Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp Kim Ngọc tại tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 19-11-2018] Tôi là một cán bộ cơ quan nhà nước, năm 1996 bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi xin chia sẻ thể hội gần đây đã ngộ và thực hiện được khi học Pháp luyện công.

Thứ nhất, đừng chú trọng bề ngoài, hãy âm thầm thực tu

Tính cách của tôi là một người thẳng thắn, làm gì cũng đều thích tranh đấu hiếu thắng, thích hiển thị bản thân, cho nên bước vào tu luyện Đại Pháp rồi, cũng có thể thể hiện ra, thích làm nhiều việc hoàng tráng oanh liệt bề ngoài, làm việc gì cũng muốn để người khác biết, chứng tỏ bản thân, thích nghe người khác khen ngợi mình tài giỏi như thế nào, có năng lực ra sao, khi thảo luận với các đồng tu, đều muốn nhấn mạnh rằng bản thân mình ngộ đúng, do đó phủ nhận người khác, chấp trước vào tự ngã.

Bề ngoài khiến người khác cảm thấy tôi rất tinh tấn, nhưng sau đó thông qua tĩnh tâm học Pháp và đối chiếu, trạng thái tu luyện này của tôi không ở trong Pháp, tu luyện rất trống rỗng, dù đã làm rất nhiều việc, cứ cảm thấy như người ngoài cuộc, đang vì người khác mà làm, không vững chắc, không thực tu. Sư phụ giảng:

“Thực ra có rất nhiều đệ tử Đại Pháp bình thường khác, lặng lẽ âm thầm nhưng tu luyện rất tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003)

Do đó, tôi không còn giống như trước đây, tôi ngộ được rằng làm một người tu luyện chân chính, nên như là một đại gia đình, trên có lớn, dưới có nhỏ, và bạn là thành viên chính của gia đình này, những người khác trong gia đình có thể làm điều gì thì sẽ làm điều đó. Mà bạn là vai chính, nên quan sát trong nhà chỗ nào không hoàn thiện còn cần phải bổ sung, lẳng lặng làm nó cho tốt; và cố gắng hết sức không được thể hiện cho người khác thấy, biểu hiện cho người khác thấy cũng không có ý nghĩa gì; bởi vì bạn là nhân vật chính trong gia đình, bạn làm điều đó cho chính mình, kỳ thực lúc đó bạn cũng không có cái tâm đó.

Quay trở lại nhìn vào việc tu luyện Đại Pháp của chúng ta, cũng nên là như vậy, chúng ta đều là lạp tử của Đại Pháp, đều là nhân vật chính trong đó, bạn làm một chút gì đó đều là bạn nên làm, đều là vì bạn mà làm, bạn nói xem có còn điều gì muốn biểu hiện nữa không? Cho nên chúng ta cũng nên giống đại gia đình đó mà đóng vai chính như thế. Nhìn thấy trong chỉnh thể còn có chỗ nào chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, chính là âm thầm đi bổ sung.

Vì vậy, sau khi ngộ ra, tôi đã thay đổi từ tư duy, không còn chuyên chọn cách làm bề mặt thể hiện bản thân nữa, chính là những việc trên bề mặt cần phối hợp đi làm, cũng không có cái tâm hiển thị đó nữa. Về sau tôi thấy máy in laser của mỗi điểm tài liệu trong khu vực, kỹ thuật khâu tháo hộp mực và đổ mực in khá yếu, đại đa số đồng tu đều không thông thạo, hộp mực cứ có vấn đề, tài liệu in ấn ra hiệu quả cũng không tốt, rất nhiều hộp mực chỉ dùng có mấy lần là xuất hiện vấn đề. Thực chất vấn đề ấy không quá lớn, do không biết cách sửa chữa, hỏng rồi bỏ sang một bên không dùng nữa, tài liệu cần nhưng phải đợi, đành phải mua một cái trống mới, điều này tạo thành lãng phí tài nguyên Đại Pháp. Tâm tôi khởi một niệm, tôi muốn học cách tháo lắp trống và đổ mực, bổ sung khâu còn yếu này.

