Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Bắc Kinh

[MINH HUỆ 09-10-2017]

Cuốn “Giải thể văn hoá đảng” viết như thế này: “Nhất ngôn nhất hành, nhất tư nhất niệm của người Trung Quốc, không thời nào khắc nào không bị thứ văn hoá đảng này thao túng, mọi người đều bị hại sâu sắc nhưng rất khó phát giác, lại càng khó vượt thoát và quy chính.” Về điểm này tôi cũng có trải nghiệm khá sâu sắc.

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1995, cả thân lẫn tâm đều được thọ ích, cơ thể mắc trọng bệnh của tôi cũng đã hồi phục, tâm tính được thăng hoa, mang đến phúc báo cho cả gia đình. Dẫu vậy, năm 1999 khi Pháp Luân Công bị bức hại, tôi lại không thể làm theo nguyên tắc Chân – Thiện – Nhẫn, đường đường chính chính giảng chân tướng cho con người thế gian. Năm 2005 tôi ra ngoài phát tài liệu chân tướng với tâm sợ hại rất nặng, bị bắt giữ phi pháp, gây tổn thất khó có thể vãn hồi suốt cuộc đời này. Sư phụ giảng:

“Nhưng chư vị biết chăng, thế nào là người xấu và người tốt? Chứa đựng trong tâm chư vị là những thứ hận, những thứ ác, thì mọi người nghĩ xem đó là sinh mệnh gì? Sẽ biểu hiện ra ở hành vi, thậm chí biểu hiện ngay trên mặt, người ta xem chư vị thảy đều là ác.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Bài học thảm khốc này khiến tôi ý thức được rằng: Bản thân tôi trường kỳ đắm mình trong văn hoá đảng, bị đầu độc rất sâu mà không tự biết. Tư duy văn hoá đảng đã ngăn trở tôi tu luyện đề cao một cách nghiêm trọng, ngăn trở tôi dùng tâm từ bi cứu độ chúng sinh.

Năm 2010 tôi lại một lần nữa hoà nhập vào chỉnh thể, học cách hướng nội tìm, đồng thời chú trọng thanh trừ nhân tố văn hoá đảng, quy chính ngôn hành của mình trong từng ý từng niệm. Đắm mình trong hồng ân Đại Pháp, tâm tính tôi đã được thăng hoa và đề cao.

1. Sư tôn để chồng tôi thức tỉnh tôi nhận thức được lối tư duy văn hoá đảng giảo hoạt trong bản thân mình

Năm 2014, tôi đang làm quản lý tại một công ty vệ sinh. Sắp đến Tết, nhìn thấy nhân viên ra ngoài làm việc thật vất vả, tôi bèn nghĩ mình sẽ dùng 200 tệ (tương đương gần 700.000 VNĐ) mua chút đồ, bày tỏ sự quan tâm với mọi người. Nhưng vừa hay sáng sớm đi làm bước chân ra khỏi cửa, tôi đã nhìn thấy trên mặt đất có một tờ 100 tệ. Tôi nhặt lên, thầm nghĩ sẽ để lên bục cửa sổ trên lối đi hành lang. Bất chợt một suy nghĩ thoáng qua: Mình lấy 100 tệ này, mình thêm 100 tệ nữa, chẳng phải là vừa đủ mua đồ cho nhân viên hay sao? Lúc này, tôi quên sạch Pháp mà Sư phụ giảng. Một tư duy giảo hoạt loé lên trong đầu tôi: Tiền này mình đâu có lấy, là dùng cho nhân viên mà. Dường như tôi còn có chút cảm giác mình rất vô tư, rất cao thượng, nên nhặt được 100 đồng này là điều đương nhiên. Tôi mua đồ về, các nhân viên vô cùng vui mừng, tâm lý tôi cũng được thoả mãn. Hôm đó tôi về nhà, tôi hớn hở kể với chồng mình chuyện này, nhưng anh ấy chỉ nhìn tôi, chẳng nói chẳng rằng.

