Bài viết của Đức Long, phóng viên Minh Huệ tại Pháp

[MINH HUỆ 27-3-2019] ngày 25 tháng 3 năm 2019, các học viên Pháp Luân Công đã tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc trong khi lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang thăm Paris. Họ phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 20 năm tại Trung Quốc và nạn thu hoạch nội tạng một cách có hệ thống của chính quyền Trung Quốc nhắm vào các học viên Pháp Luân Công còn sống bị giam giữ vì đức tin của họ để phục vụ các ca cấy ghép.

Họ kêu gọi ông Tập lập tức chấm dứt những tội ác ghê tởm chống lại nhân loại và bắt giữ thủ phạm đã phát động cuộc bức hại vào năm 1999, cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân. Họ cũng kêu gọi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề cập đến những vi phạm nhân quyền của Trung Quốc khi gặp ông Tập và yêu cầu lập tức chấm dứt cuộc bức hại.

Phơi bày tội ác chính quyền cộng sản Trung Quốc

5139325e475f74ef0c4081b40b9a5694.jpg

Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Pháp, ông Đường Hán Long phát biểu tại cuộc kháng nghị hôm 25 tháng 3 năm 2019, trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris.

Ông Đường Hán Long, chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Pháp, đã phát biểu tại cuộc kháng nghị trước Đại sứ quán Trung Quốc. Ông lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã giam cầm, tra tấn, tẩy não và thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công. Ông nói, “mức độ tàn bạo của cuộc bức hại này là chưa từng có trong lịch sử.”

Ông Đường nói về sự tàn bạo của nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên sống ở Trung Quốc. Theo Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) và Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc, có một thời gian, hai phần ba tù nhân ở các trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc là các học viên Pháp Luân Công, và con số bị giam giữ hiện nay là hàng trăm ngàn. Báo cáo viên ước tính mỗi năm tại Trung Quốc có hàng chục ngàn tù nhân lương tâm, bao gồm cả các học viên Pháp Luân Công, đã bị lấy mất nội tạng trái với ý muốn của họ. Ông Đường kêu gọi cộng đồng quốc tế điều tra những vấn đề này.

687075ad26754bc05ec6d792ac90d388.jpg

Các học viên Pháp Luân Công kháng nghị trước Đại sứ quán Trung Quốc vào ngày 25 tháng 3 năm 2019.

Tiến sỹ Harold King, một thành viên của Hiệp hội các Bác sỹ Chống Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng (DAFOH) ở Pháp, cũng lên án ĐCSTQ vì thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và các tín đồ Cơ đốc giáo. Ông muốn mọi người nhận thức rằng tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng và du lịch ghép tạng ở Trung Quốc đang làm suy thoái y đức và đi ngược lại các điều ước quốc tế.

Ông lo ngại rằng những bệnh nhân sang Trung Quốc để cấy ghép nội tạng sẽ gặp rủi ro lớn vì cuối cùng họ sẽ vi phạm luật pháp quốc tế khi mua nội tạng để cấy ghép. Ông nói, “Chúng tôi lo ngại rằng các bác sỹ ở Trung Quốc bị lạm dụng và bị ép tham gia. Chúng tôi mong ông Tập nhanh chóng chấm dứt cuộc bức hại này và ngành du lịch ghép tạng.”

6079b4e57d9a08b3725b2ffc0d95c1d7.jpg

Tiến sỹ Harold King, thành viên của Bác sỹ chống thu hoạch nội tạng cưỡng bức (DAFOH) tại Pháp, phát biểu tại cuộc kháng nghị.

Ông Alexandre Gabard, luật sư của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp, cho biết cảnh sát ở Paris đã ba lần từ chối đơn xin giấy phép kháng nghị trước Đại sứ quán Trung Quốc của các học viên trong mấy năm qua, có thể do áp lực từ các quan chức Trung Quốc. Cả ba lần đó, các học viên đưa vấn đề ra Tòa án Kháng cáo Paris, và tòa án phán quyết rằng các học viên không có ý định phá hoại trật tự xã hội và thu hồi quyết định của sở cảnh sát. “Luật pháp ở Pháp kiên quyết bảo vệ quyền tự do ngôn luận, hội họp và diễu hành, bao gồm cả sự kiện này”, ông Gab Gabard nói.

Ban đầu, địa điểm mà sở cảnh sát phê duyệt cho cuộc kháng nghị ngày 25 tháng 3 cách xa Đại sứ quán Trung Quốc. Khi các học viên kháng cáo, cảnh sát đã thu hồi lệnh trước khi diễn ra phiên điều trần và phê chuẩn địa điểm hiện tại của cuộc kháng nghị. “Tôi thấy sự kiên định và vị tha. Họ không bỏ cuộc trong cuộc chiến này, đó là một điều tốt”, ông Gab Gabard nói.

5ffd59febd3c504fbdb7674de62de130.jpg

Ông Alexandre Gabard, luật sư của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp

Người Paris ủng hộ hành trình chấm dứt cuộc bức hại của Pháp Luân Công

Bà Anita Richard đã tu luyện Pháp Luân Công gần 20 năm. Bà làm việc trong hệ thống tư pháp trước khi nghỉ hưu. Bà đã nói chuyện với cảnh sát và cảnh sát quân sự, những người được phái đi để duy trì trật tự tại cuộc kháng nghị và nói với họ những lợi ích của môn tu luyện. Nhiều cảnh sát đã lấy tài liệu Pháp Luân Đại Pháp của bà và tỏ ra quan tâm đến việc học pháp môn này.

5142abb18efc790865d6a9ee568a3f8a.jpg

Bà Anita Richard, một học viên Pháp Luân Công.

Bà Paralegal Jeanne đã bị sốc sau khi biết đến cuộc bức hại và sự tàn bạo của sự tra tấn mà các học viên ở Trung Quốc phải chịu. Bà nói, “Tôi nghĩ [thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống] là hoàn toàn không thể chấp nhận và thật đáng sợ. Nó chống lại loài người. Đối với tôi, tôi không thể tin lại có người có thể làm việc này chỉ vì lợi ích kinh tế!”

abd50d0dff7d8278d3b0a7684fa808fa.jpg

Bà Jeanne

Bà Anne Marie Jiat là một y tá hộ sinh trước khi nghỉ hưu. Khi nghe nói đến việc các học viên bị bắt và bị giết để lấy nội tạng vì tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, bà không khỏi nghẹn ngào.

“Đây là một thông điệp vô cùng quan trọng mà ai cũng cần phải biết. Tôi sẽ nói với những người tôi biết về nó”, bà nói. “Tôi hy vọng ông Macron đã nói chuyện với chủ tịch Tập của Trung Quốc về vấn đề này. Làm sao có thể để nó tiếp tục được?”

a4a73b31607cc7b0e56a7650ff51d803.jpg

Bà Anne Marie Jiat ủng hộ nỗ lực để chấm dứt cuộc bức hại của các học viên.

Bà Sandrine làm việc cho một cơ quan chính phủ. Bà cho biết, bà cảm động trước những nỗ lực bền bỉ của các học viên trong việc phản đối một cách ôn hòa suốt 20 năm qua. Bà nói, “Tôi không tin được là nhóm người này lại bị bức hại. Mọi người phải biết điều này. Tôi ủng hộ cuộc kháng nghị của họ. Tôi cảm động trước những nỗ lực đấu tranh cho hòa bình của họ.”

808e28748dfa4d444b86a3675b237155.jpg

Bà Sandrine


Bản tiếng Hán:  https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/27/384407.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/30/176328.html

Đăng ngày 31-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share