Tôi lên mạng tìm kiếm các video hướng dẫn tháo gỡ hộp mực và học thật kỹ càng; nắm vững những điểm cần chú ý trong tất cả các khía cạnh của việc tháo lắp, và mua các công cụ tương ứng, đồng hồ đo dầu, bông thấm, cồn v.v.. Tất cả đều được chuẩn bị sẵn sàng, chỉ chờ hoạt động.

Kỳ thực, làm bất kể chuyện gì đều không hề dễ dàng, trong quá trình này đều đang tu tâm tính của bạn. Lúc mới bắt đầu, kỹ thuật không thông thạo lắm, thường là mất một thời gian rất dài làm quen với hộp mực; mực đen dính khắp người, chỗ nào cũng có, đặc biệt là ở mũi, mắt cũng dính đen; trong tâm nghĩ rằng không ai muốn làm việc như thế này cả?! Một công việc khó khăn, và lại quá bẩn. Đôi khi cũng có suy nghĩ không muốn làm. Nghĩ lại, tu luyện có thể nào không có khó khăn không? Không thể biết việc khó lại lùi, nửa chừng bỏ cuộc, cần phải kiên định đi tiếp, phải loại bỏ những niệm đầu bất hảo.

Thời gian lâu sau, việc tháo gỡ nhiều lên, tôi thành thạo hơn, cũng có kinh nghiệm, nên hiện giờ tháo ráp các loại hộp mực đều rất thuận lợi. Khi chúng tôi đến nông thôn giao lưu với các đồng tu, phát hiện khá nhiều địa phương có quá nhiều hộp mực có vấn đề và để đó không dùng; đều là vì không biết sửa chữa mà bỏ sang một bên, trong đó có nơi có đến 20, 30 cái như thế, tôi đã đem những hộp mực này về nhà. Thông qua kiểm tra và thử nghiệm, phần nhiều đều là vấn đề nhỏ, có hộp mực vẫn còn mới, sửa chữa phục hồi xong, đại đa số đều vẫn có thể sử dụng.

Không chỉ biết tháo lắp và đổ mực, tôi còn hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến việc in ấn kém chất lượng là từ đâu; nó cũng giống như bác sỹ trị bệnh, đầu tiên chẩn đoán bệnh gì, rồi mới đúng bệnh kê thuốc; hộp mực cũng giống như thế, căn cứ tình hình in ấn, xem xét vấn đề lõi trống, còn có vấn đề lau chùi, và nhiều vấn đề khác, thay đổi các bộ phận tốt; bằng không thì công sức sẽ bỏ ra rất nhiều mà hiệu quả thu được chẳng là bao.

Trong khi làm việc, cũng thường đẩy ra những tâm không tốt; như có lần, một nữ đồng tu không thạo cách đổ mực lắm, nghe nói tôi khá thành thạo; đặc biệt tìm tôi đến nhà cô ấy đổ mực, tôi làm sạch sẽ rồi rời đi, cô ấy nói tôi làm rất tốt, cho nên hôm nay mời tôi đến. Nghe xong, tôi khởi tâm hoan hỷ, kết quả là cựu thế lực đã dùi vào sơ hở. Sau khi thêm mực xong, quên đậy nắp lại, rồi xuống đất, hộp mực tràn ra, làm cho toàn bộ mực vừa mới châm vào đều vung vãi xuống sàn, chỗ nào cũng dính mực. Lúc này, trong tâm tôi thật sự có dư vị nào đó, còn muốn nói vài câu, không ngờ tính một đằng ra một nẻo; tôi vừa nhanh chóng dọn dẹp mực in, vừa hướng nội tìm, và đã tìm được, chính là tâm thích nghe lời khen ngợi, là tâm hoan hỷ đã khởi lên. Đồng tu ấy cũng tìm ra được tâm chấp trước của mình, cô ấy thích sạch sẽ, cô sợ người khác với kỹ thuật không tốt sẽ làm bẩn nhà, cho nên mới tìm tôi. Cả hai chúng tôi đều có nhân tâm, kết quả đã bị cựu thế lực dùi vào sơ hở, chịu nhận can nhiễu, tính già hóa non.