Vài ngày sau, khi tôi lái xe ra ngoài, thì bị tắc đường ở một ngã tư nhỏ, tôi định quay đầu lại. Xe còn chưa kịp quay đầu, thì một cô gái đi xe đạp chạy như bay lướt qua chỗ tôi, ngay lập tức cô ấy ngã sõng soài lên xe tôi và để lại một vết xước. Tôi xuống xe gắt lên: “Xe bị xước rồi.” Cô ấy nói: “Để tôi xem nào, chị chờ chút.” Cô ấy sờ chân, rồi nhảy lò cò từng bước tập tễnh vào lề đường. Tôi căn bản không để ý xem cô ấy có bị sao không, vẫn nhất quyết không chịu buông tha, chẳng khác gì một người thường ích kỷ. Bên đường mọi người đứng vây quanh rất đông, cũng không biết những người này nói gì với cô ấy. Đột nhiên cô ấy quay ngoắt 180 độ, thái độ rất hằn học. Cô ấy nói rằng chân cô ấy bị thương rồi, muốn tôi đưa cô ấy vào viện, hoặc tôi phải bồi thường cho cô ấy 100 tệ, còn nói là tôi đã đâm vào cô ấy, chứ không phải cô ấy va vào tôi. Tôi thấy tình hình không dễ xử lý, bèn lập tức gọi điện cho chồng tôi cầu cứu. Anh ấy nói: “Đòi bao nhiêu thì đưa cho cô ấy bấy nhiêu là xong”, nhưng tôi không phục, và cãi nhau với chồng. Buông điện thoại xuống, tôi vẫn không chịu nhún nhường, đối phương lại càng rắn mặt hơn và uy hiếp sẽ báo cảnh sát giao thông tới giải quyết. Lúc này thì xong rồi, tôi không dám chắc vào bản thân mình, không biết liệu mình có vi phạm luật giao thông hay không.

Lúc này chồng tôi vội vàng chạy đến, lập tức xin lỗi và đưa cho cô ấy 100 tệ, và quay ra phía tôi hét lên: “Lên xe!” Ngồi trên xe tôi tự thấy mình đuối lý, nhưng vẫn tranh biện. Lần này tôi đã chọc giận anh ấy, chỉ nghe thấy anh ấy tức giận hét lên: “Nói cho cô biết! Chuyện hôm nay, nói thế nào thì cô cũng đều sai! Xét ở góc độ con người, cô lái ô tô, người ta đi xe đạp, ô tô và xe đạp đâm nhau, không cần nói gì nữa, đó là trách nhiệm của ô tô. Từ góc độ tu luyện mà nói, cô lại càng sai. Tôi nói cho cô biết, 100 tệ cô nhặt được hôm đó thì hôm nay phải trả. Cô về nhà đứng úp mặt vào tường, rồi tự kiểm điểm xem.” Những lời tát nước vào mặt này quả thực như sét đánh ngang tai, khiến đầu óc tôi như dừng hẳn lại. Bình thường tôi luôn tự cho rằng tâm lợi ích của mình khá mờ nhạt, xưa nay tôi không hề kỳ kèo chuyện tiền nong, chuyện hôm nay là thế nào nhỉ? Đây là tôi ư? Đừng nói là giờ tu luyện rồi, ngay cả khi chưa tu luyện, từ nhỏ đến lớn tôi cũng chưa từng làm việc này. 100 tệ này lại khiến tôi mất mặt tới mức này, quả thực quá ngốc nghếch!

Về tới nhà mặc dù tôi không đứng úp mặt vào tường, nhưng cũng nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân! Tôi hỏi bản thân: Mình đã tu luyện nhiều năm như vậy rồi, tu thế này là tu đến đâu đây? Hôm đó nhìn thấy 100 tệ, nếu tôi có thể coi mình là người tu luyện, không bị tư duy văn hoá đảng khống chế, thì sẽ coi như một chuyện tình cờ, coi đây là cơ hội hướng nội tìm, quy chính bản thân, chứ tuyệt đối không làm như vậy.

Tôi ngộ được rằng tư duy văn hoá đảng tôi dưỡng thành qua thời gian dài quá giảo hoạt. Tâm tham lợi, những thói xấu trong quan trường tại đại lục, lấy lý ép người, giảo hoạt, tâm mong cầu được người khác thừa nhận, tâm tranh biện, tâm không để người khác nói mình, tâm tranh đấu…, quá nhiều, quá nhiều tâm đều được bộc lộ ra một cách trần trụi. Tôi nhất định phải đào bới nó lên, phát chính niệm diệt trừ nó, trừ bỏ nó.

