Bài viết của một phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 24-02-2019] Tiếp theo Phần 2

Bảo tàng cung điện quốc gia tại Đài Bắc, được mệnh danh là Cung điện mùa Hè Đài Loan, là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách Trung Quốc từ khi Đài Loan mở cửa với Trung Quốc vào tháng 7 năm 2008. Nó cũng là địa điểm đầu tiên ở Đài Loan mà các học viên Pháp Luân Công bắt đầu nói cho mọi người biết về về cuộc bức hại môn tu luyện này ở Trung Quốc.

Tại Đài Loan, du khách Trung Quốc có thể có được thông tin mà họ thường không tiếp cận được ở Trung Quốc. Một số người lấy tờ rơi, những người khác chụp ảnh các bảng trưng bày, và một số người đề nghị các học viên giúp họ thoái các tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

4ad7c520e484f4f91c2560710c616ff5.jpg

Viện bảo tàng cung điện quốc gia Đài Loan

10d79514a811256ec28a26d4cb809829.jpg

4b9dfef6641e25ad38f212e65a879f62.jpg

Các học viên Pháp Luân Công trưng bày các bảng thông tin bên ngoài Viện bảo tàng cung điện quốc gia tại Đại Loan từ năm 2002. Trong hơn một thập kỷ, nhiều du khách Trung Quốc đã tìm hiểu về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại đây.

17fc4db93194bc7c6704a160f3efdba6.jpg

Các du khách Trung Quốc đọc thông tin về Pháp Luân Công và cuộc bức hại.

Trực tiếp kết nối với người dân Trung Quốc

Các học viên bắt đầu nói với mọi người về Pháp Luân Công và về cuộc bức hại tại Viện bảo tàng cung điện quốc gia từ năm 2002. Theo các học viên địa phương, sự khởi đầu không hề dễ dàng. Ban đầu, nhân viên viện bảo tàng không hiểu lý do tại sao các học viên đứng bên ngoài cầm các biểu ngữ và dựng bảng trưng bày. Các học viên đã nói với nhân viên bảo tàng về cuộc bức hại tại Trung Quốc và sự khẩn cấp phải nói chân tướng cho du khách Trung Quốc. Sau khi các nhân viên quan sát thái độ ôn hòa của các học viên trong một thời gian, họ trở nên ủng hộ.

Các học viên địa phương trân quý cơ hội này để trực tiếp giảng chân tướng cho người dân Trung Quốc Đại lục và duy trì sự có mặt liên tục tại địa điểm này.

Bà Mã là một trong số đó. Hiện bà 83 tuổi, bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 2 năm 1998. Bà đã giảng chân tướng về cuộc bức hại tại Viện bảo tàng cung điện quốc gia trong khoảng 8 năm.

Gần đây bà trò chuyện với một gia đình gồm ba thế hệ. Cậu cháu trai đã thoái ĐCSTSQ tại Trung Quốc. Người dì và bác bày tỏ mong muốn thoái ĐCSTQ. Người bà không chắc chắn, do vậy bà bắt đầu leo lên cầu thang. Bà Mã đã bắt kịp bà cụ để giúp kéo bà ấy lên.

Bà ấy xúc động nói với bà Mã: “Tôi muốn thoái ĐCSTQ!” Bà Mã ngạc nhiên và nói: “Nhưng bà vừa nói với tôi là bà sẽ không thoái.” Bà ấy lặp lại mong muốn của mình và bà Mã mỉm cười.

Bà Mã nói: “Tôi nhận ra rằng tôi không nên bỏ cuộc một cách dễ dàng. Nó là một quyết định quan trọng làm thay đổi cuộc đời. Thoái khỏi các tổ chức Cộng sản đó giải phóng họ khỏi sự kiểm soát ý thức hệ của ĐCSTQ. Đó là một bước tiến lớn. Tôi rất mừng cho họ!”

