Bài viết của Nguyên Chân

[MINH HUỆ 18-01-2019] Nói đến chữ Hán, trong lịch sử có truyền thuyết về Thương Hiệt sáng tạo chữ. Chuyện kể rằng Thương Hiệt là sử quan của Hoàng Đế. Sau khi thống nhất Hoa Hạ, Hoàng Đế cảm thấy dùng phương pháp dùng dây thừng để ghi chép sự việc không thể nào đáp ứng được yêu cầu, bèn lệnh cho sử quan của ông là Thương Hiệt nghĩ biện pháp sáng tạo chữ.

Thế là Thương Hiệt đến một cái đài cao ở bờ sông Vị tỉnh Hà Nam dựng một ngôi nhà và ở đó, chuyên tâm dốc chí sáng tạo chữ. Nhưng ông nhọc nhằn suy nghĩ, nghĩ trong thời gian rất lâu rồi mà cũng chưa sáng tạo ra chữ. Thật may mắn một hôm Thương Hiệt đang suy nghĩ thì thấy từ trên trời có một con phượng hoàng bay đến, có một vật nó ngậm ở miệng rơi xuống, vừa vặn rơi ngay trước mặt Thương Hiệt. Thương Hiệt nhặt lên thấy trên mặt có dấu chân, nhưng ông không thể nào nhận ra đó là dấu chân loài thú nào. Ông bèn đi hỏi thì đúng lúc ấy có một người thợ săn chạy đến. Người thợ săn trông thấy liền nói: “Đây là dấu chân con tỳ hưu, khác hoàn toàn với dấu chân các loài thú khác. Dấu chân của các loài thú khác tôi nhìn một cái là biết ngay.”

Thương Hiệt nghe những lời người thợ săn nói thấy rất nhiều gợi mở. Ông nghĩ, vạn sự vạn vật đều có đặc trưng riêng của nó, nếu nắm bắt được đặc trưng của sự vật, vẽ ra hình vẽ thì ngay cả người thợ săn cũng có thể nhận ra được, đây chẳng phải là chữ đó sao?

Từ đó Thương Hiệt chú ý quan sát kỹ lưỡng đặc trưng của các loại sự vật, ví dụ như mặt trời, mặt trăng, vì sao, mây, núi, sông, hồ, biển, cho đến các loại chim bay thú chạy, các loại khí cụ vật dụng, đồng thời vẽ ra hình dáng theo đặc trưng của nó, đã tạo ra rất nhiều chữ tượng hình. Sau này lại có chữ hội ý (hội tụ các ý của các bộ cấu thành). Sau khi Thương Hiệt tạo ra chữ Hán, “trời mưa ra thóc, quỷ khóc ban đêm”, quả là sự việc trọng đại đến nhường nào!

Nội hàm của chữ Hán chính thống phản ánh quan niệm kính Trời kính Thần và sự tuân thủ đối với đạo đức luân lý truyền thống của người xưa. Ví dụ:

Chữ Đạo (道) là bảo cho mọi người biết làm thế nào triệt ngộ chân lý trong trạng thái Thiên – Nhân hợp nhất, khiến sinh mệnh đạt được thăng hoa, bước vào cảnh giới của đại Đạo.

Chữ Đức (德) biểu thị tuân theo Thiên Đạo, ở trong tâm là đức, thực hiện là hành.

Chữ Lễ chính thể (禮) do chữ Kỳ (示) nghĩa là Thần Đất và chữ Phong (豐), nghĩa là dồi dào, nhiều tạo thành. Chữ Phong vốn là một khí cụ dùng thờ cúng thời cổ đại, dùng để thờ Thần thì gọi là Lễ, biểu đạt thờ cúng, thành ý và tôn trọng đối với Thần linh. Chữ Kỳ còn có thể biểu thị hoàn chỉnh cái lý 2 khí âm dương sinh ra 3 mà thành vạn vật, vạn vật cần phải tuân theo quy luật này, không được xa rời phép tắc này. Trong “Thuyết văn giải tự” viết: “Lễ nghĩa là thực hiện. Do đó thờ Thần mà được phúc”.

Chữ Kỳ (示) trở thành bộ của chữ Hán, thường có liên quan đến thành kính đại Đạo và tuân theo quy luật này. Ví dụ:

Chữ Phúc (福) có chữ Kỳ (示) ở bên, bày tỏ tôn Đạo quý đức, Thiên Đạo phù hộ thì mới có phúc.

Chữ Chúc (祝) có chữ Kỳ (示) ở bên, đó là từ tán dương mà người chủ tế tuyên giảng tôn Đạo quý đức.

Còn có những chữ khác như “nhân ngôn viết Tín”, nghĩa là “chữ Nhân (人) và chữ Ngôn (言) thành chữ Tín (信)”, cũng có nghĩa là “lời nói của con người là đáng tin”.

Hay chữ khác như “lão tại thượng, tử tại hạ vi Hiếu”, nghĩa là “chữ Lão (老) ở trên, chữ Tử (子) ở dưới là chữ Hiếu (孝)”, cũng có nghĩa là “con cái người bề dưới phải kính trọng thuận theo cha mẹ người bề trên thì đó là hiếu”.

Hoặc như chữ khác như “thiên nhân nhất khẩu Hòa”, nghĩa là “chữ Thiên (千) và chữ Nhân (人) cùng chữ Khẩu (口) thành chữ hòa (和)”, lại có nghĩa là “nghìn người nói cùng một miệng, cùng một lời nghĩa là hòa thuận”.

