Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-11-2018] Tôi phát hiện thấy có rất nhiều học viên, bao gồm cả tôi, đều có vấn đề tương tự nhau: Ở phương diện tiền tài lớn chúng ta có thể thản nhiên buông bỏ, nhưng lại vẫn đi truy cầu chút lợi ích nhỏ nhặt. Mỗi khi đi chợ mua rau hay thịt và được người bán hàng bớt cho thì tôi đều nói: “Ồ không cần đâu,” nhưng tôi luôn cảm thấy vui. Tôi tự hỏi tại sao mình không thể buông bỏ được trạng thái tâm lý này? Tôi càng chấp trước vào những lợi ích nhỏ nhoi thì những tình huống này lại càng xảy ra thường xuyên.

Có lần chuyện xảy ra, tôi cảm thấy không thoải mái, nhưng khi đó liền có một ý nghĩ loé lên trong đầu tôi: “Nếu bạn thực sự có thể vui vẻ khi cho đi thay vì nhận được, thì bạn sẽ có thể thoát khỏi chấp trước này.”

Sau đó tôi hiểu ngay lý do tại sao mình không thể buông bỏ được chấp trước vào chút lợi nhỏ nhặt này trong thời gian dài. Đó là vì tôi đang bám vào phản lý dựa trên sự vị tư của người thường. Chỉ khi thay đổi được chấp trước vào sự vị tư từ căn bản, tôi mới có thể dễ dàng buông bỏ được chấp trước này. Kể từ đó tôi không còn bị động tâm vì chút lợi ích nhỏ nhặt nữa.

Ngạc nhiên trước lời mình nói

Gần đây tôi có chia sẻ với một học viên, vị này hiện đang chịu trách nhiệm lo một số vấn đề người thường với một cơ quan chính phủ. Tôi nói: “Bà có thể nhân cơ hội này để giảng chân tướng cho họ.” Bà ấy nói mình không thể làm được vì tâm tính không đủ. Tôi đáp: “Bà có thể làm được. Đầu tiên, bà phải tin rằng mình có thể làm được. Sau đó bà có thể tìm ra các chấp trước đang ngăn cản bà và bỏ nó đi.”

Tôi đã ngạc nhiên trước những lời mình vừa nói. Những lời đó không phải do tôi nói. Tôi nhận ra rằng Sư phụ đã dùng miệng mình để truyền đạt. Mục đích là để tôi và bà ấy hiểu được vấn đề căn bản là chúng tôi đã không thể nhận định tình huống dựa trên chính Pháp lý. Chính niệm nên là: “Mình là một đệ tử Đại Pháp, nếu mình có thể dùng chính niệm để hành xử, thì mình có thể làm được!”

Loại bỏ tâm tật đố, oán hận và báo thù

Có vẻ như có rất nhiều học viên gặp những vấn đề này. Tôi là một trong số đó. Đôi khi trong lúc đang ngồi đả toạ, tôi nghĩ: “Tại sao những học viên đó lại gặp những vấn đề lớn như vậy? Những học viên đó sẽ sớm gặp rắc rối thôi!” Đôi khi tôi thậm chí còn nghĩ: “Tốt nhất là để họ gặp vấn đề! Để xem họ có thay đổi hay không…”

Tôi biết đây là những niệm bất chính, và cố gắng loại bỏ những chủng tư tưởng đó nhưng chúng cứ không ngừng nổi lên. Sau một khoảng thời gian đắm chìm trong những chủng tư tưởng đó, tôi bất chợt nhận ra mình đã sai và cảm thấy vô cùng hối tiếc. Nhưng không lâu sau tôi sẽ lại nghĩ theo cách đó. Nó khiến tôi cảm thấy rất lo lắng và có vẻ như tôi không thể buông bỏ nó được.

Sau khi nhận ra vấn đề của một đồng tu, tôi đã không nảy sinh tâm phán xét nữa. Thay vào đó tôi nghĩ về việc cả hai chúng tôi đều vinh dự được trở thành những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sau đó trong đầu tôi hình thành ý nghĩ muốn giúp anh ấy.

Tôi đã thành thật và thiện ý nói với anh ấy rằng: “Anh có sơ hở ở chỗ này, hãy nhanh chóng bỏ nó đi đi. Tôi sẽ giúp anh phát chính niệm và hỗ trợ anh!” Sau đó, tôi cảm thấy cơ thể mình chìm đắm trong một trường ấm áp và yên bình. Tôi nhận ra mình đã nghĩ vấn đề dựa trên chính Pháp lý.

Kể từ đó, bất cứ khi nào những niệm loạn bát nháo xuất hiện, tôi luôn dùng chính niệm để đối chiếu: “Vậy chính niệm của mình nên là gì?” Khi đối chiếu, tôi thấy những tư tưởng xấu đó thật dơ bẩn. Bằng cách đó, tôi dễ dàng thoát khỏi tâm đố kỵ, oán hận và muốn báo thù.

Viết bài chia sẻ

Trước đây, tôi rất háo hức khi thấy các bài chia sẻ của mình được đăng trên Minh Huệ, nghĩ rằng mình sẽ có được uy đức và đề cao nhanh chóng. Ngược lại khi chúng không được đăng thì tôi vô cùng thất vọng. Nếu chuyện này xảy ra vài lần tôi sẽ không còn hứng thú để viết bài nữa.

