mọi người có thể nghe thấy tiếng nói của các học viên. Cô cho rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công không nên tồn tại trên thế giới này.

“Ở Hoa Kỳ đây, chúng tôi được tận hưởng cuộc sống yên bình; nhưng bên Trung Quốc, mọi người đang chịu đựng quá nhiều vì đức tin của họ. Bất cứ khi nào nghĩ về những gì họ [các học viên] đã trải qua, tôi lại thấy đau lòng“, cô nói, mắt ngân ngấn lệ.

Cô Lý chưa từng thấy một cuộc diễu hành hay hoạt động Pháp Luân Công nào như thế này trước đây. Cô cho biết, cô thấy đau lòng về sự tra tấn và tẩy não tàn ác mà các học viên phải chịu đựng ở Trung Quốc vì tin vào nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công.

“Tôi rất cảm phục các học viên vì sự can đảm và kiên định của họ trong những năm qua. Mặc dù bị đàn áp tàn khốc như vậy mà rất nhiều người vẫn tiếp tục tu luyện, còn có nhiều người mới bước vào nữa. Bản thân điều đó thôi đã cho thấy Pháp Luân Công là tốt nhất”, cô vừa nói vừa sụt sùi.

Tự do tín ngưỡng

Ông Trần, một cựu nhân viên nhà máy đóng tàu từ tỉnh Giang Tô, cho biết ông vô cùng cảm động trước những cảnh tượng này, đặc biệt là bản tính ngay chính của các học viên. Khi làm việc tại xưởng đóng tàu nhiều năm trước ở Trung Quốc, ông đã chứng kiến ​​hàng chục đồng nghiệp của mình bị ngược đãi vì niềm tin của họ.

“Một công chức bị đánh đập đến tàn phế, rồi còn bị tống vào tù. Anh ấy chỉ còn có thể bò, chứ không đi được nữa trong suốt quãng đời còn lại”, ông kể, và nói thêm rằng một số học viên khác cũng bị giam giữ và tra tấn tinh thần.

Nhiều người đã nhận ra sự tàn bạo của ĐCSTQ và từ chối đồng lõa với tội ác của nó. “Nếu ở Trung Quốc thì tôi không dám nói những điều này. Chừng nào Đảng còn tồn tại, nó sẽ tiếp tục làm hại những người vô tội”, ông nói.

f0710d63f7c6156b2bca94e539e1f278.jpg

Ông Bill Li cho biết, ông thấy nhiều người không còn tin vào tuyên truyền của ĐCSTQ nữa.

Ông Bill Li cho biết ông tôn trọng các học viên vì sự can đảm của họ. Vì từng tham gia các phong trào dân chủ của Trung Quốc, ông đã từng bị cán bộ của Cục An ninh Quốc gia liên lạc. Ông nói, “Chúng tôi không tin tuyên truyền của ĐCSTQ nữa. Nếu Trung Quốc cho phép tự do tín ngưỡng và ngôn luận thì làm gì có ai bỏ gia đình mà ra nước ngoài chứ?”

Ủng hộ chính nghĩa

Anh Vương Thanh Doanh, mới từ Trung Quốc nhập cư sang Hoa Kỳ. Thấy nhiều người bước ra phản đối sự tàn ác của ĐCSTQ như vậy, anh vừa ngạc nhiên vừa phấn khích. Anh gọi ĐCSTQ là chế độ tàn độc nhất trong lịch sử, hàng triệu người đã mất mạng vì nó. “Chỉ có Pháp Luân Công mới có thể đứng vững trước một chế độ độc tài như vậy. Đây là một phép màu và tôi tôn trọng những học viên này nhất!”

Cô Lưu xuất thân từ một gia đình cộng sản cấp cao cho biết cô từng hiểu lầm về Pháp Luân Công cho đến vài năm trước. Sau khi chứng kiến ​​những tên côn đồ cộng sản quấy rối và đánh đập các học viên Pháp Luân Công trước Thư viện Flushing năm 2008, cô thấy rằng các học viên đã không đánh trả. Cô ấy có thể lập tức nói ai đúng, ai sai. Cô từng làm việc cho một hãng truyền thông lớn ở Trung Quốc và cho biết trước đây có nhiều người ở Flushing ủng hộ cộng sản, nhưng bây giờ lại có nhiều người ủng hộ và chào đón Pháp Luân Công hơn.

Cô Lưu cho biết cô thấy tiếc cho những người được ĐCSTQ trả tiền để quấy rối các học viên, bởi vì họ làm những việc xấu xa để kiếm món tiền bẩn thỉu nhỏ như vậy. Sau khi làm việc với chính phủ Hoa Kỳ với tư cách là dịch giả, cô biết rằng nhiều người trong số này đã được cấp phép tị nạn chính trị để ở lại đây. Nhưng bây giờ họ đang làm việc cho ĐCSTQ. Cô kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ hoặc các cơ quan liên bang khác điều tra về những người này. “Nên cho những người này hồi hương vì họ yêu cờ đỏ đến thế thì nên về Trung Quốc sẽ được tận hưởng nhiều hơn”, cô nói.

Một khán giả khác, ông Lưu từ tỉnh Sơn Đông đang làm việc cho một hãng tin tức đã quay video sự kiện này.

“Thật tuyệt vời! Ở Trung Quốc thì tôi không thể tưởng tượng có thể có sự kiện như thế này”, ông thốt lên.

Ông Lưu cho biết ông ủng hộ những người vô tội như các học viên Pháp Luân Công, đặc biệt là vì họ sống theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/22/385433.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/25/176609.html

Đăng ngày 28-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share