Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 24-12-2018] Vài ngày trước, một đồng tu lớn tuổi đã tới tìm tôi, bảo tôi giúp dì ấy chỉnh lý tài liệu trong máy MP3, trong lúc này, dì ấy chia sẻ với tôi một số can nhiễu mà dì ấy gặp phải trong thời gian gần đây.

Dì ấy bước vào tu luyện Pháp Luân Công trước năm 1999 và từng bị bắt, giam giữ trong trại cải tạo lao động, bị cầm tù sau khi Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại năm 1999.

Gần đây, chính quyền địa phương đã cắt tiền lương của dì ấy với lý do là vì dì ấy đã nộp đơn kiện Giang Trạch Dân.

Dì ấy đã vô cùng hoang mang, bởi bản thân không hiểu rõ pháp luật, không biết phải làm thế nào để dùng pháp luật bảo vệ quyền lợi của mình. Hơn nữa, dì ấy còn nghĩ là mình có vấn đề về tâm tính còn chưa giải quyết được và không có chính niệm đầy đủ. Dì ấy không nghĩ rằng kết quả sẽ khả quan, kể cả khi đã nộp đơn kiện theo đúng trình tự pháp lý. Mặc dù đã hướng nội và phát chính niệm, dì ấy vẫn bị bức hại, nên bản thân không biết cần làm gì cho phải.

Bức hại có thể tránh được

Kỳ thực, tình huống na ná như của vị đồng tu này thường thấy ở khắp Trung Quốc. Cho đến hiện tại, gần như địa khu nào cũng có các học viên Pháp Luân Công lâu năm đang bị bức hại trường kỳ hoặc can nhiễu đủ mọi phương diện từ kinh tế, thân thể, đến pháp lý,…

Mỗi khi nghe thấy tin tức dạng này, tôi thấy rất đau lòng, cũng như lo lắng và cảm thấy bất lực. Theo tôi thấy, thì tuyệt đại bộ phận bức hại (can nhiễu) là có thể tránh được. Bức hại xảy ra là vì tự thân chúng ta có nhận thức chưa đầy đủ về thực tu.

Ở đây, tôi muốn nói một chút về nhận thức của mình, hy vọng đối với các đồng tu đang bị bức hại (can nhiễu) có thể khởi tác dụng trợ giúp đôi chút.

Kỳ thực, là đệ tử Đại Pháp tu luyện được một thời gian dài, mà bạn nói rằng họ đối với tu luyện nhận thức không đầy đủ cũng không hoàn toàn chính xác, vì họ biết một người tu luyện nên làm gì, họ đều biết là cần phải học Pháp, phát chính niệm và giảng chân tướng về cuộc bức hại. Nhưng tình huống thực tế thì xác thực là không ít đồng tu trường kỳ bị bức hại (can nhiễu), hoặc liên tục bị bức hại (can nhiễu) hết lần này đến lần khác, trong đó có rất nhiều người được các học viên khác cho là rất rất tinh tấn.

Tại thời kỳ đầu của cuộc bức hại năm 1999, tôi từng bị bắt giam phi pháp, khi bị giam giữ tôi gặp một tình huống, một nữ học viên cũng bị giam trong trại đó, cô ấy có thể đọc thuộc lòng toàn bộ cuốn sách Chuyển Pháp Luân, thậm chí có thể đọc ngược từ dưới lên, nhưng không bao lâu sau lại bị tà ngộ, mà còn biểu hiện ra vô cùng tà ác, bắt tay với cảnh sát bức hại học viên. Sau đó tôi lại gặp một nam đồng tu, cũng có thể thuộc lòng Chuyển Pháp Luân, nhưng lại nhanh chóng bị chuyển hóa mà từ bỏ tu luyện.

Lúc đó tôi thấy rất khó hiểu, vì tôi cho rằng những học viên có thể thuộc Chuyển Pháp Luân khẳng định là phải tu được rất tốt, nhưng tình huống thực tế phát sinh lại không giống như cách hiểu đó của tôi. Có những học viên không thể thuộc Chuyển Pháp Luân nhưng rất kiên định.

Học pháp không dụng tâm

Vì sao lại thế? Tôi suy nghĩ về vấn đề này một thời gian dài. Sau này, thuận theo việc không ngừng học Pháp, nhất là đọc các bài giảng Pháp của Sư phụ ở các nơi, tôi đã dần dần tìm ra được đáp án, thấy rằng kỳ thực tuyệt đại đa số đồng tu bị bức hại (can nhiễu) có tồn tại một vấn đề chung— chính là học Pháp không dụng tâm.

Nói đến đây, nhiều học viên có thể không đồng ý, bởi tất cả chúng ta đều tuân theo yêu cầu của Sư phụ về việc học Pháp, mỗi ngày học vào thời gian hoặc số trang đã định, hoặc là ban ngày học Pháp nhóm, buổi tối lại tự bản thân học Pháp. Từ số lượng mà xét, thì học được thực sự không ít. Nhưng, vấn đề là: “Bạn có đồng hóa với Pháp khi học Pháp không?”

