Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 08-03-2019] (Tiếp theo Phần 4)

Hồ Nhật Nguyệt ở Đài Loan là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách đến từ Trung Quốc Đại lục. Đền Huyền Quang, đền Văn Vũ, và bến Y Đạt Thiệu là những địa danh nổi tiếng nằm dọc theo hồ. Năm 2002, một điểm mới được bổ sung: Người Trung Quốc có thể nhận được thông tin không bị kiểm duyệt về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Các học viên thiết lập các quầy thông tin tại nhiều địa điểm khác nhau, biểu diễn luyện công và đề nghị giúp đỡ mọi người thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

38f7d3b31d574e96a673a078cd8973ae.jpg

09c4d8d60f44a95c610d5d1ce75db259.jpg

Đường mòn Thanh Long tới Đền Huyền Quang

505559e2d5312d7922682c95ace6d86c.jpg

f2ba36b70880b843620ec279e2791ecb.jpg

Du khách Trung Quốc dừng chân dọc đường mòn Thanh Long để đọc thông tin về Pháp Luân Công.

735cc8f52008446368c0500fb08c2f4a.jpg

Ông Lâm (bên trái) học các bài công Pháp của Pháp Luân Công

Bà Ngọc Vĩ bắt đầu tới hồ Nhật Nguyệt năm 2002, và nói rằng ban đầu có vài du khách Trung Quốc “Có những ngày thậm chí không có lấy một nhóm khách nào.” Bà không muốn bỏ lỡ cơ hội giảng chân tướng trực diện cho người Trung Quốc Đại lục, do đó bà bắt đầu làm tài liệu giảng chân tướng.

Bà Ngọc Vĩ và các học viên khác thiết lập điểm giảng chân tướng đầu tiên tại Đền Văn Vũ và sau đó là tại đền Huyền Quang năm 2006. Năm 2008, người Trung Quốc tại Trung Quốc Đại lục có thể tới Đài Loan và lưu lượng du khách tăng vọt. Để có thông tin sẵn có cho họ hằng ngày, các học viên tại miền trung Đài Loan bắt đầu một nỗ lực tiếp sức.

Sự thay đổi trong suy nghĩ

Bà Nguyệt Xuân bắt đầu tới đây hỗ trợ vào năm 2003. Bà được khích lệ khi một ngày nọ, một nhóm du khách Trung Quốc vây quanh bà và hỏi về các đĩa giảng chân tướng. Họ nói với bà: “Chúng tôi đến vì thứ này.” Khi bà hỏi: “Các vị không sợ sao?” Một người đàn ông trả lời: “Có gì để sợ chứ? Tôi thậm chí còn yêu cầu hướng dẫn viên bật đĩa DVD cho chúng tôi.”

118269e8b95550a649fbdcb51c9b6b88.jpg

61f4cf7e3228ee6a5e761c7de05f51ae.jpg

46ddca400901d470e8469fdc560bcb9b.jpg

Quầy giảng chân tướng di động của các học viên

Bà Nguyệt Xuân nói rằng ngay khi mọi người biết được chân tướng về Pháp Luân Công, tâm họ đã thay đổi. Bà chia sẻ về lần gặp gỡ mới đây với một gia đình đến từ tỉnh Phúc Kiến. Một người đàn ông lớn tuổi ngồi xe lăn đang ngồi nghỉ gần quầy thông tin của các học viên trong chỗ đỗ xe. Sau khi chuyện trò với bà Nguyệt Xuân, người đàn ông đã đề nghị bà giúp đỡ ông đứng dậy. Ông chậm rãi đi xung quanh các bảng thông tin và chụp nhiều bức ảnh. Trước khi rời đi, ông ấy đã thoái các tổ chức ĐCSTQ mà ông đã gia nhập.

Pháp Luân Đại Pháp thật tuyêt vời!” Một du khách Trung Quốc đã thốt lên gần điểm giảng chân tướng. Ông ấy nói với các học viên rằng ông đã ký thỉnh nguyện để chấm dứt cuộc bức hại khi ông du lịch tới Nhật Bản. Ông nói với các học viên trước khi rời đi: “Hãy tiếp tục công việc tốt đẹp này.”

Ông Ích Thăng, người đã giảng chân tướng tại đền Huyền Quang từ nhiều năm nay, cũng có những trải nghiệm tương tự. Một số du khách Trung Quốc nói với ông: “ĐCSTQ sẽ chỉ kéo dài được 1 hoặc 2 năm nữa.” Nhiều người nói rằng họ đã nói chuyện với các học viên trước đó và có thể thoái ĐCSTQ trong chuyến du lịch nước ngoài của họ.

0ec940dea425cb53f3e2e87cefb0ab99.jpg

a3b6daab6a54211c19b2761583027589.jpg

Bà Ngọc Vĩ phát các tài liệu thông tin về Pháp Luân Công cho du khách Trung Quốc

Được hỏi liệu bà có định kết thúc nỗ lực giảng chân tướng tại hồ Nhật Nguyệt hay không, bà Ngọc Vĩ nói: “Cho tới ngày mà ĐCSTQ chấm dứt bức hại Pháp Luân Công”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/8/383588.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/20/176211.html

Đăng ngày 28-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share