Đôi khi tôi còn sinh tâm oán giận, ví dụ như có một đồng tu, vừa mới đổ mực cho anh ấy xong, đồng thời dặn dò những điều cần lưu ý khi sử dụng, kết quả là không được đến mấy ngày, anh đem nó lại, tôi liền khởi tâm oán giận, thái độ rất cứng nhắc chỉ trích người khác: “Tôi đã nói với anh là phải chú ý, anh thế nào mà không nghe sao?” Tôi không quan tâm người khác trong tâm chịu được hay không chịu được, khiến nhiều đồng tu đều không dám tìm tôi; lúc đó tôi không nghĩ đến dùng Pháp cân nhắc một chút; là vì tôi bình thường tính khí không tốt, thích trách móc người khác. Lúc này xuất hiện sự việc của anh ấy là cần bỏ đi cái tâm này của tôi; vậy mà tôi không biết nắm chắc cơ hội, tâm tính không được đề cao; kỳ thực các đồng tu đều có khả năng, với việc sửa hộp mực thì hơi kém hơn một chút, còn tại những hạng mục khác làm rất tốt, đều có nhiều người có điểm mạnh và điểm sáng riêng của mình, chỉ là tôi ở phương diện này mạnh hơn một chút. Kỹ năng này của tôi cũng là thông qua Sư phụ gia trì ban cho, tại các phương diện khác, tôi cũng không bằng người khác, cho nên không vì bất kỳ lý do gì mà chỉ trích người khác cả. Sau khi nhận thức được điều này, về sau lại gặp tình huống như vậy, tôi đã thay đổi, đã đề cao, và các bạn đồng tu lại đến gặp tôi.

Thứ hai, tu luyện chủ động tích cực, đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ

Ở địa phương chúng tôi, tôi tham gia nhiều hạng mục, ví dụ như làm tài liệu, mua vật liệu tiêu hao, còn có các việc khác; nhưng tôi nhận thức được làm một người tu luyện nên có tính tích cực chủ động, yêu cầu bản thân luôn luôn tinh tấn, không thể bị người khác lôi kéo hay tác động, không thể làm hài lòng tất cả, bản thân cần cố gắng hết sức kiêm nhiều nhiệm vụ.

Gần đây, phát hiện trong khu vực chúng tôi máy in màu tài liệu xảy ra vấn đề, đều có kỹ thuật viên ở phương diện này sửa chữa kịp thời; nhưng nhiều máy in laser bị hỏng, và thiếu nhân viên bảo trì; hầu hết đều được chuyển đi xa đến thành phố, cách quận hơn 100 km để sửa chữa phục hồi. Khi quay về cần một khoảng thời gian dài, đã làm chậm trễ việc làm tài liệu; cũng làm tăng phí vận chuyển và phí sửa chữa (vì để người thường sửa); thông thường đều cần thay thế trống mực in màu, trục dẫn giấy v.v.. Việc thay thế trống mực và tháo gỡ máy cũng rất phức tạp, lo rằng tháo ra rồi lắp đặt lại không đạt. Tôi nghĩ rằng các đệ tử Đại Pháp thật siêu thường, chỉ cần tâm bạn phù hợp, nhất định có thể được, vì vậy tôi muốn học kỹ thuật này.

