Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-3-2019] Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, có khoảng 100 triệu học viên từ mọi tầng lớp, bao gồm giáo sư đại học, doanh nhân, công nhân và nông dân. Trong cuộc đàn áp này, nhiều người trong số họ đã bị bắt, bị giam trong các trại lao động cưỡng bức và chìm đắm trong tuyên truyền thù hận của các đợt tẩy não.

Bên cạnh việc hành hạ về thể xác, tra tấn thân thể cũng được sử dụng để buộc các học viên từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công và nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của pháp môn này.

Chúng tôi xin nêu ra ba loại tra tấn thân thể: trấn nước bằng nước lạnh, bỏ đói, và cấm sử dụng nhà vệ sinh.

Trấn nước bằng nước lạnh

Trấn nước, còn gọi là mô phỏng việc chết đuối, là một trong những phương pháp tra tấn tàn bạo nhất mà nhân loại biết đến.

Tại Trại lao động Mã Tam Gia ở tỉnh Liêu Ninh, các học viên bị trói chặt tay chân, miệng của họ bị nhét bằng tất rồi bịt kín bằng băng dán. Sau đó, lính canh đổ nước lên mặt họ. Với miệng bị bịt kín và tay chân bị trói, nạn nhân chỉ có thể thở bằng mũi vốn đã bị đổ đầy nước. Điều này dễ dẫn đến nghẹt thở, giống như chết do đuối nước. Bộ não trở nên hoàn toàn trống rỗng.

697db98242bcb217414b954f12a23638.jpg

Mô phỏng hình thức tra tấn: Trấn nước

Các nhà tù khác, chẳng hạn như Nhà tù Mẫu Đơn Giang ở tỉnh Hắc Long Giang, được dạy phương pháp tra tấn này, sau đó họ bắt đầu áp dụng nó với các học viên. Những người bị tra tấn theo hình thức này đã miễn cưỡng nhớ lại trải nghiệm đau đớn vì nó quá tàn nhẫn và kinh hoàng.

Một phương pháp tra tấn khác liên quan đến nước là lột bỏ quần áo của học viên và mở tất cả các cửa đi và cửa sổ. Sau đó, kẻ tra tấn tưới nước lạnh lên đỉnh đầu (huyệt bách hội) họ. Lúc đầu, nạn nhân sẽ cảm thấy vô cùng lạnh và sau đó trở nên tê liệt. Rồi nạn nhân cảm thấy như thể đầu bị tách ra, và bộ não bị vỡ ra từng mảnh. Kiểu tra tấn này thường được thực hiện trong một thời gian dài, gây đau đớn nhiều hơn là đổ nước lạnh lên người học viên.

Phương pháp tra tấn này đã được sử dụng trong trại tạm giam Hải Lâm và trại tạm giam Mẫu Đơn Giang của tỉnh Hắc Long Giang.

Cái chết của ông Vương Tiểu Trung

Ông Vương Tiểu Trung, ở thành phố Mẫu Đơn Giang, bị tra tấn tưới nước lạnh. Sau khi bị cảnh sát Dương Minh bắt vào ngày 17 tháng 8 năm 2001, ông bị đánh đập và sốc điện bằng dùi cui điện. Với những vết bầm tím và vết thương trên khắp cơ thể, cảnh sát giữ ông tại trại tạm giam và tiếp tục tra tấn ông bằng tưới nước lạnh. Ông qua đời sau khi bị bắt 12 ngày, ở tuổi 36.

Một ngày trước khi ông chết, vợ ông đến thăm ông. Ông Vương nói với bà rằng ông bị sốc bằng dùi cui điện và thức ăn vô cùng đạm bạc. Sau khi ông qua đời một ngày, gia đình ông mới được thông báo về cái chết của ông. Các cảnh sát tuyên bố rằng ông chết vì chảy máu não.

Bỏ đói

Các học viên Pháp Luân Công ở nhiều nơi trên khắp Trung Quốc bị tra tấn bằng cách giam ở những nơi lạnh và không được ăn trong một ngày, hai ngày, một tuần hoặc thậm chí lâu hơn.

Một hình thức bỏ đói khác là cho phép các học viên ăn nhưng chỉ trong thời gian cực kỳ ngắn. Tại Nhà tù Gia Châu của tỉnh Tứ Xuyên, lính canh thường giới hạn thời gian ăn của họ dưới 20 giây. Hình phạt như vậy có thể kéo dài trong nhiều ngày.

Cái chết của ông Trình Hoài Căn

Hình thức tra tấn bỏ đói đã được áp dụng với nam học viên Trình Hoài Căn ở Thành Đô trong hơn ba tháng, từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 5 năm 2017.

Ông Trình chết đói vào ngày 29 tháng 5 năm 2017, ở tuổi 54.

