Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Nam Úc

[MINH HUỆ 19-12-18] Thu Hoạch Nhân Thể (Human Harvest), một bộ phim tài liệu đoạt giải, phơi bày tội ác thu hoạch nội tạng sống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào các học viên Pháp Luân Công, đã được trình chiếu tại Nhà hát Iris ở Adelaide, Nam Úc vào tối ngày 6 tháng 12 năm 2018 vừa qua. Khán giả đã tích cực tham gia thảo luận với khách mời về việc làm sao để chấm dứt tội ác chống lại nhân loại này lại và ngăn không để nó thâm nhập được vào Úc.

6cc140d539adb0bf4c4301a0ca309861.jpg

Bộ phim tài liệu Thu Hoạch Nhân Thể phơi bày tội ác thu hoạch nội tạng sống quy mô lớncủa ĐCSTQ nhắm vào các học viên Pháp Luân Công

Human Harvest (Thu Hoạch Nhân Thể), bộ phim giành giải thưởng Peabody danh giá, kể về quá trình hai ứng cử viên giải Nobel Hòa bình là David Matas và David Kilgour điều tra độc lập về nạn thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công và tình trạng buôn bán nội tạng bất hợp của nước này. Bộ phim ghi lại các cuộc phỏng vấn với những bệnh nhân từng được cấy ghép tạng ở Trung Quốc, một người vợ cũ của một bác sỹ phẫu thuật ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù ở Trung Quốc, và một cảnh sát vũ trang đã chứng kiến tội ác thu hoạch nội tạng này suốt mười năm qua, và những người khác.

Ông Damian Wyld – phó thị trưởng thành phố Tea Tree Gully, cô Anastasia Lin – Hoa hậu Thế giới Canada 2015 và Ông John Tiêu – Tổng Giám đốc Thời báo Epoch Times ở Melbourne đã trả lời các câu hỏi của khán giả sau buổi trình chiếu.

Úc cần lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa

Phó thị trưởng Damian Wyld cho rằng, Úc cần lên tiếng mạnh mẽ hơn và có nhiều hành động hơn nữa để chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. Ông cho biết: “Việc đối thoại trực tiếp vô cùng quan trọng. Đã 12 năm trôi qua kể từ khi người Úc biết đến vấn đề về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng và ngành cấy ghép bất hợp pháp này [của Trung Quốc].”

Vài ngày trước buổi trình chiếu, Nghị sỹ Kenvin Andrews, chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Ủy ban Thường trực về Ngoại giao, Quốc phòng và Thương mại, đã đệ trình một báo cáo về nạn buôn bán nội tạng người và ngành du lịch ghép tạng lên Nghị viện. Ông Wyld nói, việc thông tin tới nhiều người hơn nữa và tiếp tục nâng cao nhận thức về vấn nạn này trên toàn thế giới có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Ông John Tiêu nói về việc Thời báo The Epoch Times đưa tin sát sao về vấn đề này và xã hội Úc đã thay đổi quan điểm từ hoài nghi sang quan ngại sâu sắc như thế nào.

Cô Anastasia Lin kể lại việc cô bị từ chối nhập cảnh vào Trung Quốc để tham dự vòng chung kết Hoa hậu Thế giới chỉ vì công khai chỉ trích những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ và cha của cô cảnh sát ở Trung Quốc đe dọa ra sao.

Cô Lin cho biết: “Tôi được khích lệ nhiều nhất nhờ câu chuyện về một học viên Pháp Luân Công tên là Tôn Nghị. Ông đã bị giam cầm trong Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia ở tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc. Ông không đầu hàng trước cuộc bức hại mà đã gửi 22 lá thư cầu cứu qua các sản phẩm được sản xuất bằng lao động nô lệ của trại. Một trong những lá thư đó được giấu trong một món đồ trang trí Halloween, và được một phụ nữ người Mỹ phát hiện. Bà đã công bố bức thư trên các phương tiện truyền thông xã hội, sau đó, nó nhận được sự chú ý trên toàn cầu. Ông ấy đã làm rất nhiều để nói cho thế giới biết về những gì đang xảy ra [ở Trung Quốc], dù ông đang trong tình cảnh vô vàn khó khăn. Chẳng có lý do gì khiến tôi phải im lặng cả. Sự kiên cường và trí huệ của ông Tôn Nghị luôn là nguồn động viên cho tôi, và đã đưa tôi tới đây ngày hôm nay.”

Chúng ta có trách nhiệm nói cho nhiều người hơn nữa biết về những tội ác của ĐCSTQ

Một khán giả có tên là Wilson cho biết, ông nghĩ rằng, cuộc đàn áp của ĐCSTQ thật là phi lý và tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm nói với mọi người những gì đang xảy ra và hãy cùng hành động để chấm dứt nó.

e8873ac00e345cc7099756167cd6ee21.jpg

Ông Wilson (bên Trái) và cô Amy đã hiểu sâu sắc hơn về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của ĐCSTQ qua bộ phim tài liệu

Cô Amy, một khán giả khác, cho biết, văn hóa Trung Hoa năm nghìn năm thật đẹp và đáng ngưỡng mộ, nhưng thật đau lòng khi nó bị ĐCSTQ phá hoại chỉ trong vài năm ngắn ngủi.

Rất nhiều khán giả nói, họ rất mừng khi thấy có nhiều người can đảm đến vậy bước ra để nói lên tiếng nói của mình. Họ không những hiểu thấu bản chất của ĐCSTQ mà còn cảm thấy có động lực và hy vọng qua bộ phim tài liệu cũng như phiên thảo luận này.

Tập trung vào sự thâm nhập của ĐCSTQ

Ngài Tammy Franks, ủy viên của Hội đồng Lập pháp Nam Úc, đã mời cô Anastasia đến dùng trà vào buổi chiều tại Tòa nhà Nghị viện hôm 6 tháng 12. Ngài Tammy Franks cho biết: “Vấn đề về nhân quyền, tự do ngôn luận, và tính minh bạch đều vô cùng quan trọng. Tôi rất quan tâm đến những vấn đề này. Tôi mong muốn có nền dân chủ thực sự và chân lý trong nền dân chủ đó. Nghị viện đã đàm luận về vấn nạn [thu hoạch nội tạng] này và đã tiến hành làm những gì chúng tôi có thể ở cấp tiểu bang trong vài năm trở lại đây.”

Nhiều nghị viên khác của Hội đồng Lập pháp cũng đến trò chuyện với cô Lin và bày tỏ quan ngại về nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ cũng như sự thâm nhập của nó vào Úc.

a2581f5f4e49f3725499a75014aa566f.jpg

(Từ trái qua phải) các thành viên của Hội đồng Lập pháp Hon. Mark Parnell, Hon. Andrew McLachlan, Hon. Michelle Lensink, cô Anastasia Lin, ngài Tammy Franks, và ngài Clare Scriven trong buổi tiệc trà chiều tại Tòa nhà Nghị viện

Đài phát thanh 5EBI (tần số 103.1 FM) đã phỏng vấn cô Anastasia Lin về hành trình bảo vệ nhân quyền của cô trong hai ngày này.

Bà Lisa Braun, ủy viên hội đồng thành phố Salisbury, đã gặp Anastasia và cho rằng sự tàn bạo của ĐCSTQ là không thể chấp nhận và sự thâm nhập của nó vào Úc thật đáng báo động.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/19/378653.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/29/173801.html

Đăng ngày 01-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share