2. Trừ bỏ tư duy văn hoá đảng, làm một phụ nữ truyền thống dịu dàng, hiền thục

Những chuyện trên đây quả thực khiến tôi xúc động tới tận tâm can! Tôi ý thức được rằng, những năm bị cưỡng chế nhồi nhét văn hoá đảng tại đại lục, đối với một người múa dẻo hát hay như tôi, thực là bị đầu độc quá sâu. Nhiều năm công tác trong các ban ngành của tà đảng, lại càng làm trầm trọng hơn những nhân tố văn hoá đảng trong đầu óc tôi. Tôi phải tinh tấn thực tu từ trong Đại Pháp, mới có thể thoát khỏi sự trói buộc của văn hoá đảng. Tôi đọc lại các bài giảng Pháp của Sư tôn. Sư tôn giảng:

“Nữ nhân cương tiêm sính hào cường, Phù táo ngôn khắc bả gia đương” (Hồng Ngâm III – Âm Dương Phản Bối)

Dịch nghĩa:

> Nữ nhân sắc sảo thích khoe mạnh bạo, Ngôn từ xốc nổi làm chủ gia đình) (Hồng Ngâm III – Âm Dương Phản Bối)

Sư tôn còn giảng:

“Chiểu theo học thuyết âm dương, nữ tính nên là nhu, không thể cương. Nam thuộc về dương cương, nữ thuộc về âm nhu, cương nhu tương hợp cùng nhau, bảo đảm là vô cùng hài hòa.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ quốc [1997])

Tôi ngộ ra rằng: những tuyên truyền tà ác như “Phụ nữ có thể đội nửa bầu trời”, “Tự lực tự cường” là sự nhồi nhét của văn hoá đảng, là tư duy biến dị phá huỷ văn hoá truyền thống 5.000 năm của Trung Quốc. Tôi nghe đi nghe lại những bài văn hoá truyền thống tải xuống từ Minh Huệ Net, nỗ lực làm được việc ăn nói nhẹ nhàng, động tác khoan thai trong cuộc sống hàng ngày; chú trọng tu khẩu, thay đổi thói quen xấu nói năng không biết lựa lời, nỗ lực làm một người phụ nữ dịu dàng, hiền thục.

Sư tôn còn giảng: “Ôm chí lớn mà không quên tiểu tiết (Thánh giả – Tinh tấn yếu chỉ)”. Do đó tôi bắt đầu tra xét lại những việc nhỏ trong nhà, thì phát hiện ra một thói quen lâu nay tôi vẫn không thay đổi, chính là tiện đâu để đồ ở đấy, và lấp liếm bằng một cách gọi khá hay là: Dùng cho tiện. Chồng tôi nhiều lần nhắc nhở, nhưng xưa nay tôi chưa hề coi trọng điều này, khiến anh ấy rất đau đầu, thấy tôi suốt thời gian dài không chịu sửa, cũng đành bất lực.

Sau khi đọc xong “Cửu bình Đảng cộng sản” và “Giải thể văn hoá đảng”, tôi ý thức được rằng đây chính là văn hoá đảng. Trong cuốn “cửu bình văn hoá đảng” viết rằng: Giáo dục của Nho gia thời cổ đại được chia thành đại học và tiểu học. Giáo dục tiểu học trước 15 tuổi, sẽ học các nội dung như quét dọn vệ sinh, tiến thoái, tiểu tiết ứng biến (Chính là sự giáo dưỡng về các phương diện như vệ sinh, cử chỉ, lời nói). Sau đó giáo dục đại học lại nặng về tính tôn sùng đạo đức, đạo học vấn. Trong “Giải thể văn hoá đảng” có một đoạn đặc biệt nói rằng: Mọi người đều cho rằng sạch sẽ là tốt, bẩn là không tốt. Nhưng Trung Cộng lại hiệu triệu mọi người “Cuộn một thân bụi đất, mài một tay chai sạn”, “Tay thì đen, chân dính phân bò”. Người Đại Lục ngày nay không được tiếp nhận sự giáo dục của văn hoá truyền thống, nên đã coi những điều bất thường này là bình thường.

Sư tôn còn giảng: “Làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác” (Chuyển Pháp Luân).“ Tôi nghĩ: Chồng tôi đi làm cả ngày về đến nhà, mang lại cảm giác ấm áp cho anh ấy là trách nhiệm của người vợ. Hiện giờ tôi không còn để đồ bừa bãi nữa. Hàng ngày tôi đều nấu cơm canh chu đáo, dọn dẹp bếp núc sạch sẽ mới dùng bữa. Dẫu làm việc nhà tôi cũng ăn mặc chỉnh tề. Mỗi lần làm tài liệu giảng chân tướng, trước khi chồng tôi đi làm về, tôi đều thu dọn phòng ốc gọn gàng, ngăn nắp. Tôi không còn hiếu thắng, không còn lôi thôi lếch thếch như trước nữa.