Cái chết của ông Vu Quân Tu

Ông Vu Quân Tu, một tù nhân bị kết án chung thân, đã học Pháp Luân Công từ một sỹ quan vào năm 1997. Sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, ông bị chuyển đến Nhà tù Mẫu Đơn Giang, ở đó ông bị một toán lính canh tra tấn. Họ thường sốc điện ông bằng dùi cui điện và đánh ông bằng ống nhựa.

Hình thức tra tấn tồi tệ nhất đối với ông Vu là bị lạnh và đói trong phòng tăng cường. Ông bị lạnh vì không có chăn. Nước cũng không có, và ông đã phải uống nước chảy ra từ ống sưởi. Mỗi bữa ăn, ông chỉ được cho 20g đến 55g bánh bao.

Hầu hết các tù nhân sẽ từ bỏ sau không quá vài ngày bị lạnh và đói. Họ sẽ đồng ý vô điều kiện dù làm bất cứ điều gì để không phải chịu sự tra tấn này. Tuy nhiên, các học viên Pháp Luân Công thường bị giam trong phòng tăng cường trong một đến hai tháng hoặc thậm chí lâu hơn.

Ông Vu qua đời vào ngày 10 tháng 8 năm 2003, vài ngày sau khi ông được thả ra khỏi phòng tăng cường, ở tuổi chưa đến 40.

Cái chết của ông Hoàng Quốc Đống

Việc giam giữ trong một phòng tăng cường thường được giới hạn trong một tháng để tránh cái chết của nạn nhân. Nhưng các học viên đôi khi bị giam giữ, thả ra, và rồi lại bị giam giữ trong vòng vài ngày.

Ông Hoàng Quốc Đống bị giam giữ trong một phòng tăng cường trong hơn sáu tháng. Sau khi chịu đựng nhiều hình thức tra tấn khác nhau, ông đã qua đời vào ngày 31 tháng 10 năm 2017.

Cấm sử dụng nhà vệ sinh

Ngoài trấn nước và bỏ đói, cấm sử dụng nhà vệ sinh là một loại tra tấn khác thường được áp dụng đối với các học viên Pháp Luân Công.

Theo một báo cáo của Minh Huệ được công bố vào tháng 6 năm 2012, Trại giam Số 2 Mẫu Đơn Giang thường giới hạn thời gian đại tiện xuống còn ba phút, còn Trại giam Số 1 Mẫu Đơn Giang giới hạn trong hai phút rưỡi. Nạn nhân sẽ bị đánh đập tàn nhẫn nếu không đứng dậy khi hết thời gian. Kết quả là, nạn nhân phải ép chất thải trở lại và rời khỏi phòng vệ sinh.

Giấy vệ sinh cũng không có, nạn nhân chỉ được cấp cho một chai nước và phải tự rửa bằng tay. Quá trình này trở nên bừa bãi không tưởng và mất vệ sinh.

Hơn nữa, đôi khi các học viên chỉ được phép sử dụng nhà vệ sinh một lần một ngày để đi tiểu hoặc ba ngày một lần để đại tiện. Điều này dẫn đến các vấn đề về sức khỏe và buộc nạn nhân phải đi tiểu hoặc đại tiện ra quần.

Cái chết của bà Lưu Kim Ngọc

Bà Lưu Kim Ngọc, một học viên 67 tuổi ở tỉnh Liêu Ninh, bị bắt vào tháng 4 năm 2016 và bị kết án ba năm ba tháng tù tại Nhà tù Nữ Liêu Ninh.

Các lính canh thường thêm các loại thuốc không xác định vào thức ăn của bà và cấm bà sử dụng nhà vệ sinh. Điều này dẫn đến việc bà phải đại tiện trong quần và gây ra tình trạng tăng cường ngược đãi.

Ngay cả sau khi bà được đưa đến bệnh viện nhà tù vào tháng 2 năm 2018 trong tình trạng đe dọa tính mạng, đôi chân của bà bị xích và sáu lính canh vẫn canh chừng bà.

Khi bà cần đi vệ sinh vào ban đêm, lính canh đã từ chối cởi xích chân, buộc bà lại phải đi đại tiện ra quần.

Bà qua đời vào ngày 15 tháng 4, vài ngày sau khi được tại ngoại để điều trị y tế.

Các bài viết liên quan:

Một học viên bị chết sau tám tháng bị giam trong tù vì treo biểu ngữ

Sự tra tấn tại nhà tù Mẫu Đơn Giang đã làm hơn mười người bị chết và nhiều người bị tàn tật

Một người đàn ông ở Hắc Long Giang qua đời sau cả thập kỷ bị cầm tù

Phương thức tra tấn của ĐCSTQ: “Bỏ đói”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/10/383703.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/19/176195.html

Đăng ngày 27-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share