Với suy nghĩ này, Sư phụ sẽ giúp tôi, hiện tại có hai máy in hai mặt 2055 cần sửa chữa; điều phối viên tìm đến tôi, muốn tôi lái xe chuyển máy đến thành phố để sửa chữa, và kỹ thuật viên tại điểm bảo trì trong thành phố nói: “Các bạn đặt máy ở lại rồi về đi, đợi sửa mấy ngày sau thì quay lại lấy.” Tôi muốn thấy anh ấy sửa trực tiếp, và học một số kỹ thuật, nên liền nói: “Anh thợ à, chúng tôi vẫn đang đợi sử dụng gấp, anh có thể sửa nó trước rồi chúng tôi mang nó về dùng không!” Anh nói được. Sau khi kiểm tra một hồi, anh ấy nói: Trống mực in màu bị hỏng rồi, cần phải thay thế, sau đó việc tháo gỡ máy in bắt đầu, tôi liền đưa cho anh ấy dụng cụ sửa chữa, cứ như thế tôi ở bên cạnh theo dõi từng bước anh ấy tháo máy in. Kỹ thuật viên này rất thành thạo, chỉ vài ba bước đã tháo gỡ cả khối máy móc thành tám phần, tôi nhìn mà cháng váng, hoa hết cả mắt, trong tâm trí chẳng qua chỉ lưu lại chút hình ảnh, sau khi lắp lại, thử nghiệm thì quả nhiên máy in đã chạy tốt.

Vài ngày sau khi tôi trở về, có một cái máy hư giống như vậy cần sửa, vẫn đem đến thành phố, hay tôi nên bắt đầu sửa đây? Tôi trong lòng thấp thỏm không yên; dẫu sao tôi cũng là người 60 tuổi rồi, trí nhớ không tốt, không dám tháo rời ra, lo rằng tháo rồi lắp ráp lại không đúng, lúc này tôi nghĩ đến pháp lý “Nan Nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành” (Chuyển Pháp Luân). Cuối cùng, chính niệm đã thắng những suy nghĩ người thường, tôi quyết định tháo; mỗi khi tháo một bước, tôi liền dùng điện thoại chụp lại, phòng khi lắp vào mà quên ở công đoạn nào thì còn tham khảo, cứ như thế mà tháo hết ra, và lắp hết lại; xong kiểm tra, thì máy báo kẹt giấy và không in được. Tôi nghĩ phải chăng có bước nào cài đặt không đúng, đã tháo gỡ nhiều lần như thế này rồi, đều là không được. Sau đó, tôi đem nó đến tiệm sửa máy vi tính địa phương để sửa cũng không sao sửa được, có thể làm thế nào đây? Các đồng tu vẫn đang đợi sử dụng. Đồng tu thấy tôi không sửa được, cũng phàn nàn tôi: “Bạn nói rằng bạn có thể sửa, làm thế nào mà nó trở nên như vậy? Tốt hơn là đem nó đến thành phố sửa đi.” Tôi cũng tự trách bản thân mình, nếu không có mũi khoan kim cương đó, thì cũng không ôm đồm công việc làm gốm sứ, ý tứ là như thế; cái máy cũng vì thế mà để đó không dùng trong nhà tôi.

Về sau, có một cái máy giống vậy cũng có vấn đề, đồng tu đến tìm tôi và nói: “Bạn đem bộ phận của hai máy ghép lại, có thể sửa một cái tính một cái, sau đó chuyển đến thành phố sửa, cũng không thể được nữa, thì bạn đã cố gắng hết sức rồi; ngày hôm đó tôi không nên trách bạn, không nên đối xử với bạn như thế, bạn làm cũng không dễ dàng gì, cũng là vì hết thảy điều này, bạn đừng để nó trong tâm.“ Tôi không nói gì, tôi cũng có nhân tâm, tâm khẩn trương muốn làm ngay và truy cầu thành công, kết quả là dục tốc bất đạt. Tôi nghĩ tôi không làm nữa, cái máy tạm thời không hoạt động, phải loại bỏ nhân tâm và khởi chính niệm, không được bị những khó khăn trước mắt này cản lối, và rồi, tôi chuẩn bị tháo máy. Để phòng hờ tôi quên các chi tiết khi tháo ráp, tôi tìm một đồng tu cẩn thận hơn tôi, giúp tôi nhớ. Kết quả là sau khi tháo rời và lắp lại, tôi phát hiện một ốc vít lớn hơn không được lắp đặt. Đây chính là vấn đề.

