Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-01-2019] Ông Tôn Tuấn ở khu Trung Sơn, thành phố Đại Liên bị đưa tới Nhà tù Số 1 Thẩm Dương vào cuối năm 2017. Ông bắt đầu tuyệt thực phản đối việc bị cầm tù và bức hại vì đức tin vào Pháp Luân Đại Pháp. Cha mẹ ông, đều đã ngoài 80 tuổi, đã 10 lần cố gắng vào thăm con trai nhưng liên tục bị từ chối. Khi họ cố gắng một lần nữa vào ngày 29 tháng 11 năm 2018, các lính canh đã đồng ý cho họ vào thăm con với điều kiện họ phải thuyết phục ông Tôn ngừng tuyệt thực.

Vợ ông Tôn, bà Trương Hà, cũng là học viên Pháp Luân Công, từng là giáo viên của Trường Tiểu học Thanh Vân ở khu Trung Sơn. Hai vợ chồng bị bắt giữ vào tháng 3 năm 2017, và mỗi người bị kết án bảy năm tù. Ông Tôn hiện đang bị giam trong Khu 4 của Nhà tù Số 1 Thẩm Dương ở Bình La. Bà Trương hiện đang bị giam trong Nhà tù nữ Tỉnh Liêu Ninh, cách Nhà tù Số 1 Thẩm Dương không xa. Trạng thái tinh thần của bà rất không tốt và chân bà xuất hiện vấn đề. Con trai bà đang du học ở Nhật Bản nhưng phải nghỉ học sau khi cha mẹ anh bị bắt giữ.

Trước khi bị đưa tới Khu 4, ông Tôn bị giam ở Khu 19, một khu giam giữ được canh phòng cao độ trong Nhà tù Số 1 Thẩm Dương. Sau khi bị tra tấn, ông Lưu đã tuyệt thực để phản đối việc bị ngược đãi. Sau đó, cảnh sát Từ Bác Văn đã xúi giục tù nhân Văn Thiết đánh tập tàn nhẫn ông Tôn và còn chụp một chiếc túi nhựa lên đầu ông Tôn khiến ông suýt ngạt thở.

2011-7-17-minghui-kuxing-demo-03--ss.jpg

Minh họa tra tấn: Tra tấn bằng cách chụp một chiếc túi nhựa lên đầu

Ông Tôn bị chuyển tới Khu 4 vào khoảng tháng 3 năm 2018, nhưng sau đó bị ngục cảnh Dương Hạo đưa trở lại Khu 19 bởi ông từ chối lao động cưỡng bức. Ông Tôn bắt đầu tuyệt thực ngay sau khi đến đó, và lần tuyệt thực này kéo dài hơn một tháng. Trong khi tuyệt thực, ông liên tục yêu cầu được gặp nhân viên của Viện Kiểm sát, người thường trực tại nhà tù để làm công việc giám sát.

Yêu cầu của ông bị từ chối. Khi ông tuyệt thực đến ngày thứ 20, một học viên khác, anh Giang Thế Lâm, chừng 25 tuổi, cùng bị giam trong Khu 19 với ông Tôn, đã đập đầu vào tường để yêu cầu các lãnh đạo nhà tù cho phép anh gặp nhân viên của viện kiểm sát. Anh Giang đã bày tỏ khiếu nại của mình với kiểm sát viên đó và nói với ông ta rằng ông Tôn cũng muốn gặp ông ta.

Khi kiểm sát viên đó gặp mặt ông Tôn, ông Tôn nói rằng ông vô tội và rằng ông bị Văn Thiết và các tù nhân khác trong Khu 19 tra tấn tàn bạo. Ông Tôn yêu cầu nộp đơn kiện Văn Thiết và hết thảy những người bức hại liên quan.

Kiểm sát viên né tránh trách nhiệm và nói với ông Tôn rằng các kiểm sát viên trú tại nhà tù này không quản các sự việc khiếu nại dạng này. Ông ta nói rằng có một bộ phận gọi là Phòng Giám sát, đã tiếp quản những vụ việc như vậy. Vị kiểm sát viên này nói rằng ông ta sẽ chuyển vụ việc của ông Tôn cho Ban Điều tra Nhà tù xử lý.

Hai ngày sau khi vị kiểm sát viên đó rời đi, Vương, trưởng Ban Điều tra Nhà tù, đến và gặp ông Tôn. Vương đưa ra vô số lý do rất không có đạo lý để biện minh cho cuộc bức hại phi pháp này. Sự việc của ông lại bị bỏ mặc.

Tuy nhiên, vì tuyệt thực, ông Tôn đã bị tra tấn bằng cực hình dẫn đến lý trí không thanh tỉnh, mà bị cưỡng bức viết “bản thú tội” và cam kết từ bỏ đức tin của mình. Ông Tôn nói rằng ông sẽ không tham gia lao động cưỡng bức nữa, một người vô tội không bao giờ nên phải làm công việc này. Viên chức của cả Khu 19 và Khu 4 đều đồng ý.

Sau khi quay trở lại Khu 4, ông Tôn ngồi gần cửa sau của nhà máy nơi các tù nhân phải lao động khổ sai. Ông luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công sau khi quay trở về phòng giam, và cũng luyện công vào mỗi buổi sáng.

Vài ngày sau, Trương Lâm, trưởng đội quản giáo Khu số 4, thấy ông Tôn đang đả tọa ở Khu 4, nên ông ta đã quát tháo ông Tôn và không cho ông ngồi xếp bằng. Ông Tôn phớt lờ ông ta. Sau đó Trương đã lôi ông Tôn tới một văn phòng phía sau nhà máy. Mọi người nghe thấy âm thanh phát ra tựa như tiếng động khi ai đó bị đập vào cửa. Một lúc sau, ông Tôn đi ra và dường như vừa bị đánh đập. Một tù nhân dìu ông vào buồng tắm và giúp ông rửa mặt.

Ông Tôn lại tuyệt thực, sau đó ông nói rằng Trương Lâm đã xịt hơi cay vào mắt ông.

Lính canh lại đưa ông Tôn về Khu 19 và cưỡng chế ông tiêm thứ gọi là dung dịch dinh dưỡng để duy trì sự sống. Họ cũng tiêm loại chất lỏng này trong lần ông Tôn tuyệt thực trước đó.

Ông Tôn tuyệt thực hơn một tháng. Cuối cùng, Trương Lâm gọi điện cho cha và con trai ông Tôn, yêu cầu họ đến và cố gắng thuyết phục ông Tôn ngừng tuyệt thực. Khi ông Tôn yêu cầu được thực hành đức tin của mình, Trương Lâm không đưa ra câu trả lời rõ ràng.

Hiện tại ông Tôn đã luyện công mỗi buổi sáng và tối ở trong buồng giam, và ngồi luyện ở phía sau nhà máy vào ban ngày.

Ông Tôn quyết tâm đệ đơn kiện Văn Thiết cùng những người khác đã từng ngược đãi ông. Ông liên tục yêu cầu Quách Lượng, trưởng Khu 4, cung cấp cho ông bút và giấy để ông có thể viết đơn. Quách đã nhiều lần né tránh và từ chối cung cấp mọi thứ mà ông Tôn yêu cầu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/28/380940.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/12/175807.html

Đăng ngày 21-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share