Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-02-2019] Bà Vương Tố Lan, một phụ nữ ở thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc đã bị kết án chín năm tù giam vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị bức hại ở Trung Quốc từ năm 1999.

Bởi không được tu luyện ở trong tù, nên bà Vương đã phát triển bệnh ung thư tử cung, tăng huyết áp và bệnh tim. Sau khi phẫu thuật và hóa trị, bà Vương vẫn không được tại ngoại để điều trị y tế và chăm sóc thích hợp. Tháng 2 năm 2018, bà Vương được trả tự do sau khi đã thụ án xong.

Trước đó, bà Vương đã nhiều lần bị bắt giữ, giam cầm, tẩy não, sốc điện, bị đánh đập tàn bạo, trói vào ghế, bức thực và cấm ngủ, cũng chỉ vì bà tu luyện Pháp Luân Công. Gia đình của bà bị tổn thất tài chính to lớn vì những ca phẫu thuật của bà.

Cảnh sát tra tấn chồng để tìm nơi ở của vợ

Bà Vương từng làm việc cho một công ty dịch vụ khai thác mỏ ở khu Phong Nam. Sau khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, các vấn đề về sức khỏe của bà biến mất, trong đó có bệnh tim, bệnh dạ dày và thoát vị đĩa đệm.

Ngày 29 tháng 5 năm 2008, hàng chục cảnh sát của Đồn Côn an Tiễn Doanh Quáng đã xông vào nhà của bà Vương và lục soát. Bà Vương đã trốn thoát và không trở về nhà. Để tìm ra bà Vương, cảnh sát đã theo dõi điện thoại của gia đình, họ hàng của bà và thường xuyên sách nhiễu họ.

Trong nỗ lực bắt giữ bà Vương, cảnh sát đã liên tục gây áp lực lên chồng của bà – ông Đại Bảo An (người không tu luyện Pháp Luân Công) bằng cách đe dọa tới công việc của ông. Họ cũng chụp ảnh ông Đại. Ngày 29 tháng 7 năm 2008, cảnh sát đã bắt giữ ông Đại và tra tấn ông tại đồn công an. Họ còng tay ông Đại, tát vào mặt ông và sử dụng gậy đánh bóng chày để đánh vào chân ông trong nhiều giờ cho đến khi cây gậy bị gãy. Họ giam ông trong Trại tạm giam Khu Phong Nam 15 ngày.

Không thể tìm được bà Vương, cảnh sát đã gây sức ép để công ty nơi bà Vương công tác sa thải bà và tiếp tục sách nhiễu chồng và họ hàng của bà.

Bị bắt giữ và kết án với cáo buộc vô căn cứ

Tháng 2 năm 2009, bà Vương cùng tám học viên Pháp Luân Công khác đã tới thăm một học viên ở Nhà tù Tiền Tiến. Cảnh sát của Đồn Công an Thanh Hà ở Bắc Kinh đã theo dõi và bắt giữ tất cả các học viên. Một cảnh sát đã còng tay bà Vương và kéo tay bà ra sau cổ khi anh ta đánh và đá bà cho đến sáng hôm sau. Sau khi bà Vương khiếu nại sự tàn bạo này với một phó giám đốc, có thêm bốn cảnh sát nữa đến để ngược đãi và chụp ảnh bà. Bà Vương bị chuyển tới trại tạm giam Bắc Kinh và bị giam giữ ở đó bảy tháng, sau đó bà bị chuyển tới Trại giam khu Tuyên Vũ.

Bà Vương và các học viên khác bị đưa ra xét xử tại Tòa án Trung cấp Số 1 Bắc Kinh với cáo buộc vô căn cứ. Tháng 1 năm 2010, cả chín học viên đều bị kết án có tội. Bà Vương bị kết án chín năm trong khi các học viên khác bị kết án khoảng giữa bốn và bốn năm rưỡi.

Ngày 30 tháng 3 năm 2010, bà Vương bị đưa tới Nhà tù nữ Tỉnh Hà Bắc.

Tra tấn trong tù

Không được phép luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công ở trong tù, những bệnh cũ của bà Vương tái phát lại. Trong sáu tháng, bà Vương bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tử cung. Nhà tù đã lấy 14.000 nhân dân tệ từ chồng của bà và không thực hiện một điều trị nào cho đến một tháng sau khi các triệu chứng của bà xấu hơn. Trong một tháng gần cuối năm 2010, bà Vương đã trải qua hai lần phẫu thuật chính và bốn đợt hóa trị.

Sau đó, chính quyền nhà tù đã không cung cấp thức ăn và chăm sóc thích hợp cho bà Vương, do đó sức khỏe của bà ngày càng suy giảm. Tháng 3 năm 2012, họ đã cho bà Vương tại ngoại để điều trị y tế, nhưng Văn phòng Tư pháp Đường Sơn và các cơ quan nhà nước khác đã từ chối vì bà “không phải là tội phạm mà là một học viên Pháp Luân Công.”

Sau đó bà Vương đã được đưa tới khu hồi sức cho đến khi hết thời gian thụ án vì bà không có khả năng làm việc.

Bài viết liên quan:

Bà Vương Tố Lan bị tra tấn đến gần chết


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/8/382507.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/22/175918.html

Đăng ngày 28-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share