Chồng tôi tận mắt chứng kiến một “Người phụ nữ mạnh mẽ của thời đại” như tôi, nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã trở thành “vợ tốt mẹ hiền”, anh ấy đã cảm nhận được sự siêu thường của Đại Pháp và triệt để minh bạch chân tướng Pháp Luân Công.

Hiện giờ tôi và chồng hàng ngày đều ở trong một môi trường sạch sẽ, thơm tho, trong bầu không khí tĩnh lặng, ấm áp, cùng nhau đọc các bài giảng Pháp của Sư tôn. Chồng tôi liễu giải chân tướng Pháp Luân Công không phải có được trong quá trình tôi nhất quyết muốn thay đổi anh ấy, ép buộc anh ấy nghe chân tướng, mà là thông qua những lần tôi hướng nội tìm, những chuyển biến xảy ra trong thực tế của bản thân. Tôi hân hoan! Hân hoan vì mình đã nghe lời Sư tôn.

3. Từ người không để người khác nói động tới mình thành một người biết xin lỗi

Tôi lại kể về quá trình tu luyện của tôi từ một người không để người khác nói động tới mình thành một người biết xin lỗi. Năm nay tôi 55 tuổi, anh chị em ruột có 6 người, tôi là út, nên từ nhỏ đã khá tuỳ tiện. Sau khi kết hôn, chồng tôi hơn tôi 4 tuổi, mọi việc cũng đều nhường nhịn tôi. Năm 1999, sau khi Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, tôi và anh ấy nói chuyện với nhau vẫn khá ăn ý. Nhưng hễ nhắc tới vấn đề Pháp Luân Công, giữa chúng tôi lại thường xảy ra tranh chấp, đôi khi còn không chịu xuống nước, mấy ngày trời không ai buồn nói với ai một lời. Lúc đó tôi không biết hướng nội tìm, thói quen không để người khác nói động tới này từ đó lại càng trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến việc tôi bị bức hại vào năm 2005. Tôi biết đây là kết quả của ma tính trong bản thân mình ngày càng bành trướng gây nên.

Một lần trong nhóm học Pháp, tôi đã nghe được trải nghiệm của một đồng tu, điều này đã gợi mở cho tôi rất nhiều. Cô ấy nói: Cách đó không lâu vì một chuyện gì đó cô ấy cãi cọ với chồng. Lúc ấy cô không giữ vững tâm tính nên đã nổi giận với chồng, chồng cô đập cửa bỏ đi. “Bang” một tiếng khiến cô ấy lập tức ý thức được rằng: Nhất định là mình có vấn đề ở đâu đó, nếu không thì anh ấy sẽ không như vậy, bèn vội vàng hướng nội tìm. Hễ tìm mới thấy quả là kỳ diệu! Rõ ràng đang nổi giận bừng bừng, cô ấy lại có thể mau chóng tĩnh lại, nhìn thấy vấn đề của bản thân mình, và còn tìm được những nhân tâm bộc lộ ra. Một lúc sau chồng cô vẫn giận sôi sục đẩy cửa bước vào. Lúc này cô ấy dùng lời lẽ nhẹ nhàng và từ bi nói với chồng: “Anh đừng giận nữa, uống chút nước trước đã.” Chồng cô ấy đột nhiên ngẩng đầu lên, tỏ vẻ bất ngờ, mãi hồi lâu mới kịp phản ứng lại, chầm chậm nói: “Ai… Được, được!” Lời nói ấm áp này của cô ấy khiến chồng cô cảm nhận sâu sắc được sức mạnh từ bi của một sinh mệnh tu luyện trong Đại Pháp. Anh ấy đã bị chấn động! Do vậy một cuộc mâu thuẫn gia đình kịch liệt đã được hoá giải.