Bây giờ mục đích của tôi là được chia sẻ vô điều kiện với các đồng tu về các Pháp lý mà tôi đã ngộ được trong lúc trải qua khổ nạn. Ngay cả khi các bài chia sẻ của mình không được đăng, tôi cũng không thất vọng và vẫn tiếp tục viết bài chia sẻ vì việc này giúp ban biên tập Minh Huệ có thể có thêm lựa chọn. Hiện tôi hài lòng với bất kỳ lựa chọn nào của ban biên tập Minh Huệ, vì họ phải chọn những bài viết hữu ích nhất cho việc đề cao của chỉnh thể các học viên.

Sư phụ giảng:

“Các đệ tử Đại Pháp đối với việc chư vị đang tu luyện tại thế gian người thường, chư vị đều có một nhận thức minh xác [dựa] trên Pháp Lý, tức là không chấp trước vào ‘được–mất’ của người thường, kể cả các sự tình mà chư vị [gặp] trong chứng thực Pháp, cũng không nên quá giữ mãi ý kiến của mình đề xuất, cứng nhắc rằng ‘tôi phải làm thế này thế kia’, rằng thế chư vị mới có thể kiến lập uy đức trong vũ trụ; không phải như vậy. Chư vị có một phương pháp tốt, có một ý tưởng xuất hiện, chư vị có trách nhiệm với Pháp, có dùng ý kiến của chư vị hay không, có dùng phương pháp của chư vị hay không cũng không quan trọng. Nếu như cách làm của người khác cũng đạt được hiệu quả tương đồng, thì chư vị không chấp trước vào bản thân, mà trái lại, chư vị đồng ý với người kia; bất kể là chư vị có đề xuất cách làm của chư vị hay không, chư Thần đều có thể thấy: ‘ông thấy không, người kia không có tâm chấp trước, họ có thể độ [lượng], khoan dung lớn như thế’. Chư Thần thấy gì?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002)

“Chư Thần không phải là vì thấy phương pháp của chư vị phát huy tác dụng rồi mới đề cao tầng cho chư vị, mà là thấy nhận thức về vấn đề này của chư vị được đề cao rồi mới đề cao tầng cho chư vị. Đó chính là Pháp Lý chân chính {Chính Pháp Lý}. Nói rằng ‘tôi đã có công lao nhiều ngần này thì tôi phải thế này thế kia’, ấy là đối với người thường thì là như vậy, đối với Pháp Lý của vũ trụ thì tại một số đặc điểm nhất định, tại một số hoàn cảnh đặc thù nhất định thì có thể xét đến phương diện này, nhưng đề cao chân chính ấy là ‘xả bỏ’, chứ không phải là ‘đắc được’.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc năm 2002)

Bây giờ tôi ngộ được rằng chỉ khi buông bỏ tự ngã, chúng ta mới có thể thấy được sự triển hiện của Pháp. Không phải là do chúng ta có uy đức lớn, mà chính là uy đức vĩ đại của Pháp triển hiện ra trên thân chúng ta.

Giảng rõ chân tướng

Trước đây mỗi ngày tôi đều đi ra ngoài để giảng rõ chân tướng vì Sư phụ yêu cầu chúng ta làm như vậy. Và động lực để tôi vượt qua các khảo nghiệm là cứu độ chúng sinh trong thể hệ vũ trụ của mình. Tôi từng tin rằng quan điểm của mình là không ích kỷ vì những nỗ lực này của tôi không phải là để được viên mãn cá nhân, nhưng bây giờ tôi biết đó vẫn là ích kỷ – ích kỷ trên phạm vi rộng hơn. Tôi đã không nhớ rằng việc giảng rõ chân tướng cũng là để cứu độ chúng sinh trong vũ trụ của người đang lắng nghe tôi. Đó là lý do tại sao tôi cảm thấy mệt mỏi và áp lực trong suốt quá trình làm.

Sau khi chính lại suy nghĩ của mình, giờ tôi đã thấy tâm nguyện giảng rõ chân tướng xuất phát từ tận đáy lòng mình. Bây giờ tôi đang cố gắng hết sức để giúp mọi người minh bạch chân tướng và họ hạnh phúc hơn khi lắng nghe tôi vì họ có thể cảm nhận được sự quan tâm thực sự của tôi dành cho họ.

Sư phụ giảng:

“Trong thiên thể tại cao tầng, các thế giới và sinh mệnh của các Đại Giác là được sản sinh từ trong chính Pháp lý hoặc từ tu luyện trong chính Pháp lý mà viên mãn. Hết thảy những thứ của họ đều phù hợp với chính Pháp lý.” (Đại Pháp viên dungTinh Tấn Yếu Chỉ II)

“Đứng tại tầng, từ góc độ, trong cảnh giới tư tưởng của người thường, [thì] lý giải không được những điều chân chính [trong ấy].” (Chuyển Pháp Luân)

Bây giờ khi đối diện với các khảo nghiệm, tôi dùng chính Pháp lý để đo lường tư tưởng và có thể dễ dàng tìm ra những suy nghĩ xấu và bỏ chúng đi. Tôi cảm thấy tu luyện dễ dàng hơn trước, và hiểu sâu sắc hơn những lời giảng của Sư phụ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/11/376981.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/19/173682.html

Đăng ngày 30-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share