Bài viết của học viên Pháp Luân Công

[MINH HUỆ 19-1-2019] Ngày 23 tháng 1 năm 2001, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn. Tờ Tân Hoa Xã lập tức đưa tin về vụ việc này.

Bảy ngày sau, chương trình Tiêu điểm của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) bắt đầu phát sóng vụ dàn dựng này trong chiến dịch bôi nhọ Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Theo Tiêu điểm, các phóng viên truyền hình đã quay cận cảnh vụ tự thiêu này. Cuối chương trình Tiêu điểm về vụ tự thiêu còn có đoạn chú thích như sau: “Sau vụ tự thiêu, phóng viên Tiêu điểm đã đến hiện trường và trực tiếp thu thập thông tin.”

42f8b3dc3015727f002b110560f24c42.jpg

Phần chú thích của chương trình Tiêu điểm về vụ tự thiêu

Toàn bộ vụ việc chỉ xảy ra trong 7 phút. Các phóng viên Tiêu điểm đã ở hiện trường vài phút trước khi xe cứu thương đến. Trong các cảnh quay của Tiêu điểm, ngoài các cảnh quay cận ngang tầm mắt và cảnh quay cận từ trên xuống, một số hình ảnh được quay từ khoảng cách xa.

Các cảnh quay từ xa hẳn là lấy từ các video giám sát trên Quảng trường Thiên An Môn. Góc phải dưới của hình ảnh còn có dòng chữ: “Camera 71, ngày 23 tháng 1 năm 2001” và thời gian tính bằng phút và giây. Điều này cung cấp manh mối để xác định các phóng viên CCTV có được thông báo trước hay không.

Các phóng viên CCTV có thời gian để đến hiện trường không?

Vào lúc 2h41 chiều, Vương Tiến Đông bốc cháy, ngọn lửa bị dập tắt trong vòng chưa đầy một phút. Anh ta được khiêng vào một xe cảnh sát và đưa đến một trung tâm cứu thương. Sau cảnh quay Vương Tiến Đông thì đến bốn người khác bốc cháy vào lúc 2h47 chiều. Vào lúc 2h48, ba xe cứu thương đến.

Chúng ta hãy xem cách xử lý Vương Tiến Đông, chỉ kéo dài tổng cộng sáu phút. Trong phút đầu tiên, ngọn lửa bốc cháy và đã bị dập tắt. Đến phút thứ sáu, anh ta được đưa ra xe cảnh sát. Ở đó vẫn chưa có xe cứu thương, vậy mà các phóng viên CCTV và nhiếp ảnh gia đã có mặt ở hiện trường. Các phóng viên CCTV chỉ mất bốn phút để đến đó.

Cảnh sát liên lạc với phóng viên CCTV vào lúc nào? Không thể là trong phút đầu tiên vì mọi người đang phải dập tắt ngọn lửa. Thậm chí nếu họ được thông báo ngay đi nữa thì nhóm phóng viên cũng không thể đến kịp vì họ còn phải đi qua điểm kiểm soát của Quảng trường Thiên An Môn, nơi được kiểm soát chặt chẽ vào đêm giao thừa, lại còn đang mang theo máy quay và các thiết bị nữa.

Những hình ảnh được ghi lại bằng video giám sát chỉ cho thấy hai xe cảnh sát gần hiện trường. Nhóm phóng viên hẳn phải để xe của họ ở bên ngoài Quảng trường Thiên An Môn và chạy ít nhất 50 mét để đến hiện trường. Khi đến nơi, họ còn cần xác định xem đã xảy ra chuyện gì, ai là người cần phỏng vấn và chuẩn bị máy quay để quay phim. Họ không thể thực hiện toàn bộ những việc này trong vòng bốn phút được.

Ở Trung Quốc, chụp ảnh ở những nơi “nhạy cảm” hay những sự kiện không được cấp phép không phải là dễ. Ghi hình cận cảnh càng không được nếu chưa có sự chấp thuận trước.

Nếu các cảnh quay video là do nhóm phóng viên quay trực tiếp thì lời giải thích duy nhất là họ đã chờ sẵn ở gần vị trí xảy ra vụ tự thiêu. Nói cách khác, các phóng viên đã biết trước về vụ việc và phối hợp với cảnh sát để đưa tin.

Lý Ngọc Cường là trưởng nhóm phóng viên CCTV. Một báo cáo có tựa đề “Phóng viên CCTV Lý Ngọc Cường thừa nhận một phần của cảnh quay “vụ tự thiêu” là được dàn dựng” đăng trên trang Minh Huệ vào ngày 14 tháng 5 năm 2003. “Vào đầu năm 2002, Lý Ngọc Cường đã đến một trung tâm tẩy não tên là ‘Trung tâm Giáo dục và Đào tạo Pháp luật cho thủ phủ tỉnh Hà Bắc’ để phỏng vấn Vương Bác. Trong chuyến thăm này, cô đã có cuộc ‘trò chuyện’ với các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ phi pháp tại đây.”

“Các học viên hỏi cô về bản chất đáng ngờ của chương trình CCTV về cảnh ‘tự thiêu’. Họ nói đến chứng cứ như trường hợp Vương Tiến Đông, người thì bị bỏng nặng mà chai nhựa Sprite chứa đầy xăng nằm giữa hai chân của anh ta vẫn nguyên vẹn.”

