Bài viết của Tôn Bách và Tô Dung, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 22-2-2019] Ngày 17 tháng 2 vừa qua, các học viên Pháp Luân Công ở phía Nam Đài Loan đã tập trung tại Cao Hùng để cùng nhau học Pháp và chia sẻ thể ngộ và đề cao trong hành trình tu luyện của mình.

7d6d3db83323479b82070e0288b6f253.jpg

Nhóm học Pháp lớn vào buổi chiều trong buổi chia sẻ tâm đắc thể hội miền Nam Đài Loan

d8233ee62818a57bb2a48de810d2b3f6.jpg

Nhóm học Pháp nhỏ vào buổi sáng

Các học viên đến từ sáu quận khác nhau ở miền Nam Đài Loan. Một số học viên đã chia sẻ về cách họ đã hướng nội trong những mâu thuẫn, đề cao tầng thứ trong tu luyện, giới thiệu Pháp Luân Công cho công chúng và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc.

Những thay đổi tích cực

Anh Kiện Nghiêu bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công bảy năm trước. Hồi đó, gia đình anh mới chuyển đến ngôi nhà mới. Từ cửa sổ, anh trông thấy một nhóm các học viên luyện các bài công pháp Pháp Luân Công mỗi ngày, vì thế anh nói với vợ mình: “Em cứ bị ốm suốt. Sao em không thử tập đi?”

Trước sự ngạc nhiên của anh, vợ anh, người bị viêm phế quản mãn tính trong nhiều năm và bị ho hàng đêm, cảm thấy tốt hơn nhiều ngay sau khi cô bắt đầu tập Pháp Luân Công. Anh Kiện Nghiêu cũng đã quyết định tham gia nhóm và học các bài công pháp.

Anh Kiện Nghiêu là một người chăm chỉ, nhưng anh lại thường nóng tính. Nếu người khác làm những việc mà anh không thích, anh sẽ tức giận và tranh cãi với họ, bất kể đó là vợ, con, hay đồng nghiệp.

Sau khi anh tu luyện Pháp Luân Công được một thời gian, một hôm, người quản lý của anh đến văn phòng trò chuyện với anh. Người quản lý nói: “Tôi đã làm việc ở đây nhiều năm rồi, nên tôi biết rất rõ từng nhân viên. Nhưng tôi chưa từng thấy ai giống anh, một người đã tạo nên một sự thay đổi lớn như vậy trong một thời gian ngắn.”

Anh Kiện Nghiêu nói với người quản lý: “Đó là bởi vì tôi đang tu luyện Pháp Luân Công. Pháp Luân Công dạy Chân – Thiện – Nhẫn.”

Người quản lý nói: “Pháp Luân Công thật tuyệt vời. Nhìn thấy những thay đổi ở anh, tôi cũng muốn đọc các sách Pháp Luân Công.”

Buông bỏ chấp trước khi làm người điều phối

Cô Lập Huệ bị một căn bệnh nghiêm trọng vào năm 2011. Cô bị trầm cảm và cảm thấy lạc lõng. Mặc dù khá giả về tài chính, nhưng cô không hiểu được mục đích của cuộc đời. Dì của cô, một học viên Pháp Luân Công, đã giới thiệu Pháp Luân Công cho cô. Dì cô cho biết mấu chốt để tu luyện Pháp Luân Công là “tu tâm”. Những lời này đã làm cô Lập Huệ cảm động. Cô vui mừng và cảm thấy rằng cô đã tìm được những gì mà cô hằng tìm kiếm.

Việc đề cao trong tu luyện khiến cô Lập Huệ trở nên hạnh phúc hơn. Năm 2016, cô trở thành điều phối viên của một điểm luyện công địa phương. Là một người điều phối, cô cần tổ chức nhóm luyện công buổi sáng, nhưng đó là một thử thách đối với cô vì cô không thể dậy sớm vào buổi sáng để tham gia.

Tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện ở Hoa Kỳ, cô Lập Huệ được nghe Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Công) giảng Pháp. Cô cảm thấy xấu hổ về bản thân mình. Cô thầm nói với Lý Sư phụ: “Con đã sai. Từ giờ trở đi, con sẽ tu luyện tinh tấn hơn.”

Một học viên đã nói với nhóm tại điểm luyện công của cô rằng có người đã đến để luyện công buổi sáng và rất thích học, nhưng đã bỏ cuộc sau khi thấy có quá ít học viên ở đó.

Cô Lập Huệ và mọi người đều cảm thấy có lỗi. Cô nghĩ: “Điểm luyện công này của chúng ta có rất nhiều học viên, nhưng nhiều người thường đến đây muộn.” Các học viên đã hứa với nhau sẽ luyện công buổi sáng nghiêm túc hơn. Họ khích lệ lẫn nhau. Bây giờ, không còn ai đến muộn nữa.

Cô Lập Huệ rất coi trọng nhóm học Pháp và luyện công tập thể. Khi xảy ra mâu thuẫn giữa các học viên, cô biết rằng mình cần hướng nội tìm ra lỗi của mình và quy chính bản thân.

“Trường thuần chính có thể ảnh hưởng đến mọi người”, cô cho biết. “Nếu mọi người có thể nhìn vào trong và thay đổi thái độ của chính mình, dần dần cả nhóm sẽ đề cao.”

Tu luyện trong hôn nhân

Cô Uyển Nghi kết hôn với một học viên người Nhật vào tháng 6 năm ngoái. Sau khi chuyển đến Nhật Bản, theo thông lệ của một phụ nữ đã có chồng trong văn hóa Nhật Bản, hàng ngày cô chỉ ở nhà. Cô đã buông lơi tu luyện và dành nhiều ngày để lướt internet và xem tivi. Chỉ sau khi chồng đi làm về, cô mới học Pháp và luyện công với anh. Cô không biết nấu ăn, nên chồng cô nấu bữa tối cho cô. Cô cũng chỉ ăn bữa trưa một cách thất thường.

Vài tháng sau lối sống mới, Uyển Nghi nhận ra rằng cô đã không cư xử như một học viên và quyết định tạo ra một sự thay đổi lớn. Cô đã về nhà ở Đài Loan vào tháng 9 năm ngoái và nhờ mẹ dạy cô nấu ăn.

Sau chuyến đi Đài Loan, Uyển Nghi trở thành một người khác. Hàng ngày, cô không chỉ nấu các bữa ăn mà còn tự mình học Pháp và luyện công. Cô tự đi đến một điểm du lịch để nói chuyện với du khách Trung Quốc về Pháp Luân Công và tham gia hạng mục gọi điện thoại về Trung Quốc để nói cho mọi người biết về cuộc bức hại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/22/383072.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/2/176014.html

Đăng ngày 05-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share