Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 5-2-2019] Để có thể duy trì được trạng thái tu luyện như thuở ban đầu, tôi nghĩ rằng chúng ta cần tập trung vào cách chúng ta học Pháp.

Tâm thái học Pháp của chúng ta cần giống như tâm thái khi bắt đầu tu luyện; tức là mỗi khi học Pháp thì đều giống như lần đầu tiên đọc quyển sách mới, mỗi câu mỗi chữ cần lý giải cẩn thận, không cầu tốc độ, không cầu hình thức. Chúng ta quá nhỏ bé và vô tri trước Đại Pháp. Với tâm thái kính Sư kính Pháp như vậy, Pháp lý sẽ triển hiện và cho phép chúng ta chân chính đắc được.

Sau khi học Pháp theo cách này, bây giờ tôi có thể hiểu Pháp sâu sắc hơn, và đã có thể ghi nhớ Pháp. Trước đây, trong tiềm ý thức, tôi cảm thấy bản thân mình đã có lý giải nhất định về Pháp. Do vậy, khi học Pháp tôi đã không dụng tâm, nhiều khi bị rơi vào hình thức, tư tưởng chạy lang thang và không tập trung. Tôi chỉ cầu số lượng và tốc độ, chứ không cầu lý giải Pháp. Kỳ thực, đó chính là tôi đã không trân quý Pháp, và vì vậy, các Pháp lý triển hiện cho tôi ngày càng ít đi.

Dù chúng ta tu luyện đã bao lâu, đã đạt tới tầng thứ nào, và tự cho rằng mình đã hiểu Pháp tới đâu, nhưng Pháp lý ở các tầng thứ cao hơn thì chúng ta vẫn hoàn toàn không biết. Chúng ta cần luôn bảo trì tâm thái khiêm tốn và kính trọng khi học Pháp của Sư phụ, đồng thời chân chính thực tu bản thân. Khi cơ bản đã đạt được tiêu chuẩn của tầng thứ ấy, thì chúng ta mới có thể thấy được một tầng Pháp lý cao hơn, và mới có thể từ trong Pháp chân chính đề cao lên.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/5/381898.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/17/175863.html

Đăng ngày 26-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share