Nghe xong trải nghiệm của đồng tu, tôi nhìn thấy mình còn quá thua kém. Sư tôn giảng:

“Rất nhiều chư Thần nói bên tai tôi rằng: ‘Rất nhiều đệ tử của Ngài là không thể nói [bảo] được, hễ nói [bảo] là ‘nổ tung’ lên, nói cũng không thể nói thì sao mà được, không thể để người khác nói thì tu thế nào; đó gọi là người tu luyện nào vậy, v.v. V.v.’” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006])

Những năm qua khi gặp mâu thuẫn với chồng, tôi không chỉ không cho anh ấy nói, mà hễ nói là nóng nảy. Hơn nữa tôi xưa nay không hề chủ động mở lời, tuyệt đối lại càng không chịu nhận sai. Tôi hạ quyết tâm nhất định phải thay đổi thói quen không để người khác nói động tới này, không chỉ vậy, tôi còn phải học được cách nói lời xin lỗi.

Tôi vừa nghĩ vậy thì cơ hội đã đến, Sư tôn quả thực đã an bài cho tôi một cơ hội đột xuất. Một hôm, tôi và chồng mình không thể chia sẻ về một vấn đề, tôi đã nổi giận và nói những lời khiến anh ấy tổn thương. Tôi ý thức được lần này quả thực là do mình lỡ lời. Nhưng muốn xin lỗi ư? Cái miệng này quả thực chẳng thể mở miệng. Làm thế nào đây? Lần này tôi nhất định không được bỏ lỡ cơ hội Sư tôn đã an bài. Tôi đang nghĩ thì những trải nghiệm của đồng tu ấy kể lại thoáng qua trong trước mắt tôi như một bộ phim. Tôi lập tức rót một ly trà, mang tới trước mặt chồng. Nhưng vì sao cái miệng này vẫn không nghe lời tôi? Sao nó lại chặt như vậy? Tôi rất giỏi nói năng mà. Không được, mình nhất định phải đột phá! Tôi nhanh chóng bước tới, đặt nước lên bàn trà thốt ra một câu: “Anh uống nước đi”. Ai da! Thật là xấu hổ, tự tôi cảm thấy lời này nói ra dường như không phải lời của tôi, quá cứng nhắc. Tôi không ngờ được rằng, dẫu việc tôi làm đến bản thân mình cũng không thấy hài lòng, nhưng không biết tự khi nào tôi đã thực sự biết xin lỗi! Là Sư phụ nhìn thấy cái tâm muốn đột phá của tôi, nên đã gia trì chính niệm cho tôi!

Từ đó về sau, khi tôi thực lòng xin lỗi thì cái miệng này cũng đã dễ bảo hơn. Tôi và chồng mình vẫn thường chia sẻ với nhau. Tôi thành khẩn cầu xin anh ấy, khi nhìn thấy em sai ở đâu thì nhất định phải nói cho em biết, khi em quên hướng nội tìm, anh nhất định phải nhắc nhở em. Bây giờ dù ai đúng ai sai, tôi đều rất tự nhiên nghĩ tới việc tìm ở bản thân mình, nhìn xem mình lại vừa động cái tâm nào không nên động. Tôi còn nói thêm một câu, chuyện này là do em làm chưa tốt, suy nghĩ chưa chu toàn. Dần dần bầu không khí trong gia đình tôi ngày càng yên bình, tư duy văn hoá đảng dưỡng thành suốt thời gian dài đã bị giải thể. Tâm tranh đấu, tâm không để người khác nói động đến, hễ nói là nóng nảy… cũng đều đã được cải biến. Cùng với việc học Pháp sâu sắc hơn, tôi ngộ ra rằng, chỉ khi tĩnh tâm lắng nghe đề xuất của người khác, mới có thể ngộ được Pháp lý, mới có thể khiến tâm tính thăng hoa, đề cao.

Trải nghiệm tu luyện suốt 22 năm khiến tôi tin tưởng chắc rằng: Dẫu dân chúng đại lục bị văn hoá đảng đầu độc, tâm hồn, tư duy và hành vi của con người đã biến dị sâu sắc; rất nhiều phương diện như xã hội, gia đình, giáo dục, công tác, mối quan hệ giữa người với người đã rời xa khỏi trạng thái bình thường của nhân loại; trực tiếp uy hiếp tới mọi mặt trong cuộc sống của con người, nhưng khi đắm mình trong hồng ân của Đại Pháp, tất cả những nhân tố bất chính đều bị giải thể, nhân tâm nhất định cũng sẽ được quy chính trong khi tu luyện Đại Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/10/9/349668.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/11/18/166442.html

Đăng ngày 17-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share