Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 17-02-2019] Sau khi buộc phải rời khỏi nhà sống lang thang bảy năm để tránh bị bức hại vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công, bà Cường Duy Tú lại bị bắt và dự kiến sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 12 tháng 3 năm 2019.

Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân bị chính quyền cộng sản bức hại từ năm 1999.

Suốt hai thập kỷ qua, bà Cường, một cựu cán bộ của Cục Cơ khí Nông nghiệp ở huyện Trấn Nguyên, tỉnh Cam Túc đã liên tục bị bắt giữ vì kiên định đức tin của mình và hai lần bị tống giam trong trại lao động cưỡng bức. Các nhà cầm quyền tra tấn bà hòng ép bà từ bỏ đức tin của mình.

Chồng bà buộc phải ly dị bà trong khi bà bị giam giữ phi pháp lần đầu năm 2000, lúc đó con gái bà mới lên sáu.

Ngày 6 tháng 5 năm 2011 bà Cường bị triệu tập tới văn phòng của giám sát Vương tại cơ quan bà. Vương đã cho bà một ngày để viết tuyên bố từ bỏ đức tin của mình, và dọa rằng sẽ đưa bà đến trung tâm tẩy não nếu bà không phối hợp. Trung tâm này yêu cầu bà phải trả 30.000 tệ– khoản tiền bằng với tổng thu nhập của bà trong một năm– gọi là khoản “chi phí giáo dục”. Bà đã trốn về nhà vào tối hôm đó.

Sau đó công an đã đe dọa con gái mới đang học trung học của bà, họ nói chuyện với cô bé trong nửa giờ đồng hồ và hỏi cô bé nhiều câu hỏi về hoàn cảnh gia đình và tình huống của mẹ cô bé. Sự việc này đã khiến cô bé vô cùng sợ hãi.

Sau sáu năm sống trôi dạt, bà Cường lại bị bắt vào ngày 1 tháng 10 năm 2017 trong khi đang giúp một phụ nữ trẻ đang bị đau ở trên xe buýt. Bà bị nhốt trong một khách sạn và giám sát 24/24 bởi một đồng nghiệp cũ. Một buổi sáng bà đã trốn thoát sau khi người đồng nghiệp của bà ngủ thiếp đi, nhưng chỉ để chín tháng sau đó bà bị bắt lại vào ngày 4 tháng 7 năm 2018.

Công an lục soát nhà bà và đưa bà tới Trại tạm giam Huyện Ninh, hiện bà vẫn bị giam giữ ở trại này kể từ thời điểm đó. Giờ đây, bà đang phải đối mặt với việc bị truy tố thêm nữa, và tòa án đã lên lịch xét xử bà. Tòa án ngăn cản luật sư của bà xem xét hồ sơ vụ án.

Một người thiện lương làm phúc lại bị báo công an chỉ vì kiên định đức tin của mình

Ngày 1 tháng 10 năm 2017, khi bà Cường đang chuẩn bị xuống xe buýt, thì một phụ nữ đến nhờ bà giúp con gái bà đang bị ngất xỉu và không thể cử động.

Bà Cường đã giúp người phụ nữ đó đỡ đưa con gái bà ta lên xe buýt. Cô gái trẻ đó ngã lăn ra đất. Trong khi người mẹ lo lắng gọi điện thoại cho chồng, thì bà Cường thì thầm bên tai cô gái: “Pháp Luân Đại Pháp hảo; Chân-Thiện-Nhẫn hảo.”

Sau khi cô gái đó niệm những chữ này, cô ấy đã tỉnh lại. Trong khi người mẹ vẫn đang gọi điện thoại, thì bà Cường đã rời đi và lên chuyến xe buýt của mình.

Ngay khi bà Cường vừa ngồi xuống, thì cha của cô gái chạy theo xe buýt, lôi bà ra khỏi ghế ngồi, và đánh mạnh vào phía sau tai trái của bà. Sau đó ông ta lôi bà xuống xe buýt và bảo vợ ông ta báo bà với cảnh sát.

Theo lời người cha, thì con gái bảo ông ta rằng bà Cường đã nói thầm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” bên tai cô. Người cha đổ lỗi cho bà Cường về chuyện đột ngột xảy ra với con gái ông ta.

Bởi bị lừa dối bởi tuyên truyền bịa đặt miêu tả Pháp Luân Công như quỷ dữ của chính quyền cộng sản Trung Quốc để biện minh cho cuộc bức hại của nó, trong đó có vụ tự thiêu giả Thiên An Môn, nhiều người dân Trung Quốc đã trở nên thù địch với các học viên Pháp Luân Công.

Hai người bạn trẻ của người cha của cô gái, đều có vóc dáng khỏe mạnh, kéo đến. Họ đứng trước mặt bà Cường với hai tay chống nạnh, như thể sẵn sàng cho một trấn ẩu đả.

Cảnh sát nhanh chóng ập đến. Họ đẩy bà Cường vào trong xe và khám người bà và ví của bà. Cảnh sát cũng đưa người phụ nữ trẻ đó đến bệnh viện kiểm tra. Cô ta và cha mẹ cô ta rời đi sau khi bác sỹ nói rằng mọi thứ đều ổn.

Bà Cường bị đưa tới tầng hầm của Đồn Công an Tây Phong ở thành phố Khánh Dương. Công an cưỡng chế bà ngồi trên chiếc ghế kim loại được thiết kế đặc biệt chuyên dùng để tra tấn và chiếu đèn ánh sáng mạnh vào mặt bà. Bà không thể nhìn thấy ai ngồi trước mình mà chỉ nghe thấy họ đang quát tháo bà.

Cảnh sát lục soát túi xách của bà một lần nữa. Một cảnh sát tên Dương Phàm đã đánh vào đầu bà hàng chục lần, và ông ta chỉ rời đi sau khi đầu bà sưng vù nghiêm trọng và mặt bà bị biến dạng,

Ngày hôm sau bà Cường bị đưa tới trại tạm giam Tây Phong, và bị giam ở đó 15 ngày.

Bởi bà từ chối mặc quần áo tù, nên lính canh đã nhốt bà ngoài hành lang lạnh giá trong nhiều giờ đồng hồ chỉ với lớp quần áo mỏng tang trên người.

Lính canh đánh đập bà thậm tệ khi bà từ chối ký tên vào bản tuyên bố vu khống Pháp Luân Công.

Ngày 18 tháng 10, thay vì trả tự do cho bà sau khi hết hạn tạm giam 15 ngày, các nhà cầm quyền lại chuyển bà tới một khách sạn ở huyện Trấn Nguyên.

Cảnh sát không hề trả lại đồ đạc đã tịch thu từ nhà bà, trong đó có hai điện thoại di động và các thiết bị internet. Họ cũng giữ thẻ căn cước của bà sau khi làm thủ tục ở khách sạn.

Các đồng nghiệp cũ của bà thay phiên nhau giám sát bà 24/24 trong vòng 10 ngày.

Để tránh bị bức hại thêm nữa, bà Cường đã trốn thoát sau khi đồng nghiệp của bà ngủ thiếp đi vào ngày 28 tháng 10 năm 2017.

Bài liên quan:

Khánh Dương, tỉnh Cam Túc: 14 học viên Pháp Luân Công vẫn đang bị giam giữ phi pháp


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/17/382859.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/11/176108.html

Đăng ngày 15-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share