“Trước chứng cớ và phân tích này, Lý Ngọc Cường không có lựa chọn nào khác ngoài việc thú nhận rằng họ đã đặt chai Sprite giữa hai chân của Vương Tiến Đông sau khi anh ta đã bị cháy, và cảnh đó đã được dàn dựng. Cô cố gắng biện minh rằng cảnh đó được dàn dựng để chứng minh với khán giả rằng các học viên Pháp Luân Công thực hiện vụ ‘tự thiêu’. Cô thậm chí còn thừa nhận rằng họ đã biết có người sẽ nghi ngờ tính chân thực của nó khi quay cảnh đó.”

469547a3360f1d1a1fdc45275988cd03.jpg

Phóng viên CCTV Lý Ngọc Cường phỏng vấn Vương Bác

addf307121f56d6797a75fffb5d1cfe7.jpg

Phóng viên CCTV Lý Ngọc Cường

Các phóng viên phương Tây có quay video cận cảnh không?

Sau khi chương trình Tiêu điểm được phát sóng và những cảnh quay cận bị nghi ngờ, CCTV và Tân Hoa Xã không đưa ra lời giải thích nào. Chương trình Tin tức Tối Dương Châu đưa tin rằng video cận cảnh này là do các phóng viên CNN trên Quảng trường Thiên An Môn quay. Tuy nhiên, giám đốc mới của CNN, ông Eason Jordan, lại phủ nhận việc này và nói rằng phóng viên CNN đã bị bắt giữ ngay sau vụ việc.

25121ca914f48219ccd909b88ff6df45.jpg

Vào ngày 9 tháng 2 năm 2001, Thời báo Washington đưa tin CNN phủ nhận những hình ảnh cận cảnh phát trong chương trình Tiêu điểm là do họ cung cấp

Những cảnh tương tác với cảnh sát trong các cảnh quay cận của vụ tự thiêu trong chương trình Tiêu điểm cho thấy đó không phải do nhà báo nước ngoài ghi hình. Khi chụp hình Vương, cảnh sát từ từ đập đập tấm chăn chữa cháy tới lui sau lưng anh ta. Vì Vương đang ngồi trên đất nên nhiếp ảnh gia phải quỳ xuống mới quay được cận cảnh những hình ảnh này.

Lưu Tư Ảnh đang nằm trên đất, gọi mẹ. Vì quay cận cảnh từ trên xuống thì các nhân viên y tế phải đứng lùi lại một bước. Sau khi đoạn video này được quay xong, có mấy người đặt Tư Ảnh lên một cái cáng. Toàn bộ chuỗi sự việc này chỉ xảy ra trong vài phút. Rõ ràng là, cảnh sát và nhân viên y tế hợp tác với phóng viên và những cảnh cận đó không thể được quay bởi phóng viên nước ngoài.

9b39a82bec7cc56c1b94d01ece653325.jpg

Đoạn video quay Vương Tiến Đông trên Tiêu điểm

7cf4c4c4c877da1dc15fbb63736b1507.jpg

Đoạn video việc Lưu Xuân Linh bị đánh trên Tiêu điểm

2b79ba66338fa6039128f6ba9ee380a9.jpg

Video Lưu Tứ Ảnh gọi mẹ trên Tiêu điểm

Nhóm phóng viên Tiêu điểm có được thông báo trước hay không?

Rõ ràng là, nhóm Tiêu điểm đã được thông báo trước và cảnh sát hợp tác với họ. Tại hiện trường, cảnh sát mặc thường phục đánh Lưu Xuân Linh đến chết để tạo ra bi kịch nhằm kích động sự phẫn nộ. Toàn bộ vụ việc diễn ra ở nơi nhạy cảm nhất của Trung Quốc, Quảng trường Thiên An Môn. Tất cả những điều này cho thấy đó là âm mưu được lên kế hoạch ở cấp cao nhất.

Theo tin tức của Tiêu điểm về cái gọi là vụ tự thiêu: “Chương trình này có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại Pháp Luân Công, tạo ra một tình huống mới, khai màn cho những nỗ lực tuyên truyền chống lại Pháp Luân Công, và đặt nền móng cho nỗ lực chống lại Pháp Luân Công sau này. Phong cách của chương trình này được lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ được đánh giá cao.”

Lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ bấy giờ là Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư, đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999. Ông ta đã lên kế hoạch tiêu diệt Pháp Luân Công trong vòng ba tháng.

Ai là đạo diễn đằng sau vụ tự thiêu được dàn dựng này? Những người giữ vai trò chủ chốt là Giang, La Cán (lúc đó là thư ký của Ủy ban Chính trị và Pháp lý của ĐCSTQ), và Phòng 610 (một tổ chức phi pháp chịu trách nhiệm đàn áp Pháp Luân Công.

Lý Đông Sinh, phó giám đốc của CCTV, cũng là phó giám đốc Phòng 610. Lý là một trong những người đầu tiên đi theo sự chỉ đạo của Giang trong việc bức hại Pháp Luân Công.

Sau nhiều năm bức hại liên tục và tàn khốc, Pháp Luân Công không hề bị tiêu diệt. Cho đến nay, hàng nghìn học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp tục giảng chân tướng, thỉnh nguyện chữ ký đòi công lý và giương biểu ngữ trên Quảng trường Thiên An Môn. Người dân thì càng ngày càng mệt mỏi với tuyên truyền chính trị của ĐCSTQ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/1/19/380577.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/1/23/174735.html

Đăng ngày 27-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share