Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại Bắc Kinh

[MINH HUỆ 14-04-2019] Chỉ vì sử dụng một tờ tiền giấy có in dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, cô Tang Tễ Nghinh ở Bắc Kinh đã bị bắt vào tháng 5 năm 2017 và bị giam giữ kể từ đó. Sau khi bị tra tấn, gần đây ngoại hình cô trở nên biến dạng và cô phải nhập viện.

Pháp Luân Đại Pháp, còn gọi là Pháp Luân Công, là một môn tu luyện thiền định bao gồm những bài công pháp nhẹ nhàng và hành xử theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bức hại môn tu luyện này từ tháng 7 năm 1999.

Cô Tang bị giam giữ tại Trại tạm giam Quận Hải Điến trước khi bị đưa đến Bệnh viện Cảnh sát Bắc Kinh. Tại thời điểm viết bài này, cô ấy vẫn đang ở trong bệnh viện và chưa có thêm tin tức gì về cô.

Bắt giữ và tạm giam nhiều lần

Cô Tang, 42 tuổi, chỉ vì không chịu từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, đã bị giam giữ nhiều lần. Vào tháng 1 năm 2008, cô bị đưa tới một trại lao động cưỡng bức trong 2 năm. Vào tháng 5 năm 2010, cô lại bị đưa đến trại lao động cưỡng bức này trong hai năm rưỡi. Cô bị tra tấn tàn khốc ở cả hai lần và trong lần thứ hai phần lớn thời gian là cô bị biệt giam.

Dù cho bị ngược đãi về tinh thần lẫn thể chất, cô Tang vẫn từ chối yêu cầu từ bỏ đức tin của mình và cô đã tuyệt thực để phản đối. Sau khi hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo” trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Bắc Kinh vào mùa thu năm 2010, lính canh Đỗ Khánh Bân đã chỉ đạo các tù nhân đánh cô cho đến khi cô gục xuống sàn. Sau đó, Đỗ thúc đầu gối vào ngực cô đồng thời đá và tát vào mặt cô. Những tù nhân bị sốc trước sự tra tấn tàn bạo tại trại lao động này cho biết họ hiếm khi trông thấy sự độc ác một cách tàn bạo như thế.

Bị bán để lao động khổ sai: 500 Nhân dân tệ hoặc 800 Nhân dân tệ mỗi người

Vào khoảng năm 2010 hoặc 2011, khi cô Tang đang bị lao động cưỡng bức lần thứ hai, Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Bắc Kinh đã chở người bị tạm giam, bao gồm học viên Pháp Luân Công và các tù nhân khác, trên hai xe tải đến Trại Lao động Cưỡng bức Đồ Mục Cát ở Nội Mông để lao động khổ sai. Theo thông tin mà trang web Minh Huệ nhận được vào năm 2014: ”Những người già và những người có sức khỏe kém sau khi bị tra tấn bị bán với giá 500 Nhân dân tệ (khoảng 75 đô la Mỹ) mỗi người. Còn những người trẻ, khỏe mạnh bị bán với giá 800 Nhân dân tệ (khoảng 120 đô la Mỹ) mỗi người.”

Cô Tang là một trong những người bị đưa đến Đồ Mục Cát. Lính canh ra lệnh cho mọi người đếm số thứ tự của mình và ngồi xổm trong tư thế tay đưa lên đầu để nhục mạ họ. Khi những học viên phản kháng rằng họ vô tội, họ đã bị đánh đập thậm tệ. Cô Tang cố gắng ngăn lính canh không đánh hai nữ học viên là cô Lưu Yến và cô Thôi Tú Linh, nhưng chính cô đã bị họ đấm và đá. Một học viên bị ngược đãi lúc đó đã nhớ lại: “Vài học viên đã bất tỉnh. Ngay khi họ tỉnh lại, lính canh lại đánh họ tiếp.”

Một lá thư và bị bỏ tù 3 năm

Sau khi được thả về từ trại cưỡng bức lao động vào cuối năm 2012, cô Tang ở nhà để hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, vài tháng sau đó, cô lại bị bắt lần thứ ba.

Vào ngày 7 tháng 4 năm 2013, một lá thư viết tay được tìm thấy dưới mặt đất gần nhà cô Tang. Lá thư này nói về lợi ích của Pháp Luân Đại Pháp và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại. Sau đó, ai đó đã nộp nó cho cảnh sát. Các cảnh sát ở Đồn Cảnh sát Vạn Thọ Tự đã đến nhà cô và bắt cô. Khi lục soát nhà cô, dù họ đã không thể tìm ra bất cứ thứ gì để buộc tội cô đã viết bức thư đó, nhưng họ vẫn bắt cô đến đồn cảnh sát địa phương và giam giữ cô ở đó.

Sau khi cô Tang từ chối ký giấy thừa nhận hành vi phạm tội, các cảnh sát đã chuyển cô đến trại tạm giam Quận Hải Điến. Dẫn chứng việc một vài thành viên gia đình của cô đã có tiền sử rối loạn tâm thần, họ lập luận rằng cô Tang cũng có những vấn đề về tâm thần và đưa cô đến Bệnh viện Nhà tù Bắc Kinh. Cô đã bị kết án ba năm tù vào ngày 18 tháng 12 năm 2013.

Bị bức thực và bị trói

4f84f5ee379c7b1a53fef2b54e583a48.jpg

Minh họa hình thức tra tấn: Bị trói bằng dây. Các học viên bị buộc bằng dây đai hoặc dây thừng ở cả phía trước và phía sau. Cô Tang và nhiều học viên khác đã bị tra tấn theo cách này khi họ bị giam giữ.

Sau khi cô Tang bị bắt lần thứ tư vào tháng 5 năm 2017, cô bị giam tại trại tạm giam Quận Hải Điến mà không qua bất kỳ cuộc thẩm tra hay xét xử nào. Khi cô tiến hành tuyệt thực vào tháng 11 năm 2018, lính canh đã bức thực cô hai lần một ngày, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi chiều. Cô cũng bị cùm chân và bị trói bằng dây.

790abdbcab5778b3588480ea63d27bab.jpg

Skynet, một hệ thống giám sát do cảnh sát Trung Quốc lắp đặt. Hàng triệu máy quay trên khắp Trung Quốc theo dõi, giám sát, và rồi bắt giữ các học viên Pháp Luân Công

Nhiều học viên vẫn đang bị bắt giữ chỉ vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công. Một cô gái trong số họ đã bị bắt vì đi bộ gần một áp phích có nội dung về Pháp Luân Công. Cảnh sát đã sử dụng dữ liệu được ghi hình từ Skynet – một hệ thống giám sát được cảnh sát Trung Quốc lắp đặt trong đó sử dụng hàng triệu camera ghi hình trên khắp Trung Quốc. Họ đã bắt và giam giữ cô trong 37 ngày. Wechat, một mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc, cũng bị giám sát chặt chẽ. Sau khi một học viên chia sẻ 2 đường dẫn liên quan đến Pháp Luân Công trong hai tin nhắn Wechat, cô đã bị giam giữ trong 290 ngày.

Những người chịu trách nhiệm chính:

trại tạm giam Hải Điến ở Bắc Kinh: + 86-10-82587325, + 86-10-82587030

Vương Kiến Tân (王建新), giám đốc trại giam: + 86-10-82587031, + 86-13801199160


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/4/14/385100.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/4/20/176556.html

Đăng ngày 27-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share