Tôi đã tham gia nhiều nhóm học Pháp và để ý quan sát trạng thái học Pháp của một số học viên, phổ biến là đọc to, trôi chảy, vì đã đọc quá nhiều lần, nên rất quen miệng, ý tứ bề mặt mỗi câu dường như đều biết, nhưng lại không tận sức dụng tâm lĩnh ngộ nội hàm bên trong mỗi câu Pháp. Hơn nữa, nhiều người chỉ chú trọng đọc sao cho chính xác, lưu loát và được nhiều, mà không có mấy người chân chính quan tâm xem mình học Pháp dụng tâm ở mức nào, có nhập tâm hay không.

Tôi từng đem vấn đề này trao đổi với một vài đồng tu và họ cũng xác nhận đúng là như thế. Đây là một vấn đề nghiêm trọng. Khi học Pháp mà không nhập tâm, thì bạn có thể thấy được nội hàm của Pháp không? Nếu không ngộ được nội hàm của Pháp, thì bạn không đồng hóa được với Pháp, vậy thì mỗi ngày học Pháp liệu có thể cho bạn được bao nhiêu cải biến?

Chú ý tới chất lượng chứ không phải số lượng

Nếu một người không thể thực sự đồng hóa với Pháp, hoặc học Pháp mà đắc được rất ít Pháp, thì chính niệm của họ sẽ rất ít, không đầy đủ, tư tưởng và quan niệm người thường của họ nhiều, và khi gặp vấn đề, tự nhiên họ sẽ dùng nhân tâm mà suy xét, tâm tính đề cao rất chậm, uy lực khi phát chính niệm và giảng chân tướng theo đó sẽ rất nhỏ,… Thời gian dài thì phương diện tâm tính sẽ xuất hiện sơ hở to lớn, và cựu thế lực chính là lợi dụng sơ hở này mà tiến hành bức hại hoặc can nhiễu.

Bởi chính niệm không đầy đủ, phát chính niệm uy lực không đầy đủ, tâm tính đề cao cũng chậm thì Pháp thân của Sư phụ và các chính Thần có muốn giúp cũng không thể được. Kết quả là học viên đó trường kỳ bị can nhiễu (bức hại), hoặc lúc ấy, vấn đề tựa như đã giải quyết xong, nhưng qua một đoạn thời gian, lại bị bức hại (can nhiễu), hình thành tuần hoàn ác tính, từ đó mà mang đến rất nhiều ảnh hưởng phụ diện.

Tại phương diện này, bản thân tôi cũng có một chút thể hội thiết thực. Khi học các bài giảng Pháp của Sư phụ ở các nơi, tôi phát hiện Sư phụ đã nhấn mạnh rằng học viên là phải học Pháp cho tốt, vấn đề này trong quá trình giảng Pháp được Sư phụ nhắc đến nhiều nhất. Khi tôi nhận ra tầm quan trọng của việc học Pháp, tôi tự đặt ra một tiêu chuẩn cho bản thân: mỗi ngày phải đảm bảo học Pháp hai tiếng, chỉ chú ý vào chất lượng, không phải số lượng.

Nếu như học một câu Pháp không nhập tâm, tôi sẽ không đọc câu kế tiếp. Thông qua thực tiễn 10 năm học Pháp như vậy, từ cá nhân tôi thì thấy, hiệu quả không tệ. Những năm này tôi không gặp phải bức hại (can nhiễu) gì lớn. Có hai lần học viên có liên hệ mật thiết với tôi bị bức hại, nhưng tôi không hề bị ảnh hưởng gì. Tôi cũng không bị can nhiễu khi nộp đơn kiện Giang Trạch Dân.

Những năm gần đây có nhiều bài viết đăng trên trang Minh Huệ nói về việc những học viên trường kỳ bị bức hại, cuối cùng đều là thông qua cải biến phương thức và thái độ học Pháp, chú trọng dụng tâm học Pháp hoặc học thuộc Pháp, rất nhanh giải thể bức hại (can nhiễu), hiện tại những bài chia sẻ dạng này thường có thể đọc thấy.

Kỳ thực, cựu thế lực không hề mạnh và không thể trụ vững trước sự chân chính của Đại Pháp. Đại Pháp vô sở bất năng. Chỉ có là tự thân chúng ta đối với Đại Pháp và tu luyện nhận thức không đầy đủ, không có chân chính dụng tâm học Pháp, mới bị cựu thế lực dùi vào sơ hở.

Sư phụ giảng:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (“Bài trừ can nhiễu”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Cuối cùng, thông qua góc chia sẻ này trên Minh Huệ Net, tôi muốn khuyên các đồng tu trường kỳ trong ma nạn, rằng cần nhận rõ ra đại lậu học Pháp mà không đắc Pháp này, nhanh chóng giải quyết vấn đề học Pháp phải nhập tâm này, khi học Pháp cần đặt nhiều công phu, sẽ mau chóng tẩu xuất ma nạn.

Trên đây là một chút nhận thức và cảm ngộ của cá nhân về tu luyện, có chỗ nào không đúng, kính mong đồng tu thông cảm và chỉ ra.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/24/377904.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/1/11/174590.html

Đăng ngày 10-02-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share