Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan

[MINH HUỆ 7-1-2019] Trong suốt quá trình tu luyện, tôi luôn đặc biệt chú ý đến tâm tật đố. Gần đây, tôi cảm thấy tâm tật đố của mình vẫn khá mạnh và biểu hiện chủ yếu dưới hình thức coi thường người khác. Tôi không muốn tương tác với những người mà tôi xem thường, đặc biệt là đồng tu. Mặc dù ở Đài Loan có nhiều học viên, nhưng tôi luôn cảm thấy xa cách với họ, như thể tôi đang độc tu.

Tôi nhận ra rằng mình xem thường các học viên khác vì tôi chấp trước vào nhận thức Pháp của mình. Ví dụ, tôi cho rằng các học viên không nên lãng phí thời gian vào những hoạt động mà tôi cảm thấy là vô nghĩa, như đi du lịch, ca hát và khiêu vũ. Tôi cũng cho rằng các học viên không nên sống một cuộc sống xa hoa và thậm chí ăn đồ ăn ngon cũng là không đúng. Tôi cảm thấy khó chịu mỗi khi nhìn thấy các học viên khác làm những việc này, và tôi bắt đầu bực bội với họ.

Bây giờ, tôi nhận ra rằng sự bực tức này bắt nguồn từ tâm tật đố của tôi. Tôi xem nhận thức Pháp của mình là chân lý và thậm chí còn cao hơn bản thân Đại Pháp. Đó là điểm bắt đầu của những gì Sư phụ đã giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân:

“Tự tâm sinh ma”

Sư phụ cũng dạy:

“Tại các tầng khác nhau Phật Pháp có các hiển hiện khác nhau; nhưng [tầng] càng cao [thì] càng tiếp cận chân lý, [tầng] càng thấp thì càng viễn ly với chân lý. Vậy nên một số tăng nhân khai công khai ngộ tại tầng thấp rồi, họ dùng hiển tượng trong vũ trụ mà họ thấy tại tầng của bản thân mình, tình huống mà [họ] hiểu được và [Pháp] lý mà [họ] ngộ được, để giải thích những lời mà Thích Ca Mâu Ni đã từng giảng.” (Bài giảng thứ baChuyển Pháp Luân)

Chấp trước của tăng nhân đối với nhận thức về Phật Pháp của bản thân họ đã dẫn tới sự biến mất của Phật giáo ở Ấn Độ. Tôi đã sử dụng nhận thức Pháp của mình để phán xét các học viên khác, và xem thường những người không thể đạt đến tiêu chuẩn của tôi. Những suy nghĩ đó là tiêu cực và khác xa với tiêu chuẩn mà chúng ta muốn đạt tới: Chân-Thiện-Nhẫn.

Tâm lý hiển thị ẩn sau tâm lý coi thường các học viên khác của tôi. Tôi cảm thấy mình đã sống khổ cực trong khi một số học viên khác lại có vẻ sống hưởng thụ như vậy.

Gần đây trong khi học Pháp, đột nhiên tôi có một trải nghiệm. Lúc đó, tôi cảm thấy Đại Pháp thật vĩ đại, trang nghiêm, thần thánh, bao dung hết thảy vạn sự vạn vật trong vũ trụ. Tôi cũng nhận ra rằng nhận thức Pháp của mình thật nhỏ bé. Dù tương lai viên mãn, nhận thức của tôi cũng chỉ bao hàm một phần rất nhỏ của Đại Pháp. Có quá nhiều Pháp lý ở tầng cao hơn mà tôi chưa ngộ được.

Tôi nhận ra rằng điều tâm tật đố sợ nhất chính là lương thiện và từ bi. Khi tâm của chúng ta chứa đầy thiện niệm và luôn nghĩ cho người khác, thì những tư tưởng tật đố và bất hảo sẽ không còn chỗ cho chúng tồn tại, chúng sẽ biến mất. Khi tâm chúng ta tràn đầy từ bi, chúng ta có thể giải thể an bài của cựu thế lực, bước đi tốt trên con đường tu luyện của chúng ta, và cứu độ chúng sinh.

Trên đây là những thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, nếu có điểm nào không đúng, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/7/380047.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/3/175099.html

Đăng ngày 12-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share