Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-11-2018] Ngày 22 tháng 11 năm 2018, một học viên Pháp Luân Công 59 tuổi ở thành phố Đại Khánh tỉnh Hắc Long Giang đã bị đưa ra tòa lần thứ hai. Luật sư biện hộ đã bảo vệ quyền được tập Pháp Luân Công theo Hiến pháp và yêu cầu trả tự do cho thân chủ của mình.

Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cả tâm lẫn thân, bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Ông Từ Bân bị bắt vào ngày 28 tháng 2 năm 2018 cùng với vợ và một học viên khác, và bị giam tại Đồn Công an Trường Phong. Vợ ông và học viên kia được trả tự do sau đó một tháng, còn lệnh bắt giữ ông Từ đã được phê chuẩn.

Công tố viên Đinh Ninh và Hàn Tuyết Đông đã thẩm tra hồ sơ của ông Từ vào ngày 12 tháng 6, trước khi thực hiện bản cáo trạng chính thức. Hồ sơ của ông Từ được gửi đến Tòa án Quận Nhượng Hồ Lộ vào ngày 28 tháng 6. Phiên xử đầu tiên của ông Từ là ngày 9 tháng 8.

Trong phiên xử lần hai vào ngày 22 tháng 11, ông Từ đã chỉ ra rằng, ngày thẩm tra trong bản cáo trạng không phải là ngày thực hiện cuộc thẩm tra thực tế. Công tố viên Đinh đã phủ nhận sự chênh lệch về thời gian và cáo buộc ông Từ là người ký và điền ngày trong hồ sơ thẩm tra. Công tố viên đã làm ra một bộ hồ sơ có chữ ký, mà chữ ký lại của một người khác. Sau đó, ông ta lại thừa nhận rằng ông Từ chưa bao giờ ký vào hồ sơ này.

Ông Từ cũng làm chứng tố cáo các viên chức công an tham gia bắt giữ đã vi phạm trình tự tố tụng. Ông nói công an đã không khám xét xe ô tô của ông vào ngày ông bị bắt, nhưng sau đó lại khám xe tại phòng công an. Thêm nữa, lệnh khám mới được làm trong lúc khám xét nhà ông và không có băng hình ghi lại việc khám nhà hay danh sách tài sản bị tịch thu.

Công tố viên đã trích dẫn ba thời hạn lao động cưỡng bức trước đó của ông Từ để cáo buộc ông Từ đã tái phạm, từ đó đề xuất bản án nặng hơn.

Tuy nhiên hai luật sư của ông Từ đã bác bỏ cáo buộc của công tố viên Đinh và đưa ra ba lý do:

Thứ nhất, ông Từ bị đưa đến trại lao động mà không qua thủ tục tố tụng nào. Ông không được kháng cáo hay nộp đơn yêu cầu xem lại hồ sơ của ông.

Thứ hai, chính phủ đã bãi bỏ hệ thống trại lao động, do đó không thể dùng nó làm chứng cứ khả thi trong hồ sơ này.

Cuối cùng, hệ thống trại lao động “không còn tồn tại” đã vi phạm luật xử phạt hành chính, do đó ba thời hạn lao động cưỡng bức của ông Từ trước đây không thể được dùng làm chứng cứ phạm tội.

Luật sư còn chỉ ra không có điều luật nào ở Trung Quốc quy kết Pháp Luân Công là phạm pháp. Vì thế, việc công tố viên buộc tội ông Từ vi phạm Điều 300 bộ luật hình sự là sai vì điều luật này quy định người sử dụng tổ chức tà giáo chống người thực thi pháp luật có thể bị truy tố đến mức tối đa.

Hai luật sư còn đưa ra hai thông báo của Bộ Công an Trung Quốc công bố vào năm 2000 và năm 2005 với tiêu đề “Thông tư của Bộ Công an liên quan đến việc nhận diện và cấm các tổ chức tà giáo” (Thông tư số 39 [năm 2000] và Thông tư số 39[năm 2005] ). Hai thông tư này đã liệt kê tổng cộng 14 tổ chức tà giáo nhưng không hề có tên Pháp Luân Công.

Công tố viên Đinh cáo buộc việc ông Từ sở hữu sách Pháp Luân Công là phạm pháp và đưa ra bằng chứng là ông đã vi phạm luật. Luật sư đã phản bác và chỉ ra rằng Cục Quản lý Báo chí và Xuất bản Trung Quốc đã bãi bỏ lệnh cấm xuất bản sách Pháp Luân Công vào năm 2011. Vì thế, bất cứ ai sở hữu sách Pháp Luân Công đều là hoàn toàn hợp pháp.

Danh sách cá nhân, tổ chức tham gia bức hại:

  • Lý Thần Dũng, thẩm phán chủ tọa Tòa án Quận Nhượng Hồ Lộ: +86-133-59596120
  • Nguỵ Văn Bân, phó tòa, Tòa án Quận Nhượng Hồ Lộ: +86-459-5997575, +86-133-59596118
  • Chu Xích Hồng, Đội trưởng Đội Điều tra và Giám sát thuộc Viện Kiểm sát Quận Nhượng Hồ Lộ: +86-459-5974401, +86-133-59590355

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng xem thêm bản tiếng Hán.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/29/377807.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/11/173586.html

Đăng ngày 05-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share