7c00ccc152f1590dc32b345dd40e14dd.jpg

Bà Lý Tố Chân

Bà Lý Tố Chân tình nguyện tới Viện Bảo tàng cung điện quốc gia trong 10 năm nay. Bà quan sát thấy rằng phản ứng đầu tiên của các du khách Trung Quốc thường là sốc và phủ nhận, vì thông tin mà các học viên trình bày trái ngược với những gì mà họ nghe được từ những tuyên truyền của Nhà nước tại Trung Quốc. Thật khó để chấp nhận sự thực rằng những người đồng bào của họ đang phải chịu tra tấn tàn bạo và thậm chí bị giết để lấy nội tạng – tất cả chỉ đơn giản vì đức tin của họ.

Một số người Trung Quốc tránh các học viên và đôi khi thậm chí còn giận dữ nguyền rủa họ. Bà Lý và các học viên khác không bỏ cuộc và đã giúp nhiều du khách Trung Quốc bằng cách giải thích rằng với việc thoái Đảng, họ sẽ không bị chịu chung trách nhiệm cho vô số người dân vô tội mà nó đã giết, gồm cả các học viên Pháp Luân Công.

Bà Lý càng ngày càng có nhiều kinh nghiệm đáng khích lệ. Bà mới đây đã phát báo cho một nhóm du khách khi họ lên xe. Một người đàn ông hỏi bà: “Mọi người đang thoái ĐCSTQ. Sao tôi lại chưa làm vậy chứ?” Đó là cách gián tiếp mà ông ấy mời bà Lý đề nghị ông ấy thoái. Bà Lý đảm bảo với ông ấy rằng bà sẽ gửi tên của ông qua trang web hải ngoại để thoái. Ông ấy mỉm cười và cảm ơn bà.

Ngay sau khi một thanh niên trẻ thoái Đảng, cậu ấy đã hỏi bà Lý: “Cháu có thể ôm dì được không? Cháu rất cảm động. Các học viên Pháp Luân Công thật tuyệt vời!”. Bà Lý đã rất ngạc nhiên, vì đối với một người Trung Quốc Đại lục, ôm nơi công cộng là một cử chỉ quan trọng thể hiện tình cảm và lòng biết ơn. Bà đáp: “Không có gì. Chúng tôi rất cảm kích khi có thể giúp cháu!”

d14571e68c49741d46b012efa29076bf.jpg

Bà Lý Hâm Cúc

Bà Lý Hâm Cúc kết hôn với một người Đài Loan và rời Trung Quốc đến Đài Loan hơn 20 năm trước. Bà nhớ rằng em gái bà luôn bị ốm, nhưng khi bà Lý tới thăm gia đình người em vào năm 1998, em gái bà rất khỏe mạnh. Điều này khiến bà bước vào tu luyện Pháp Luân Công.

Khi bà Lý nói chuyện với du khách Trung Quốc, những người đã bị đầu độc thâm sâu bởi những tuyên truyền của Đảng, bà chia sẻ những trải nghiệm cá nhân của bà với họ. Việc sống ở cả Trung Quốc và Đài Loan trong nhiều thập kỷ đã gúp bà có được những góc nhìn độc đáo để giải thích với du khách: văn hóa truyền thống của Trung Quốc, chính là thứ đang được lưu giữ ở Đài Loan – là giáo dục về lòng tốt và sự quan tâm tới mọi người. Ngược lại, ĐCSTQ dạy thù hận và đấu tranh.

Bà kể với các du khách về những trải nghiệm của chính bà và rằng thoái ĐCSTQ trao cho họ sự giải phóng khỏi kiểm soát tư tưởng của Đảng.

Bà Lý nói: “Phần lớn người dân Trung Quốc ngay lập tức hiểu điều này nghĩa là gì. Chỉ trong hai ngày rưỡi trong dịp Tết Nguyên đán, tôi đã giúp 140 người thoái Đảng. Còn nhiều người hơn vẫn đang chờ đợi!”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/24/383125.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/5/176041.html

Đăng ngày 24-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share