Sau khi lắp ráp hoàn tất và kiểm tra, hai chiếc máy đều được khôi phục bình thường; lúc đó tâm tình vô cùng xúc động, nước mắt tuôn rơi; cảm nhận rõ ràng được là Sư phụ đang giúp chúng tôi. Đồng thời ngộ ra rằng người tu luyện chúng ta bất luận là tại thời gian nào, làm gì, đều không thể khởi bất cứ tâm nào; tâm lý ổn định trong Pháp rồi, con đường dường như bị chặn được mở ra; cho dù bị can nhiễu một chút, nhưng thông qua hướng nội tìm, lại thấy rất nhiều cái tâm, cần loại bỏ nó đi; ở một khía cạnh khác, khi tháo ráp nhiều lần, thì từ đó mà trình độ thông thạo kỹ thuật cũng tăng lên.

Sư phụ giảng:

“Nhất là những năm bức hại trở đi, trong những việc chứng thực Pháp mà chư vị làm, bất kể gặp sự việc cụ thể như thế nào, tôi từng bảo chư vị rằng, đó đều là việc tốt; vì chư vị tu luyện rồi mới xuất hiện [nó]. Bất kể chư vị nhận phải ma nạn lớn đến mấy, thống khổ lớn đến đâu, thì đều là việc tốt; vì chư vị tu luyện rồi mới xuất hiện [nó].” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008)

Thứ ba, trong tâm ôm giữ chúng sinh, làm tròn thệ ước

Tôi ngộ được rằng làm một người tu luyện Đại Pháp trong vũ trụ, tấm lòng phải rộng lớn, vị trí đứng phải cao, đệ tử Đại Pháp đến thế gian cùng với người thường là không giống nhau; phải đột phá những điều được mất cá nhân, hoặc chỉ vì sức khỏe bản thân mà tu luyện. Mặc dù cũng đang luyện công, cũng đang làm những việc Đại Pháp, nhưng không nghĩ đến chúng sinh được đắc cứu, không nghĩ đến hoàn thành thệ nguyện của bản thân, đối với bản thân không có yêu cầu cao, nói thẳng ra chỉ là vì chữa bệnh khỏe người, chính là không xứng đáng làm đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp.

Vậy thệ ước mà mỗi đệ tử Đại Pháp từng ký với Sư phụ là gì? Tôi ngộ rằng mặc dù bạn không biết cụ thể; trên thực tế bạn căn cứ vào trình độ văn hóa của bạn, tuổi tác lớn nhỏ, hoàn cảnh gia đình, có kỹ năng gì, đặc điểm sinh mệnh v.v.. Bạn có thể phán đoán được, căn cứ vào những điều kiện nhân tố này, trong tu luyện của chúng ta, chỉ cần bạn chính niệm mạnh mẽ, bạn liền có thể làm được. Bạn nỗ lực đi làm, như thế bạn đang làm tròn thệ ước rồi, nhưng vì tâm sợ hãi, tâm lười biếng, thiếu tinh tấn v.v.. điều này có thể tạo thành bạn làm như không làm, con đường nên đi lại không đi, chúng sinh nên được cứu lại không cứu; đây chính là không làm tròn thệ ước của bạn.

Cho nên mỗi người chúng ta đều phải đối chiếu lại bản thân mình, phải chăng tiềm lực của bạn không được khai thác, hoàn cảnh các phương diện của mỗi người là khác nhau; có người cảm thấy rằng tôi so với các đồng tu khác cũng đã làm rất nhiều việc, không thể so sánh với đồng tu khác; bởi vì thệ nguyện của mỗi người khác nhau, cho nên trách nhiệm gánh vác cũng khác nhau; Đại Pháp ban cho bạn tất cả, cũng là để bạn nên phải đảm đương nhiều hơn, phải đối chiếu với các nhân tố của bản thân. Cho nên tôi ý thức được rằng làm một đệ tử Đại Pháp, phải nghiêm túc đối đãi tu luyện tự thân, đi tốt con đường tu luyện cuối cùng, hoàn thành thệ ước của chính mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/19/377286.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/28/173783.html

Đăng ngày 21-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share