Hoặc là chữ Hoa (華), dường như phát tán ra hương thơm của muôn hoa và vạn vật trong thế gian…

Có thể thấy, chữ Hán từng chữ vuông vắn mà chúng ta quen thuộc tuyệt nhiên không phải là những phù hiệu đơn giản, bên trong nó là cả càn khôn mà những nguyên tố văn hóa nó hàm chứa là một mạch kế thừa văn hóa Thần truyền, là niềm tự hào của người Hoa Hạ.

Hán ngữ cổ đại là một mạch kế thừa văn hóa cổ đại Trung Quốc, nội hàm rộng lớn sâu xa. Mỗi một chữ Hán chính thống đều xuyên suốt nội hàm Thiên – Địa – Nhân, đạo đức truyền thống, cho đến đạo lý tu luyện. Bởi vì người xưa quả thực là đem nội hàm quan sát thể ngộ vũ trụ, vạn vật dung hợp vào trong quá trình sáng tạo chữ. Thực ra, đối với người trong giới tu luyện mà nói thì văn hóa truyền thống chính thống của Trung Quốc bao gồm cả chữ Hán đều là văn hóa Thần truyền.

Chữ giản thể mà Trung Cộng tin thờ thuyết vô Thần đưa ra lưu hành khiến cho hàm ý chữ Hán đã bị biến đổi, đã mất đi nội hàm bản thân của nó. Dần dần cũng đã mất đi cái gốc của văn hóa của con người.

Chúng ta cùng xem một vài ví dụ:

Chữ Ái (愛) – yêu: Yêu là một hoạt động tâm lý, phải dụng tâm để yêu, do đó chữ Hán truyền thống thì chữ Ái (愛) có chữ Tâm (心 – trái tim). Yêu mà không có trái tim (tâm) thì chẳng phải là yêu giả đó sao? (Chữ Ái giản thể (爱) không có chữ Tâm).

Chữ Đông (東) – phương đông: Chữ Đông trong chữ Hán truyền thống do chữ Nhật (日- mặt trời) và chữ Mộc (木 – cây) cấu thành. Trung Quốc ở phương đông của thế giới, thời cổ đại gọi Trung Quốc là Đông Thổ (vùng đất phương Đông). Khi Thần ban đầu sáng tạo chữ, đã miêu tả phương Đông rất tươi đẹp: “Nơi mặt trời mọc có cây cỏ tốt tươi”. Có ánh nắng, có cây cỏ, đương nhiên là có không khí và nước, thì cũng có nhân loại sinh sống, sinh sôi nảy nở, đó chính là phương Đông (東). Chữ Đông giản thể (东) của Trung Cộng, chữ Mộc (木 – cây) bị biến hình, quan trọng hơn là đã vứt bỏ chữ Nhật (日- mặt trời) đi rồi, phương Đông không có mặt trời rồi, đó chẳng phải là “tối tăm không có mặt trời” đó sao?

Chữ Nghĩa (義) – nhân nghĩa: Chữ Nghĩa trong chữ Hán truyền thống là chữ hội ý, phía trên là chữ Dương (羊 – con dê), bên dưới là chữ Ngã (我 – tôi), trong đó có chữ Qua (戈). Chữ Qua nghĩa là binh khí giống như giáo mác. Chữ Dương tượng hình biểu đạt vật tế Thần. Binh khí giáo mác (chữ Qua) khiến cho chữ Nghĩa tràn đầy không khí rắn rỏi cứng cáp leng keng, vì phải gánh vác rủi ro và trách nhiệm. Mà chữ Dương – con dê tế Thần lại biểu thị rõ chữ Nghĩa là có hàm chứa hy sinh bản thân (tự ngã) để kính Thần.

Người xưa nói: “Nghĩa không sát sinh, nghĩa không sát hại người nhỏ tuổi” (nguyên văn: Nghĩa bất sát sinh, nghĩa bất sát thiếu). Ý nghĩa chữ Nghĩa là hành vi hoặc đạo lý hợp với đạo đức. Xả thân vì nghĩa là bởi người xưa tín phụng chữ Nghĩa mà không tiếc thân mình.

Chữ Nghĩa giản thể (义) đã mất đi ý nghĩa gốc, chỉ là một cái đinh ba lớn thêm một chấm nghiêng (một chút tà).

Đến đây mọi người cũng có thể nhìn thấy rồi, đặc điểm lớn nhất của chữ Hán khác với các văn tự khác, đó chính là nó có tính biểu tượng và tính toàn tức (mang theo toàn bộ tín tức). Bản thân mỗi một chữ đều bao hàm lượng thông tin (tín tức) phong phú. Chữ Hán thường được chia làm ba loại: Chữ tượng hình, chữ hình ý và chữ hình thanh. Rất nhiều người ngây ngất trong kết cấu nội bộ chữ Hán tinh xảo tươi đẹp đều cho rằng, mỗi một chữ Hán đều giống như một bài thơ xúc động lòng người, như một bức họa mỹ lệ.

Thực tế, Trung Cộng đề cập đến chữ Hán phồn thể, chữ giản thể thì cũng có tính mê lạc, dường như vốn trước đây không tốt, rất phức tạp rối rắm, bây giờ đơn giản hóa đi. Thực ra chữ Hán giản thể của Trung Cộng chính là chữ Hán biến dị. Cái gọi là chữ phồn thể, thực tế là chữ chính thể. Chữ Hán của văn hóa Trung Quốc chân chính, bao gồm trí tuệ và nội hàm văn hóa Thần truyền không gì sánh nổi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/18/380534.html

Đăng ngày 02-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share